Ngày 19/10, đêm diễn thứ hai của Anh trai Say Hi đã thu hút khoảng 15.000 khán giả tại Khu đô thị Vạn Phúc, cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội. Sự kiện này không chỉ để lại dấu ấn với những màn trình diễn ấn tượng và kỹ thuật sân khấu đỉnh cao, mà còn là một hiện tượng văn hóa. Dựa trên dữ liệu từ Social Listening, hãy cùng phân tích sâu hơn về sức hút của đêm diễn này giữa làn sóng tranh cãi đối lập.

Concert Anh trai Say Hi

Sức hút đỉnh cao đến từ đâu?

Với hơn 920.000 lượt đề cập và 12 triệu lượt tương tác trên các nền tảng mạng xã hội, đêm diễn đã thành công về mặt truyền thông và sức ảnh hưởng đến cộng đồng. Yếu tố chính tạo nên sức hút của đêm diễn thứ hai chính từ hiệu ứng sân khấu hoành tráng và các màn trình diễn mãn nhãn chiếm 29,52% lượng đề cập.

Concert Anh trai Say Hi đêm 2 mang đến những màn trình diễn bùng nổ với danh sách các tiết mục đã khuấy đảo trong đêm 1 cộng thêm những tiết mục lần đầu trình diễn trên sân khấu, đáp ứng sự mong đợi của fan. Không thể không kể đến visual đỉnh cao của các anh trai kết hợp vũ đạo điêu luyện, khả năng trình diễn rap, hát đầy tài năng và những màn giao lưu cũng fan. Tất cả đã để lại ấn tượng khó quên cho khán giả tham dự và cộng đồng MXH theo dõi diễn biến chương trình.

Trải nghiệm mà concert “Anh Trai Say Hi” đêm thứ hai mang lại cho khán giả không chỉ là âm nhạc và hiệu ứng sân khấu mà là một sự kết nối chặt chẽ, gần gũi với nghệ sĩ. Từ phần trình diễn hoành tráng, sự tương tác trực tiếp đến khoảnh khắc cảm xúc với thần tượng, đêm diễn đã trở thành một kỷ niệm đáng nhớ với người hâm mộ. Đây là minh chứng cho thấy sức mạnh của một concert thành công không chỉ đến từ sự đầu tư về mặt vật chất mà còn từ khả năng tạo dựng cảm xúc và kết nối văn hóa giữa nghệ sĩ và khán giả. Lượng đề cập về trải nghiệm của khán giả đứng top 2 các chủ đề thảo luận đạt 25,15%

Đêm concert thứ hai của Anh trai Say Hi được đánh giá là thành công và vượt trội hơn đêm đầu tiên nhờ khắc phục những điểm yếu và nâng cao trải nghiệm cho khán giả. Sự đầu tư vào kỹ thuật, các phần tương tác và khoảnh khắc cảm xúc đã giúp đêm diễn trở thành một dấu ấn đáng nhớ, mang đến những cảm xúc mạnh mẽ cho người hâm mộ và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Lượng đề cập so sánh giữa 2 đêm chiếm 12,52% với chỉ số cảm xúc đạt 85%.

Làn sóng tranh cãi đến từ đâu?

Đêm concert thứ 2 của “Anh Trai Say Hi” đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, nhưng cũng vướng vào một số tranh cãi đáng chú ý. Các yếu tố dưới đây là những nguyên nhân chính khiến đêm diễn trở thành tâm điểm thảo luận trái chiều.

Một trong những tranh cãi lớn nhất đến từ việc rapper Negav vắng mặt do các phát ngôn gây tranh cãi tại cocnert 1 và loạt phốt phát ngôn không phù hợp khác bị đào lại, chủ đề thảo luận về việc Negav vắng mặt chiếm 8% tổng đề cập, chỉ số cảm xúc 25%. Mặc dù không trực tiếp tham gia, giọng hát và hình ảnh của Negav vẫn xuất hiện trong các tiết mục mà anh từng tham gia. Điều này gây ra hai luồng ý kiến rõ rệt:

  • Ủng hộ: Khán giả vẫn gọi vang tên anh trong đêm diễn cho thấy tình cảm sâu đậm của người hâm mộ dành cho anh, họ ủng hộ chương trình giữ lại giọng hát của Negav, vì điều này giữ nguyên bản sắc của các bài hát và giúp fan của anh vẫn được thưởng thức các tác phẩm trọn vẹn. Điều này thể hiện sự tôn trọng nghệ thuật và công sức của cả nhóm nghệ sĩ.
  • Phản đối: Một số ý kiến khác cho rằng chương trình đang bao che cho hình ảnh thần tượng không phù hợp, nên loại bỏ hoàn toàn phần của Negav để tránh những phản ứng tiêu cực liên quan đến tranh cãi của anh. Những người phản đối cho rằng việc giữ lại giọng và hình ảnh của Negav không phù hợp, đặc biệt khi anh vướng vào ồn ào.

Việc ca sĩ Myra Trần bất ngờ xuất hiện trong tiết mục Chân Thành cũng là chủ đề gây tranh cãi. Dù có phần trình diễn đầy nội lực cũng như cô đã cuối đầu vừa khóc vừa chào khán giả. Cô nức nở cảm thán, cám ơn khán giả đã tha thứ cho mình. Tuynhiên đã có nhiều bình luận chỉ trích ban tổ chức để một ca sĩ hiện vẫn còn dính ồn ào trình diễn tại sự kiện lớn của chương trình, phá nát bài hát Chân Thành.

Khâu tổ chức khiến người xem phàn nàn vì sự cố mất điện bất ngờ xảy ra, làm gián đoạn chương trình ảnh hưởng đến trải nghiệm của khán giả, nhiều khán giả cảm thấy thất vọng. Thêm vào đó nhiều netizen bức xúc vì sự khác biệt phúc lợi dành cho khán giả giữa 2 đêm, để bù đắp cho sự thiếu vắng 1 anh trai, ê-kíp chương trình đã đứa ra nhiều phúc lợi hơn cho đêm nhưng lại vô tình gây tranh cãi. Nhiều netizen bức xúc với sự khác biệt giữa 2 đêm concert, đặc biệt là khán giả đi ngày đầu tiên cảm thấy bất công.

Thấy gì từ 2 luồng ý kiến về sự vắng mặt của Negav trong đêm concert 2

Sự vắng mặt của rapper Negav tại đêm concert thứ hai của Anh trai Say Hi đã tạo ra hai luồng ý kiến trái chiều. Sự phân chia này không chỉ phản ánh cách nhìn nhận khác nhau về thần tượng, mà còn thể hiện xu hướng thần tượng ngày càng đa chiều của giới trẻ.

Một mặt fan hâm mộ có sự gắn kết cảm xúc và bảo vệ thần tượng. Đối với những người ủng hộ Negav, họ xem thần tượng như một người bạn đồng hành, sẵn sàng chấp nhận và thấu hiểu những khía cạnh chưa hoàn hảo. Văn hóa này đã giúp xây dựng các fandom bền vững và đoàn kết, trở thành một đặc điểm nổi bật trong cách giới trẻ hâm mộ ngày nay. Tuy nhiên cũng nhiều người trẻ hiện nay cũng có yêu cầu cao về sự chuẩn mực và trách nhiệm từ thần tượng của họ. Khi nghệ sĩ vướng vào các tranh cãi hoặc phát ngôn gây phản ứng tiêu cực, họ kỳ vọng nghệ sĩ sẽ có phản hồi phù hợp và hành động để duy trì hình ảnh tích cực. người hâm mộ không chỉ yêu mến mà còn muốn thần tượng của mình là một tấm gương, một biểu tượng đại diện cho những giá trị tốt đẹp.

Tác động đến chiến lược quản trị danh tiếng và truyền thông

Từ các tranh cãi trong vụ việc của Negav, Myra Trần cho thấy rằng việc xây dựng hình ảnh thần tượng ngày nay phải cân nhắc đến hai yếu tố: giữ gìn giá trị cá nhân và đáp ứng yêu cầu chuẩn mực từ công chúng. Đối với nghệ sĩ, việc duy trì hình ảnh đẹp không chỉ cần đến tài năng mà còn là trách nhiệm về mặt xã hội, bởi khán giả có xu hướng đòi hỏi thần tượng phải hành xử phù hợp với những chuẩn mực chung.

Với các nhà tổ chức, nhà tài trợ và chương trình đây là bài học trong việc xử lý khủng hoảng và tranh cãi xung quanh nghệ sĩ. Họ cần có chiến lược để cân bằng giữa việc tôn trọng nghệ thuật và đáp ứng yêu cầu của khán giả, nhằm duy trì sự công bằng và uy tín của chương trình.

Chiến lược cân bằng giữa tôn trọng nghệ thuật và kỳ vọng khán giả

Để cân bằng giữa việc tôn trọng nghệ thuật và đáp ứng kỳ vọng của khán giả trong bối cảnh có những ồn ào liên quan đến nghệ sĩ, các tổ chức và thương hiệu có thể áp dụng một số chiến lược sau:

  • Minh bạch và giao tiếp mở: Khi xảy ra các tranh cãi, việc thông báo rõ ràng và nhanh chóng về lý do, cũng như các biện pháp khắc phục, là yếu tố then chốt. Tổ chức chương trình có thể tổ chức các buổi giao lưu, thăm dò ý kiến từ fan trước khi đưa ra quyết định quan trọng, đặc biệt khi đó là các yếu tố gây tranh cãi. Điều này không chỉ tạo dựng lòng tin mà còn giúp thương hiệu và chương trình có cái nhìn toàn diện hơn về mong muốn của người hâm mộ.
  • Chính sách linh hoạt cho nghệ sĩ: Đánh giá mức độ tranh cãi và linh hoạt trong quyết định sử dụng hình ảnh nghệ sĩ; hạn chế xuất hiện nếu tranh cãi nghiêm trọng.
  • Tôn trọng nghệ thuật: Khi có sự cố với một nghệ sĩ nhưng các tác phẩm của họ đã trở thành một phần không thể thiếu trong chương trình, ban tổ chức có thể giữ lại giọng hát hoặc hình ảnh của nghệ sĩ như một cách tôn trọng bản quyền nghệ thuật. Điều này cần được thông báo rõ ràng để khán giả hiểu rằng đây là một phần của cam kết tôn trọng nghệ thuật.
  • Tăng cường trải nghiệm gắn kết: Khi một nghệ sĩ có tranh cãi vắng mặt, chương trình có thể tăng cường các phần tương tác khác như gặp gỡ fan, phần trình diễn đặc biệt từ những nghệ sĩ khác để bù đắp. Tuy nhiên chính sách bù đắp nên được áp dụng đảm bảo tính công bằng giữa các đêm nhạc.
  • Xây dựng hình ảnh trách nhiệm: Các thương hiệu và tổ chức cần xây dựng hình ảnh là một đơn vị có trách nhiệm xã hội, cam kết mang lại các chương trình nghệ thuật chất lượng và tôn trọng khán giả. Khi tranh cãi nổ ra, việc lắng nghe và đồng hành cùng fan sẽ giúp Thương hiệu trở thành “bạn đồng hành” của khán giả. Các hoạt động hỗ trợ fandom hay tạo ra các không gian để fan bày tỏ ý kiến là cách thiết lập sự tin tưởng và duy trì mối quan hệ bền vững.

Kết

Concert Anh trai Say Hi đêm thứ 2 đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với khán giả qua các màn trình diễn đặc sắc và sự tương tác gần gũi, tạo nên một hiện tượng văn hóa lan tỏa trên MXH. Tuy nhiên, đêm diễn cũng gặp phải tranh cãi về sự cố mất điện, phúc lợi không đồng đều giữa hai đêm, và sự vắng mặt của Negav, sự xuất hiện của Myra Trần.Từ loạt tranh cãi cho thấy yêu cầu ngày càng cao từ khán giả, đòi hỏi các chương trình phải có chiến lược cân bằng giữa việc tôn trọng nghệ thuật và đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ.

<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
Đặt lịch hẹn