Xu hướng thị trường luôn thay đổi, bắt kịp xu hướng thị trường là mối bận tâm của mọi Doanh nghiệp. Năm 2023 đã bước vào những tháng cuối trong năm, một năm với nhiều biến động và nhiều xu hướng nổi bật như đa dạng hóa kênh bán hàng, đa dạng phương thức thanh toán… Năm 2024 sẽ có xu hướng nào nổi bật? Cùng Kompa nhìn lại tổng quan xu hướng thị trường năm 2023 và dự đoán xu hướng thị trường 2024 dựa theo báo cáo Global Consumer Trend 2024 từ Mintel công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Anh Quốc.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam tăng 4,14%, lạm phát vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nửa đầu năm 2023 phản ánh sự thay đổi phức tạp của các yếu tố trong nước (giá bán hàng hóa, hành vi/thói quen mua sắm, sự cẩn trọng của người tiêu dùng v.v…) và quốc tế (FDI, xuất nhập khẩu, cán cân thương mại,…). Lạm phát duy trì ở mức ổn định nhờ vào các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và quản lý chặt chẽ từ chính phủ (Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp từ tháng 3/2023; lãi suất cho vay giảm nhẹ; v.v…). Sự kiểm soát này giúp duy trì sức mua của người dân và góp phần ổn định tình hình kinh tế. Tuy nhiên, các biến động trong giá cả vẫn ảnh hưởng đến động thái tiêu dùng và quyết định đầu tư của người dân và doanh nghiệp.
Các chỉ số kinh tế trong nước từ GSO
Theo phân tích của các chuyên gia, diễn biến của thị trường bán lẻ thời gian qua khá ảm đạm, nhất là từ quý IV/2022 đến giữa năm 2023 và gần như đồng pha với đà tăng trưởng chậm của kinh tế vĩ mô. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2023 theo giá hiện hành đạt 5.105.400 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022. (cùng kỳ năm 2022 tăng 20,8%).
Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 6,9% (cùng kỳ năm 2022 tăng 16,7%). Mức độ cạnh tranh của các nhà bán lẻ diễn ra mạnh mẽ và liên tục. Nhiều xu hướng được các Doanh nghiệp áp dụng mạnh mẽ trong năm 2023 như bán hàng đa kênh, mở rộng đa dạng nhiều kênh thanh toán, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và quy trình vận hành nhằm tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Báo cáo Xu hướng Tiêu dùng Toàn cầu năm 2023 của Qualtrics, người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự kết nối giữa con người với nhau trong các tương tác của họ với Thương hiệu, sản phẩm. Họ cũng mong muốn được trải nghiệm những sản phẩm và dịch vụ tiện lợi, an toàn, chất lượng và thân thiện với môi trường. Dưới đây là dự đoán 5 xu hướng thị trường trong năm 2024.
Năm 2023 cũng như những năm khác đều có những biến động mà thị trường không lường trước. Các bất ổn về chính trị cộng với sự phục hồi chậm của nền kinh tế sau đại dịch dẫn đến nhiều sự bất ổn về kinh tế, và cũng trong năm qua thị trường chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo. Đứng trước nhiều biến đổi, người tiêu dùng cảm thấy choáng ngợp và có xu hướng thay đổi hành vi.
Sự tiến bộ liên tục trong công nghệ và trí tuệ nhân tạo thay đổi cách chúng ta sống và làm việc, tạo ra sự hiệu quả hơn.Công nghệ giúp người tiêu dùng tự động hóa các công việc nhàm chán, giải phóng thời gian để theo đuổi những hoạt động ý nghĩa hơn. 48% người tiêu dùng Đức đồng ý rằng công nghệ có thể có tác động tích cực đến năng suất. 25% người tiêu dùng Nhật cho biết họ muốn cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách sử dụng công nghệ số.
Nhu cầu về yếu tố người thật trong tương tác giữa Thương hiệu và Khách hàng
Khi các công nghệ mới trỗi dậy trở nên thông minh hơn, xu hướng thị trường sẽ chấp nhận chúng và tích hợp chúng một cách mượt mà vào công việc và cuộc sống hàng ngày. Nhưng cũng sẽ có nhiều người cảm thấy mệt mỏi với công nghệ. 45% phụ huynh tại Canada lo lắng khi con cái tiếp xúc quá nhiều phương tiện truyền thông kỹ thuật số. 65% người tiêu dùng Singapore đồng ý rằng họ lo lắng người dân sẽ mất kết nối với thực tại khi dành quá nhiều thời gian trong thế giới ảo.
Khi khoảng cách giữa người tiêu dùng muốn sử dụng công nghệ và những người tiêu dùng không muốn sự can thiệp quá nhiều của công nghệ ngày càng lớn hơn, nhu cầu xu hướng thị trường sẽ đòi hỏi sự cân bằng giữa yếu tố công và người thật trong sản phẩm, dịch vụ.
Trước đây, giá trị sản phẩm được xác định là tỷ lệ giữa chất lượng nhận được so với giá trị thanh toán trong giao dịch mua sắm. Nhưng với tài chính bó buộc như hiện nay, xu hướng thị trường người tiêu dùng cân nhắc kỹ lưỡng hơn giữa giá trị họ nhận được và chi phí họ bỏ ra. Các giá trị lâu bền, tiện lợi, tốt cho sức khỏe thay vì được truyền thông dưới khía cạnh cảm xúc. Khi chúng được đưa vào trở thành tính năng, tính chất, hay nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm, dịch vụ sẽ có tác động mạnh mẽ hơn lên quyết định mua hàng. 70% người tiêu dùng Thái Lan quan tâm và sẵn lòng trả thêm tiền cho các sản phẩm làm đẹp từ nguyên liệu tự nhiên, 67% người tiêu dùng ở Anh thích chi tiêu nhiều hơn cho đồ nội thất chất lượng cao, bền lâu hơn là mua đồ giá rẻ nhưng cần thay thế thường xuyên.
Giá trị cấu thành và sử dụng của sản phẩm là yếu tố quan tâm hàng đầu
Và khi mọi thứ xung quanh người tiêu dùng có nhiều biến đổi, các yếu tố thể hiện tính lịch sử, tính kế thừa di sản, các yếu tố truyền thống làm nên giá trị Thương hiệu có tác động mạnh mẽ lên tâm trí người tiêu dùng hơn. 78% người tiêu dùng tại Mỹ chất lượng của một điểm bán phản ảnh tổng thể Thương hiệu nhà bán lẻ. 30% người tiêu dùng tại Trung Quốc sở hữu xe sang trị giá từ 300,000 nhân dân tệ sẽ cảm thấy bị hấp dẫn bởi một câu chuyện Thương hiệu có chiều sâu.
Cách một cá nhân giao tiếp và kết nối với cộng đồng thay đổi đáng kể sau đại dịch Covid-19. Sự gia tăng kết nối mạng xã hội, các cuộc gọi video và ứng dụng tin nhắn trực tuyến dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức và căng thẳng, nhất là đối với các nhóm người tiêu dùng trong độ tuổi lao động. Những điểm giao tiếp truyền thống như không gian chung, phòng khách với chiếc TV giờ đây đã được thay thế thành các thiết bị cá nhân như di động, máy tính bảng, laptop. Điều nay dẫn đến liên kết các mối quan hệ bị phân mảnh, khó xây dựng và duy trì.
Giá trị kết nối mối quan hệ và cộng đồng được phục hưng
Kết nối quan hệ và cộng đồng dần được người tiêu dùng nhìn nhận vai trò quan trọng đối với sức khỏe.66% người tiêu dùng Brazil dành thời gian với người họ yêu thích như một cách để đối phó với căng thẳng. 39% người tiêu dùng Trung Quốc cho biết họ dự định tìm kiếm các mối quan hệ mới thông qua sở thích trong 12 tháng tới.
Thị trường người tiêu dùng có xu hướng không chỉ muốn được chăm sóc, mà họ cũng muốn chăm sóc người khác 67% người tiêu dùng Thái Lan cho rằng việc duy trì thói quen sống khỏe mạnh dễ dàng hơn khi có sự hiện diện của người khác. 62% người tiêu dùng Mỹ nói họ thích dành thời gian rảnh rỗi cùng bạn bè/gia đình hơn là ở một mình.
Tìm hiểu thêm: Những phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng hiệu quả
Đối mặt với loạt các thiên tai khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu trong thời gian qua, nhận thức của người tiêu dùng về việc phải hành động cho một môi trường sống an toàn và bền vững hơn dần được nâng cao.
Nhu cầu “sống xanh” bảo vệ môi trường
Các thông điệp truyền thông bảo vệ môi trường nhưng không đưa hành động thiết yếu cụ thể không tạo được sự tin cậy. Thay vào đó thị trường có xu hướng yêu thích sự thực tiễn trong hành động và thông điệp đến từ Thương hiệu như giảm thiểu lượng khí thải trong sản xuất, lọc nước thải nhà máy, tái chế, không gây hại hay thử nghiệm lên động vật. 77% người tiêu dùng Trung Quốc đồng ý rằng các Thương hiệu làm đẹp và chăm sóc cá nhân nên chịu trách nhiệm chính về sự bền vững môi trường. 80% người tiêu dùng Thái Lan đồng ý rằng việc Thương hiệu biến lời hứa thành hành động cụ thể là quan trọng.
Các bất ổn về kinh tế chính trị, khí hậu, cộng với sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo ra nhiều sự bất ổn trong tâm lý người tiêu dùng. Họ cảm thấy rất khó chắc chắn về những gì sắp diễn ra, và họ tìm kiếm sự hỗ trợ và ổn định từ bên ngoài. 36% người tiêu dùng Thái Lan từng trải qua vấn đề về sức khỏe tâm thần trong 6 tháng qua cho biết sự không chắc chắn trong việc lập kế hoạch tương lai đóng góp vào tình trạng sức khỏe tâm thần của họ. 42% người tiêu dùng ở Mỹ cho biết họ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe tinh thần của mình trong vòng 12 tháng tới.
Sức khỏe tinh thần và tâm lý được quan tâm
Trong công cuộc tìm kiếm giải pháp giúp sắp xếp kế hoạch và đối mặt với sự hỗn loạn, chống lại cảm giác luôn đợi điều gì đó xảy ra. Người tiêu dùng dần không ủng hộ các ý niệm về sự tích cực độc hại. Người tiêu dùng nhận ra họ có quyền khám phá sự phức tạp của cảm xúc, chấp nhận toàn bộ phạm vi trạng thái tâm lý, làm tiền đề mở đường tìm ra ý nghĩa và mục đích sâu sắc hơn, giúp họ vượt qua sự kiện không mong muốn, tập trung lại vào hiện tại những điều có ý nghĩa hơn.
Năm 2023 đã là một năm đầy biến động và thách thức cho thị trường, với sự gia tăng về đa dạng hóa kênh bán hàng và sự chuyển đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Đây đã tạo ra một môi trường kinh doanh mà mọi Doanh nghiệp đều cần phải nhìn nhận và thích nghi. Tuy nhiên, khi chúng ta chuẩn bị bước sang năm 2024, những xu hướng thị trường dường như sẽ tiếp tục biến đổi, tạo ra những cơ hội mới và đặt ra những thách thức mới.
Tìm hiểu thêm: Xử lý khủng hoảng truyền thông đem lại lợi ích gì cho Doanh nghiệp?