Khủng hoảng truyền thông là cụm từ khiến nhiều Doanh nghiệp ở mọi quy mô đều e ngại. Trong những năm gần đây, không ít các Thương hiệu và Doanh nghiệp cỡ lớn phải đối mặt trước các trận bão khủng hoảng truyền thông như Vietnam Airlines, Vinamilk, Hảo Hảo. Các trường hợp này đều là minh chứng rõ ràng về việc một bức ảnh, một video, hoặc một câu nói có thể lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và tạo ra những hậu quả không mong muốn. Tuy nhiên, điểm chung trong những phản ứng của Vietnam Airlines, Vinamilk, và Hảo Hảo là sự linh hoạt và tự tin trong việc xử lý khủng hoảng.

Hãy cùng Kompa nhìn lại các cuộc khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam lớn và cách các Thương hiệu đã đối đầu xử lý như thế nào qua bài viết sau đây.

1. Vụ việc tiếp viên Vietnam Airlines “xách tay” ma túy

Trong khoảng giữa tháng 3/2023, tin tức phát hiện có ma túy trong vali của 4 nữ tiếp viên hãng Vietnam Airlines gây rúng động cộng đồng mạng. Ngay sau đó, nhiều hình ảnh, video cắt ghép hình các nữ tiếp viên của hãng được cho là có liên quan đến vụ việc bị lan truyền khắp MXH. Nhiều thảo luận tiêu cực nổ ra với nội dung xoáy vào vấn đề trách nhiệm của hãng hàng không lớn nhất Việt Nam trước vụ việc.

Trong tình hình đó, Vietnam Airlines đã liên tục kết hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, cơ quan điều tra nhằm tích cực làm rõ mọi thông tin liên quan đến vụ việc. Đồng thời hãng cũng bày tỏ rõ quan điểm không bao che tội phạm, cũng như tinh thần kỷ luật cao đối với nhân viên.

các cuộc khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam

Vietnam Airlines làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý vụ việc

Từ trong giai đoạn tháng 3 đến đầu năm 2024, Vietnam Airlines cung cấp nhiều thông tin minh bạch về các quy định đối với nhân viên của hãng, hình thức kỷ luật đối với các nhân viên vi phạm, các biện pháp chế tài. Các thông tin được đăng tải trên các kênh truyền thông lớn như kênh báo chí, truyền hình có uy tín có quy mô cấp quốc gia như Báo Tuổi Trẻ, đài truyền hình Việt Nam, đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh…

Thông qua các động thái minh bạch, rõ ràng, Vietnam Airlines đã tạo được hiệu ứng truyền thông tốt, thành công giữ vững uy tín của Thương hiệu. Cũng nhờ tác động của luồng thông tin minh bạch, đúng sự thật, hãng cũng giúp bảo vệ các nhân viên của mình trước các luồng thông tin sai sự thật nhằm mục đích câu like câu view trên MXH, thông qua các bài đăng trên báo chí chính thống. Giúp cộng đồng đón nhận thông tin khách quan, và được cảnh tỉnh trước các “chiêu trò” tiêu cực trên MXH.

Xem thêm: Các biện pháp xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả cho Doanh nghiệp

2. Làn sóng thông tin sai sự thật về sữa học đường Vinamilk

Vào năm 2022, Thương hiệu Vinamilk – một trong những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp sữa Việt Nam – đã phải đối mặt với một vụ khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng liên quan đến sản phẩm sữa học đường của họ.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu khi một số thông tin sai lệch về sản phẩm sữa học đường của Vinamilk bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Cụ thể, có những phát ngôn trái chiều và thông tin không chính xác về thành phần, chất lượng và an toàn của sản phẩm được chia sẻ rộng rãi, gây ra sự hoang mang và lo lắng từ phía người tiêu dùng.

Vinamilk làm việc với các cơ quan ban ngành, cơ quan truyền thông để làm rõ vụ việc giữ vững uy tín sản phẩm

Vinamilk làm việc với các cơ quan ban ngành, cơ quan truyền thông để làm rõ vụ việc giữ vững uy tín sản phẩm

Trước tình hình này, Vinamilk đã phải có một phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ để giữ vững uy tín và lòng tin từ phía khách hàng. Họ đã tiến hành các cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, đưa ra các thông báo chính thức phản bác thông tin sai lệch, và tương tác trực tiếp với cộng đồng mạng để làm rõ các vấn đề.

Tuy nhiên, dù các biện pháp này đã được thực hiện, vụ việc vẫn gây ra một số tác động tiêu cực đối với hình ảnh của Vinamilk trong mắt một số người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhờ vào sự quyết đoán và minh bạch trong cách xử lý tình huống, Vinamilk đã giữ vững được vị thế là một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam.

Vụ việc này cũng là một minh chứng rõ ràng về tầm quan trọng của việc duy trì sự minh bạch và sự tin cậy trong môi trường kinh doanh ngày nay, đặc biệt là khi mà thông tin có thể lan truyền rất nhanh trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Đọc thêm: Những bài học về xử lý khủng hoảng truyền thông đến từ các ông lớn trên thế giới

3. Vụ sản phẩm mì Hảo Hảo thu hồi tại Châu Âu

Trong các cuộc khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam không thể không nhắc đến cuộc khủng hoảng của mì Hảo Hảo. Tháng 8 2021, thông tin sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good bị thu hồi tại thị trường Ireland do chứa hợp chất có nguy cơ gây ung thư nếu sử dụng lâu dài, được đăng tải trên nhiều kênh báo chí. Ngay sau đó nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc để làm rõ thông tin.

Tổng Giám Đốc Acecook cung cấp các thông tin minh bạch liên quan đến vụ việc với báo chí

Tổng Giám Đốc Acecook cung cấp các thông tin minh bạch liên quan đến vụ việc với báo chí

Trước sự hoang mang của dư luận, phía Doanh nghiệp Acecook đã cử đại diện là Tổng Giám Đốc công ty – ông Kajiwara Junichi để giải trình và cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Trước tiên ông làm rõ thông tin về các sản phẩm bị thu hồi thuộc lô sản phẩm dành riêng cho thị trường này, cũng như công bố chỉ số hàm lượng các hợp chất có nguy cơ gây hại sức khỏe. Tiếp theo đó, ông cam kết sản phẩm nội địa luôn tuân thủ quy định nhà nước trong đảm bảo an toàn sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dùng Việt Nam.

Từ các động thái tích cực trên của Thương hiệu, cộng đồng người tiêu dùng phần nào được trấn an và yên tâm với sản phẩm họ tiêu dùng. Bên cạnh đó, theo dòng sự kiện, người dùng cũng có được góc nhìn khách quan, thông tin hữu ích về các quy định nhập khẩu khác nhau ở từng quốc gia và từng khu vực, hiểu rõ nguồn gốc và nguyên nhân của sự việc.

Kết

Các cuộc khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam gần đây đã làm rõ một sự thật không thể phủ nhận: trong thời đại số hóa, sức mạnh của truyền thông không chỉ là một công cụ mạnh mẽ, mà còn là một thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp. Từ Vietnam Airlines đến Vinamilk, và đến Hảo Hảo, các công ty lớn đều đã phải đối mặt. Sự linh hoạt, nhanh nhạy, và sẵn sàng nhận trách nhiệm, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các đơn vị truyền thông là những yếu tố quan trọng để xử lý một khủng hoảng truyền thông một cách hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Các chiến lược xử lý khủng hoảng truyền thông thông minh

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn