Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các Doanh nghiệp ngày càng chú trọng việc tối ưu hoá các hoạt động truyền thông để tạo ra nhiều lợi ích cho mình. Để đạt được hiệu quả truyền thông mong muốn, việc nắm rõ những yếu tố then chốt là điều cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây 6 phương pháp quản trị truyền thông hiệu quả, giúp Doanh nghiệp xây dựng các chiến lược truyền thông và quảng bá Thương hiệu phù hợp.
Theo như dữ liệu của “We are social”, tính đến đầu năm 2022, có 4.62 tỷ người dùng mạng xã hội, chiếm 58.4% tổng dân số toàn cầu. Vì vậy, nếu các Doanh nghiệp không khai thác tối đa tiềm năng của các nền tảng mạng xã hội, Doanh nghiệp đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để phát triển. Việc thực hiện các hoạt động quản trị truyền thông giúp Doanh nghiệp tham gia vào các cuộc trò chuyện của khách hàng, tìm hiểu về những suy nghĩ của khách hàng đối với Thương hiệu cũng như của đối thủ, từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị và quản trị Thương hiệu hiệu quả.
Ngoài ra, hoạt động quản trị truyền thông giúp Doanh nghiệp kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý những thông tin tiêu cực, tin giả ảnh hưởng đến độ uy tín và hình ảnh Thương hiệu, kiểm soát và tổ chức quản lý các luồng thông tin trên mạng xã hội, giúp quản trị Doanh nghiệp hiệu quả. Vì vậy, hoạt động quản trị truyền thông, đặc biệt là quản trị truyền thông mạng xã hội là yếu tố then chốt giúp Doanh nghiệp khẳng định vị thế trong thời đại số.
>> Xem thêm: Mối liên hệ giữa truyền thông và danh tiếng Thương hiệu
Việc tìm kiếm và thu hút các nhóm khách hàng mới là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để “thuyết phục” khách hàng. Vì vậy, trước hết Doanh nghiệp cần tập trung vào nhóm khách hàng trung thành để đảm bảo vẫn giữ chân được lực lượng khách hàng quan trọng của Doanh nghiệp. Lượng khách hàng trung thành còn là một trong những kênh truyền thông uy tín và đầy hiệu quả, giúp Doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng mới.
Để tăng sự gắn kết với lượng khách hàng trung thành này, Doanh nghiệp cần tăng cường kết nối, thiết lập mối quan hệ bền chặt với khách hàng trên các kênh truyền thông khác nhau. Hơn nữa, Doanh nghiệp cũng cần xây dựng nhiều chương trình ưu đãi, lắng nghe phản hồi thường xuyên để gia tăng trải nghiệm, và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Khách hàng trung thành vô cùng quan trọng đối với Doanh nghiệp
Với sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên số, các nền tảng truyền thông hơn bao giờ hết là “vũ khí đắc lực” giúp các Doanh nghiệp tăng mức độ nhận diện Thương hiệu trên thị trường cũng như tăng mức độ cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành. Để tăng độ nhận diện thương hiệu, Doanh nghiệp cần lưu ý những tips sau:
>> Xem thêm: Top những kinh nghiệm quản trị truyền thông trên các trang mạng xã hội
Doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các kênh truyền thông
Để có thể phát triển lâu dài, Doanh nghiệp cần duy trì nhiều mối quan hệ khác nhau: khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu tư,… trong đó có quan hệ với các cơ quan báo chí và truyền thông. Quan hệ báo chí không những giúp Doanh nghiệp truyền đạt thông tin, quảng bá về công ty, tăng độ nhận diện Thương hiệu mà còn là người bạn đồng hành đắc lực giúp Doanh nghiệp giải quyết khủng hoảng truyền thông.
Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng và tăng cường mối liên kết với các cơ quan báo chí, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí chia sẻ, truyền đạt những câu chuyện và giá trị tốt đẹp của Doanh nghiệp rộng rãi đến với cộng đồng. Minh bạch, cởi mở, tin cậy, và tôn trọng lẫn nhau là chìa khóa then chốt để báo chí và Doanh nghiệp duy trì mối quan hệ hợp tác chiến lược.
Doanh nghiệp cần duy trì quan hệ với các cơ quan truyền thông báo chí
Đổi mới hay cải tiến là một phần không thể thiếu trong quản trị truyền thông Doanh nghiệp. Sự đổi mới này mang lại nhiều ưu điểm cho Doanh nghiệp:
>Xem thêm: Xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả như thế nào?
CSR (Corporate Social Responsibility) là những hoạt động mang tầm chiến lược, gắn liền quá trình hình thành và phát triển của nhiều Doanh nghiệp. Xã hội hiện đại phát triển nhanh chóng cùng với đó là nhận thức sâu sắc về vai trò của mỗi các thể Doanh nghiệp đối với xã hội, cộng đồng xung quanh. Các hoạt động CSR giúp nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội, môi trường, cộng đồng, với mong muốn về một xã hội phát triển bền vững.
Xét về khía cạnh truyền thông, các hoạt động CSR giúp Doanh nghiệp duy trì hình ảnh tốt đẹp đối với người tiêu dùng, cũng như lan toả những giá trị cốt lõi, tinh thần Thương hiệu của Doanh nghiệp. Hơn nữa, các hoạt động này cũng giúp Doanh nghiệp tăng giá trị chuyển đổi cao (gia tăng doanh thu). Đơn cử như Vinamilk – một công ty có rất nhiều chiến dịch vì cộng đồng, từ khi đưa CSR trở thành một phần của hoạt động kinh doanh, doanh thu của Vinamilk tăng trưởng liên tục và tăng đều qua từng năm.
Để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả ra bên ngoài, nền tảng nội bộ vững chắc là yếu tố vô cùng quan trọng. Sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong cùng bộ phận, giữa các phòng ban với nhau đảm bảo mối quan hệ gắn bó, phát triển bền vững giữa nội bộ công ty, cùng nhau phấn đấu và phát triển để đạt được lợi ích chung.
Doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến những người bạn đồng hành cùng quá trình phát triển của công ty, thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối, giao lưu giữa các thành viên trong Doanh nghiệp thông qua nhiều hoạt động giải trí, chia sẻ kinh nghiệm, trau dồi năng lực chuyên môn,… giúp Doanh nghiệp trở thành một khối thống nhất, một tập thể vững mạnh: vững về chuyên môn, mạnh về kỹ năng, để có thể đương đầu với bất kỳ khó khăn, thử thách nào.
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược quản trị truyền thông ngay từ đội ngũ nhân viên
Social listening là hoạt động giúp lắng nghe và theo dõi thông tin đa nền tảng, cả các kênh truyền thông trực tuyến và những kênh thu thập dữ liệu truyền thống. Hoạt động Social listening giúp Doanh nghiệp có nguồn dữ liệu hữu ích để phân tích về các chiến dịch truyền thông cũng như mức độ nhận diện Thương hiệu của Doanh nghiệp.
Là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data), Kompa cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu (trong đó có Social listening) và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Với dịch vụ Social listening của Kompa, các Doanh nghiệp có thể khai thác tối đa dữ liệu người dùng để tạo ra giá trị cho Doanh nghiệp.
Khả năng cập nhật xu hướng là yếu tố vô cùng quan trọng của các chiến dịch truyền thông. Việc kịp thời nắm bắt xu hướng không những đáp ứng nhu cầu người dùng mà còn giúp Doanh nghiệp tận dụng tối đa từ sự lan tỏa mạnh mẽ của xu hướng thịnh hành. Doanh nghiệp cần đầu tư vào hoạt động R&D để biết được những gì người tiêu dùng cần để có những chiến lược hợp lý về mặt tính chất, hiệu quả về mặt truyền thông, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho Doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Xu hướng thảo luận thực phẩm ỉt đường 2020 – 2022
Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air…. cung cấp cho Doanh nghiệp nhiều giải pháp quản trị đa dạng, hiệu quả, trong đó có dịch vụ quản trị truyền thông.
Các dịch vụ của Kompa hỗ trợ Doanh nghiệp giải pháp quản trị toàn diện, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp nắm bắt mọi dữ liệu, mở rộng cơ hội phát triển và thúc đẩy tăng trưởng Doanh nghiệp.
Kompa giúp Doanh nghiệp khai thác tối đa dữ liệu thị trường
Quản trị truyền thông là hoạt động lâu dài, mang tính chiến lược đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của Doanh nghiệp. Trong thời đại 4.0 như hiện tại, công nghệ là một trong những yếu tố then chốt hỗ trợ Doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả. Với lợi thế công nghệ vượt trội và nhiều dịch vụ đa dạng, Kompa là một mảnh ghép hoàn hảo cho các Doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Cách tối ưu hoá hoạt động truyền thông trên các kênh truyền thông