Đứng trước tình hình thế giới liên tục trải qua nhiều biến động phức tạp như đại dịch COVID-19, khủng hoảng xăng dầu, lạm phát, v.v….Nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ không khỏi đau đầu trong vấn đề đưa ra giải pháp ứng phó, tạo bệ phóng giúp doanh nghiệp vượt ải ngoạn mục khi thị trường đang lao dốc không phanh như hiện nay. Đặc biệt là thị trường bán lẻ tại Việt Nam, mặc dù ngành hàng này có quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất sau đại dịch, nhưng vẫn còn nhiều thách thức tiềm ẩn mà doanh nghiệp cần phải đối mặt giải quyết. Hãy cùng nghiên cứu thị trường bán lẻ và 4 thách thức có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây, bạn nhé!
Theo số liệu của Vietnam Report trong tháng 8/2020 và tháng 8/2021, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và cẩn trọng hơn trong vấn đề mua sắm của mình. Đây là khoảng thời gian mà đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, khiến cho rất nhiều lao động trên toàn quốc bị ảnh hưởng nặng nề.
Chính sự kiện này đã làm thay đổi hoàn toàn hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Họ ưu tiên lựa chọn sản phẩm giá rẻ, mang tính thiết thực và có độ bền cao. Nếu trước đây, người tiêu dùng thoải mái chi tiêu nhằm thỏa mãn sở thích cá nhân nhất thời nào đó. Thì ở thời điểm hiện tại, họ có xu hướng lên kế hoạch và tiết chế những lần mua sắm không cần thiết. Dẫu bây giờ, kinh tế thế giới hậu Covid-19 đã dần đi vào trạng thái ổn định. Tuy nhiên, đứng trước những vấn đề mới như khủng hoảng cung ứng xăng dầu hay làn sóng cắt giảm nhân sự quy mô lớn, thì xu hướng thắt chặt chi tiêu này vẫn đang và sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai.
Người tiêu dùng ưu tiên sản phẩm giá bình dẫn và có tính bền vững
Trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của rất doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài khác nhau. Ước tính với hơn 700 siêu thị và trung tâm mua sắm có mặt trên thị trường thì có 40% sản phẩm là đến từ các nhà bán lẻ nước ngoài. Do đó, nếu không muốn bị tuột lại quá xa trên đường đua chinh phục thị trường bán lẻ, doanh nghiệp nội địa cần phải nỗ lực không ngừng để tìm ra chỗ đứng, đồng thời giữ vững vị thế của mình so với đối thủ cạnh tranh.
40% sản phẩm trên hệ thống bán hàng hiện nay là đến từ các nhà bán lẻ nước ngoài
Tính chuyên nghiệp ở đây bao gồm: nguồn hàng chưa đa dạng, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản trị chuỗi và không gian trưng bày sản phẩm vẫn còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, mạng lưới phân phối và vấn đề kiểm soát chất lượng vẫn chưa được tối ưu hóa. Từ đó, nó khiến cho quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu.
Ngày nay, trước sự chuyển biến mô hình kinh doanh trong thời đại 4.0, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm và nghiêm túc xây dựng các kênh bán hàng online cho riêng mình.Tuy nhiên, một trong số đó vì quá chú trọng vào kênh phân phối online mà quên mất rằng trải nghiệm của khách hàng tại chuỗi hệ thống cửa hàng vật lý cũng quan trọng không kém.
Theo thông tin từ một số nghiên cứu thị trường bán lẻ, nhiều khách hàng có xu hướng đến xem sản phẩm trực tiếp tại các cửa hàng để có được đánh giá khách quan nhất. Nếu cảm thấy ưng ý, họ sẽ quay về nhà và lựa chọn mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để có thể sử dụng nhiều mã ưu đãi giảm giá hấp dẫn. Trường hợp khác, khách hàng có thể đến nhiều cửa hàng offline khác nhau chỉ để tham khảo thông tin của một sản phẩm duy nhất. Nếu cửa hàng offline nào mang đến trải nghiệm tuyệt vời cùng với nhiều gói ưu đãi hấp dẫn, tỷ lệ khách hàng chốt đơn ngay tại đó sẽ cao hơn. Vì thế, đảm bảo trải nghiệm mua sắm giữa kênh online và offline không có sự khác biệt quá lớn là rất cần thiết.
Trải nghiệm qua kênh bán hàng offline và online chưa đồng nhất
Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như: Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air… Với khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhanh nhanh hoàn toàn tự động, Kompa trở thành tác đối tác mạnh mẽ của các Doanh nghiệp, một người đồng hành tuyệt vời của nhiều người đội ngũ nhân viên làm Media.
Kompa giúp Doanh nghiệp tối ưu hoá dữ liệu thị trường
Bằng kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực thu thập và phân tích xử lý dữ liệu, các dịch vụ của Kompa giúp thu thập đầy đủ các dữ liệu thị trường quan trọng đối với Thương hiệu và Doanh nghiệp. Bên cạnh thu thập xử lý phân loại dữ liệu, các dịch vụ của Kompa còn hỗ trợ đúc kết ra những insight đắt giá, giúp Doanh nghiệp xác định đúng tệp Khách hàng mục tiêu, bắt kịp xu hướng thị trường, dự đoán xu hướng phát triển của ngành, đưa ra định hướng truyền thông tác động trực tiếp đến đối tượng Khách hàng mục tiêu.
Trước sự đổi mới liên tục của thời đại, doanh nghiệp cần xác định và đưa ra chiến lược nghiên cứu thị trường bán lẻ phù hợp để có thể thích ứng cũng như tối ưu hóa bộ máy quản lý của mình. Từ đó, ta sẽ nhanh chóng thu về lợi nhuận mong muốn và tăng trưởng thị phần hiệu quả.
>Xem thêm: Tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu thị trường trong Doanh nghiệp