Nghiên cứu thị trường ngày nay đã trở thành việc tất yếu mà mỗi Doanh nghiệp đều phải thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ hằng quý, hằng năm. Kết quả của mỗi quá trình nghiên cứu sẽ giúp Doanh nghiệp hiểu rõ các biến động thị trường, đồng thời tìm ra những xu hướng phát triển tiềm năng trong tương lai. Nhưng để nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường, Doanh nghiệp phải lưu ý những điểm quan trọng sau đây.

Khi nào Doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu thị trường?

Trong suốt quá trình vận hành và phát triển, Doanh nghiệp sẽ cần đến những cuộc nghiên cứu, khảo sát thị trường nhất định để đáp ứng mục tiêu kinh doanh đề ra. Cụ thể, nghiên cứu thị trường được xem là một phần bắt buộc nếu Doanh nghiệp hướng đến những mục tiêu như sau:

  • Đo lường sức khoẻ Thương hiệu và đối thủ cũng như các chỉ số truyền thông Thương hiệu
  • Đánh giá lại tệp khách hàng hiện tại, thu thập phản hồi cũng như đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp
  • Phát triển dòng sản phẩm, dịch vụ mới hoặc tổ chức sự kiện liên quan đến việc tăng tính thương mại cho sản phẩm
  • Mở rộng thị trường mục tiêu hoặc gia nhập thị trường mới
  • Thực hiện chiến dịch truyền thông, Thương hiệu
  • Tái định vị Thương hiệu

Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường không hề dễ dàng nếu thiếu đi sự chuẩn bị về mặt nhân lực, khả năng tài chính cũng như chiến lược nghiên cứu cụ thể. Vậy làm sao để tối ưu hoá quy trình thực hiện khảo sát thị trường? Những thông tin sau đây sẽ giúp Doanh nghiệp giải đáp thắc mắc.

>> Đọc thêm: Tìm hiểu về thị trường chuyển đổi số

Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường đối với Doanh nghiệp

5 bước quan trọng trước khi nghiên cứu thị trường

Kết hợp phương pháp định lượng và nghiên cứu định tính

Đa phần khi tiến hành nghiên cứu bất kỳ đối tượng nào, Doanh nghiệp chỉ tập trung thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt. Đây gọi là phương pháp định lượng cơ bản trong nghiên cứu thị trường. Trong khi thực tế, với sự phát triển vượt trội của công nghệ kỹ thuật và nền tảng truyền thông số, có nhiều phương pháp hỗ trợ giúp nâng cao hiệu quả của việc khảo sát thị trường một cách rõ rệt. Chẳng hạn như phương pháp định tính sau khi tổng hợp dữ liệu từ phương pháp định lượng.
Mục tiêu của việc định tính hướng đến Doanh nghiệp có thể đào sâu insight, nguyên nhân thúc đẩy hành vi người dùng cũng như khám phá những suy nghĩ, cảm nhận của họ về Thương hiệu hoặc của đối thủ cạnh tranh cụ thể. Qua đó, kết quả định tính giúp Doanh nghiệp dự đoán xu hướng, nhu cầu khách hàng và đề ra chiến lược phù hợp hơn với thị trường hiện tại.

Phương pháp định lượng và định tính giúp việc thu thập đánh giá dữ liệu hiệu quả

Chú ý phạm vi nghiên cứu

Bất kỳ nghiên cứu nào cũng cần quan tâm đến quy mô nghiên cứu – được tính theo số lượng người tham gia và phạm vi hoạt động của họ trên các nền tảng truyền thông. Quy mô đối tượng nghiên cứu phải đủ lớn, đáp ứng được các tiêu chí khảo sát của Doanh nghiệp thì kết quả nghiên cứu thị trường mới đạt được độ tin cậy nhất định và trở thành nguồn dữ liệu mạnh trong việc đưa ra quyết định cho các chiến lược kinh doanh.
Tuy nhiên, đối với việc nguyên cứu trên phạm vi lớn thì Doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của công cụ nghiên cứu để thuận lợi và chủ động trong việc thu thập thông tin khách hàng. Hiện nay, trên thị trường phát triển nhiều công ty cung cấp giải pháp phân tích dữ liệu trên nền tảng Dữ liệu lớn (Big Data) như Kompa – đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để giải mã insight khách hàng và đào sâu nghiên cứu một cách toàn diện.
>>>Tham khảo thêm: Social listening mang lại lợi ích gì cho Doanh nghiệp

Tham khảo đối thủ cạnh tranh một cách chọn lọc

Định vị được Doanh nghiệp ở đâu trên thị trường là điều rất cần thiết. Nhưng quan trọng hơn cả, đó chính là xác định các đối thủ cạnh tranh tương xứng hoặc sức mạnh ngang tầm với Thương hiệu mình. Vì nếu Doanh nghiệp chạy theo cạnh tranh với đối thủ quá chênh lệch về giá trị hoặc quy mô kinh doanh thì sẽ dẫn đến những dự đoán và đề xuất thiếu tính thực tế, từ đó có thể gây áp lực không nên có cho toàn bộ Doanh nghiệp.
Chính vì vậy, việc xem xét và tham khảo một cách chọn lọc những “kẻ mạnh” đang chiếm lĩnh thị trường ngành sẽ giúp Doanh nghiệp đưa ra những quyết định sáng suốt và khả thi hơn. Bạn có thể phân tích thế mạnh đối thủ và tìm kiếm các chiến lược phù hợp để áp dụng cho Doanh nghiệp, cân đối giữa tình hình thực tại và mục tiêu phát triển trong tương lai giúp nâng cao tầm nhìn Thương hiệu cũng như mở rộng sự am tường thị trường.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả xây dựng chiến lược phát triển Doanh nghiệp phù hợp

Chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp mục tiêu Doanh nghiệp

Trước khi chọn phương pháp nghiên cứu thì Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu và kết quả mong muốn đạt được. Vì nguồn thông tin trên thị trường rất nhiều nên ngày nay nhiều Doanh nghiệp đã sử dụng tích hợp nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm hỗ trợ theo dõi hoạt động truyền thông khai thác đa dạng thông tin hơn.
Ngoài ra, việc cân đối ngân sách thực hiện cũng là điều Doanh nghiệp nên quan tâm để không gây áp lực tài chính lên các hoạt động khác. Nếu với nguồn ngân sách có hạn, Doanh nghiệp cần ưu tiên các giải pháp đơn giản và dễ tiếp cận khách hàng mục tiêu nhất, tiếp theo có thể chọn thêm một số phương pháp bổ trợ phù hợp nếu thực sự cần. Ở đây, Kompa có nhiều giải pháp tương ứng với từng mục tiêu cụ thể sẽ giúp Doanh nghiệp nghiên cứu thông tin thị trường hiệu quả hơn với những phân tích, đánh giá chuyên nghiệp.

>> Đọc thêm: Top những phương pháp tìm hiểu thị trường hiệu quả

Đặt mình vào vị trí khách hàng

Việc nghiên cứu khách hàng không phải hoạt động một chiều từ phía khách hàng, mà cần sự hỗ trợ đồng hành của Doanh nghiệp qua việc đặt câu hỏi, lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ cảm xúc của họ. Bằng cách đặt mình vào vị trí khách hàng mục tiêu, Doanh nghiệp có thể tự đặt ra những câu hỏi như chính mình là người trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ để thông qua đó, Doanh nghiệp sẽ hiểu sâu sắc hơn insight khách hàng và đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
Một điểm quan trọng khi nghiên cứu hành vi người dùng chính là Doanh nghiệp cần đặt câu hỏi cụ thể, mang tính cá nhân hoá sẽ có nhiều thông tin hữu ích hơn là những câu hỏi chung chung. Khách hàng nữ, độ tuổi 25+, sinh sống tại thành phố sẽ có xu hướng thời trang thế nào, khả năng chi trả của họ tầm khoảng bao nhiêu cho 1 bộ váy, điều gì sẽ giữ chân họ lại với Thương hiệu giữa vô vàn mẫu quảng cáo ngoài kia,…

Lấy khách hàng làm trung tâm sẽ cho Doanh nghiệp khai thác nhiều insight đắt giá

Vì sao Doanh nghiệp nên dùng dịch vụ nghiên cứu thị trường?

Quá trình nghiên cứu thị trường đòi hỏi Doanh nghiệp phải đầu tư nguồn nhân lực, công cụ nghiên cứu và thiết lập kế hoạch chặt chẽ để giám sát các hoạt động diễn ra trên nhiều nền tảng truyền thông. Tuy nhiên, nếu Doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa ngân sách hiện có và thu thập dữ liệu chuyên sâu hơn về thị trường cũng như nhu cầu khách hàng mục tiêu thì có thể chọn các đơn vị cung cấp giải pháp phân tích dữ liệu, khảo sát thị trường uy tín.
Kompa tự hào là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại cho việc phân tích dữ liệu đa kênh với nhiều gói giải pháp nghiên cứu chuyên sâu như theo dõi sức khoẻ Thương hiệu, Social Listening, Khảo sát thị trường 360 độ, Quản trị công đồng Doanh nghiệp,… Không chỉ phân tích chân dung và thấu hiểu insight khách hàng, Kompa sẵn sàng giúp Thương hiệu nắm bắt kịp thời những thay đổi thị trường để có đầy đủ cơ sở lập chiến lược tiếp cận mục tiêu hiệu quả hơn.

>> Đọc thêm: Tìm hiểu về dịch vụ  nghiên cứu thị trường của Kompa trên nền tảng số

Tổng kết

Nghiên cứu thị trường là hoạt động mang tính chiến lược, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho Doanh nghiệp. Là một trong những đơn vị sở hữu nhiều ưu thế vượt trội về mặt công nghệ, Kompa giúp Doanh nghiệp khai thác tối đa dữ liệu thị trường với độ chính xác cao. Hãy liên hệ ngay với Kompa để được hỗ trợ các giải pháp quản trị ngay hôm nay.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn