Theo datareportal, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội có lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) cao nhất thế giới, với 3,07 tỷ người dùng tính đến tháng 2/2025. Trung bình, người dùng dành khoảng 30 phút mỗi ngày trên nền tảng này. Mỗi phút trôi qua, hàng triệu bài đăng, bình luận và lượt chia sẻ được tạo ra, phản ánh chân thực cảm xúc, nhu cầu và quan điểm của họ. Đây chính là lý do Social Listening là trợ thủ đắc lực giúp khai thác hiệu quả kho dữ liệu khổng lồ của Facebook, phân tích xu hướng, đo lường cảm xúc, đúc kết insight ứng dụng cho Thương hiệu.
Trong thời đại mà mạng xã hội trở thành nơi người dùng thể hiện cảm xúc, quan điểm và trải nghiệm hàng ngày, Social Listening Facebook giúp theo dõi và phân tích các cuộc thảo luận công khai diễn ra trên Facebook giúp Thương hiệu nắm bắt kịp thời những gì người tiêu dùng đang nói, nghĩ và cảm nhận về một sản phẩm, dịch vụ hoặc chủ đề cụ thể.
Điều khiến Social Listening Facebook đặc biệt quan trọng đối với Thương hiệu vì Facebook hiện vẫn giữ vững là nền tảng hàng đầu được người dùng sử dụng để chia sẻ câu chuyện đời thường, phản ứng trước sự kiện hay chủ đề, và tham gia thảo luận qua lại sôi nổi. Tính đến tháng 1 năm 2025, Việt Nam có khoảng 76,2 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 75,2% dân số cả nước. Trong số đó, Facebook dẫn đầu với 86,1 triệu người dùng, tương đương 83,7% dân số, vượt xa các nền tảng khác. Đứng thứ hai là Zalo, một nền tảng nội địa, với khoảng 74,7 triệu người dùng, chiếm 73,4% dân số. (Datareportal)
Facebook là nền tảng social media được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam tính đến 2/2025
Bằng việc thu thập, sàn lọc và phân tích các cuộc thảo luận, Thương hiệu có cơ hội nhìn thấy được những nhu cầu chưa được đáp ứng, những cảm xúc đang âm ỉ hoặc những xu hướng đang hình thành trong cộng đồng người tiêu dùng.
Không chỉ dừng lại ở việc thu thập và phân tích dữ liệu, Social Listening Facebook còn giúp Doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạch định chiến lược phát triển và quản trị khủng hoảng.
Social Listening trên Facebook giúp phát hiện insight tiềm ẩn
Social Listening trên Facebook giúp cảnh báo sớm rủi ro truyền thông
Social Listening Facebook đo lường thu thập dữ liệu các từ khóa, hashtag, lượt like về chủ đề cụ thể từ các nguồn công khai như bài đăng fanpage, bài đăng hội nhóm công khai, bài đăng cá nhân được mở chế độ public, comment trên các bài viết lan truyền. Thông qua việc theo dõi và thu thập, hệ thống social listening sẽ phân tích số lượng đề cập, xu hướng cảm xúc (positive, negative, neutral), chủ đề nổi bật, và đối tượng người dùng đang thảo luận.
Trong phần lớn hoạt động đo lường, Social Listening Facebook tập trung vào dữ liệu công khai trên MXH. Riêng Social Listening Facebook group sẽ có một số hạn chế nhất định, Facebook đã siết chặt quyền truy cập dữ liệu từ nhóm kín kể từ sau năm 2018, nhưng các nhóm công khai vẫn là nguồn dữ liệu giá trị nếu được theo dõi đúng cách và đảm bảo các quyền riêng tư cho người dùng.
Social Listening trên Facebook không chỉ dừng lại ở việc thu thập dữ liệu mà cần một quy trình bài bản để biến thông tin thành hành động chiến lược. Dưới đây là 5 bước triển khai Social Listening hiệu quả,
Mục tiêu sẽ quyết định hướng thu thập dữ liệu, công cụ sử dụng và cách đo lường hiệu quả. Nếu không xác định rõ, Thương hiệu dễ bị “ngập” trong biển thông tin mà không tìm ra insight giá trị.
Các mục tiêu phổ biến:
Từ khóa là “cần câu” để thu thập đúng dữ liệu. Nếu chọn sai, Thương hiệu sẽ bỏ lỡ thông tin quan trọng hoặc thu thập dữ liệu nhiễu.
Danh sách từ khóa cần theo dõi:
Để Social Listening thực sự hiệu quả, Thương hiệu cần tập trung vào 7 chỉ số cốt lõi sau trong báo cáo phân tích. Mỗi chỉ số đều mang ý nghĩa chiến lược riêng, giúp Doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế.
Là số lần Thương hiệu, sản phẩm, hoặc chủ đề mục tiêu được nhắc đến trên Facebook (bao gồm bài đăng, bình luận, caption ảnh/video…). Đây là chỉ số thể hiện mức độ hiện diện của Thương hiệu trong cuộc trò chuyện cộng đồng.
Bao gồm lượt like, share, bình luận và các biểu tượng cảm xúc. Chỉ số này phản ánh mức độ quan tâm và lan tỏa mà Thương hiệu hoặc chủ đề đạt được. Tương tác cao thường gắn liền với nội dung tạo cảm xúc mạnh hoặc chạm đúng “nỗi đau”/“điểm quan tâm” người dùng.
Trích báo cáo Social Listening Sự kiện GENfest 2024
Là tỷ lệ phần trăm giữa lượng đề cập tích cực và tiêu cực. Đây là thước đo cảm nhận chung của cộng đồng về Thương hiệu. NSR cao chứng tỏ Thương hiệu đang ghi điểm tốt trong mắt người dùng.
Tỷ lệ (%) đề cập Positive thể hiện tỷ lệ phần trăm những cuộc thảo luận, bình luận hay bài đăng mang cảm xúc tích cực về Thương hiệu/sản phẩm so với tổng số lượt đề cập. Đây là thước đo quan trọng phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời giúp Doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh cần phát huy, có thể là về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng hay hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Khi phân tích chỉ số này, Thương hiệu có thể nhận diện được những yếu tố nào đang tạo được ấn tượng tốt với công chúng, từ đó làm cơ sở để nhân rộng các chiến lược thành công.
Chỉ số này phản ánh tỷ lệ những cuộc thảo luận, bình luận tiêu cực về Thương hiệu so với tổng số lượt đề cập. Đây là chỉ số quan trọng giúp Doanh nghiệp nhận diện kịp thời các vấn đề cần khắc phục, từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng cho đến chính sách giá cả. Đặc biệt, khi nhiều khách hàng cùng phàn nàn về một vấn đề giống nhau (như lỗi sản phẩm hay giao hàng chậm trễ), đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho một khủng hoảng truyền thông sắp bùng phát.
Đo lường mức độ hiện diện của Thương hiệu so với đối thủ trong cùng ngành, trên các nguồn Facebook khác nhau (Fanpage, Group, cá nhân). SOV giúp Doanh nghiệp hiểu được vị thế cạnh tranh và phân bổ nguồn lực truyền thông hợp lý.
Là những nội dung, chủ đề liên quan đến Thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất. Việc theo dõi top topic giúp Thương hiệu xác định xem người dùng đang thảo luận gì nhiều nhất, điều gì gây chú ý hoặc tiềm ẩn rủi ro.
Top Nguồn là chỉ số quan trọng giúp Thương hiệu xác định ai đang nói về mình nhiều nhất và đâu là kênh lan tỏa chính, bao gồm: (1) Fanpage nổi bật, (2) Group Facebook có lượng đề cập cao, và (3) KOL/Influencer hoặc tài khoản cá nhân tạo nhiều tương tác. Chỉ số này giúp Doanh nghiệp hiểu rõ kênh nào đang thúc đẩy thảo luận về Thương hiệu (Fanpage, Group hay cá nhân). Ai là người có ảnh hưởng (tích cực/tiêu cực) đến nhận thức cộng đồng.
Bao gồm các đặc điểm như giới tính, độ tuổi và vị trí địa lý, dữ liệu này chỉ có thể thu thập từ người dùng công khai thông tin cá nhân trên Facebook. Mặc dù bị giới hạn, nhưng đây vẫn là nguồn dữ liệu quý giá giúp Thương hiệu phác hoạ được chân dung người dùng thực sự đang quan tâm, thảo luận hoặc tương tác với mình. Việc hiểu rõ nhóm đối tượng này không chỉ giúp tối ưu hoá nội dung, chiến dịch quảng cáo và định vị Thương hiệu chính xác hơn mà còn mở ra cơ hội phát hiện các tệp khách hàng tiềm năng mới. Đồng thời, kết hợp nhân khẩu học với phân tích cảm xúc và hành vi còn là nền tảng quan trọng để cá nhân hoá hành trình trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả.
Social Listening trên Facebook không chỉ đơn thuần là công cụ lắng nghe – mà là cánh tay nối dài giúp Thương hiệu thấu hiểu người dùng một cách sâu sắc và liên tục. Từ việc nắm bắt cảm xúc, xu hướng, đến nhận diện rủi ro và khai phá nhu cầu chưa được đáp ứng, Social Listening mở ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho doanh nghiệp trong hành trình xây dựng hình ảnh, tối ưu sản phẩm và hoạch định chiến lược marketing. Với một nền tảng sở hữu cộng đồng người dùng khổng lồ và giàu tính tương tác như Facebook, Social Listening chính là chìa khóa giúp Thương hiệu hành động nhanh hơn, gần gũi hơn với người tiêu dùng mỗi ngày.