Để thu hút người tiêu dùng trong năm 2025, Marketing không còn chỉ là cuộc chơi của traffic và quảng cáo. Theo HubSpot, Thương hiệu cần trở nên thông minh hơn, trực quan hơn và được dẫn dắt bởi bản sắc Thương hiệu. AI đang mở ra một làn sóng mới cho ngành – từ việc phân tích dữ liệu, tái sử dụng nội dung, đến tự động hóa hành trình khách hàng – tất cả nhằm giúp marketer có thêm thời gian tạo kết nối sâu sắc với người tiêu dùng. Khi cuộc đua chuyển từ “scaling traffic” sang “scaling attention”, điều mà các Thương hiệu cần nhất lúc này không phải là nói nhiều hơn, mà là lắng nghe đúng hơn. Và AI-Driven Social Listening trở thành mảnh ghép không thể thiếu trong các chiến lược Marketing thời đại AI.
Trí tuệ nhân tạo không chỉ thay đổi cách marketer làm việc, mà còn tái định hình toàn bộ chiến lược tiếp cận người tiêu dùng. Dưới đây là 7 xu hướng tiêu biểu được dẫn dắt bởi AI, trích từ báo cáo State of Marketing 2025 của HubSpot:
Trong một thế giới nơi người tiêu dùng liên tục bị bủa vây bởi thông điệp quảng cáo, sự liên quan và cá nhân hóa không còn là một lợi thế – mà là điều kiện tiên quyết để duy trì sự chú ý. AI đã nâng cấp cá nhân hóa từ cấp độ “tên người trong email” lên thành một hệ thống có khả năng dự đoán hành vi, sở thích và nhu cầu chưa được nói ra của từng khách hàng.
HubSpot cho biết, 96% marketer xác nhận cá nhân hóa đã giúp họ tăng doanh số, và những chiến dịch áp dụng AI như tại đội Demand Generation của họ cho thấy kết quả vượt xa kỳ vọng: tỷ lệ chuyển đổi tăng 82%, tỷ lệ mở email tăng 30%, và tỷ lệ nhấp tăng 50%. Đây không chỉ là con số – nó cho thấy AI không chỉ giúp marketer làm đúng hơn, mà còn làm nhanh và sâu hơn.
Sự trỗi dậy của AI trong nội dung đã làm thay đổi định nghĩa về “một chiến dịch Marketing”. Không còn bị giới hạn trong một kênh hay một định dạng, marketer ngày nay có thể dùng AI để biến một bài blog thành chuỗi video ngắn, podcast, bài đăng social media và nhiều hơn nữa – chỉ trong vài phút.
Theo báo cáo, 1 trong 4 marketer đã áp dụng AI để triển khai multi-modal campaigns, giúp Thương hiệu hiện diện trên nhiều nền tảng mà vẫn giữ được sự nhất quán về thông điệp. Điều quan trọng ở đây không phải là tạo thật nhiều nội dung, mà là tạo đúng loại nội dung mà khách hàng sẵn sàng tiếp nhận, ở đúng thời điểm và đúng kênh.
Trong bối cảnh ngày càng bị siết chặt về quyền riêng tư dữ liệu và giảm khả năng theo dõi hành vi người dùng truyền thống, AI đang giúp marketer tận dụng dữ liệu họ đang có – tốt hơn. Không chỉ là báo cáo kết quả, AI còn hỗ trợ phân tích xu hướng, mô hình hóa hành vi khách hàng, và đưa ra gợi ý chiến lược theo thời gian thực.
Báo cáo cho thấy:
Thay vì “nhìn về quá khứ” qua báo cáo, AI cho phép marketer ra quyết định hướng tới tương lai, nhanh hơn và ít cảm tính hơn.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những gì Thương hiệu đại diện, không chỉ những gì họ bán. Trong kỷ nguyên AI, việc tạo nội dung mang tính Thương hiệu (brand-led) không bị triệt tiêu bởi tự động hóa – ngược lại, nó được khuếch đại. AI giúp duy trì nhất quán giọng nói Thương hiệu (brand voice), mở rộng thông điệp sang nhiều kênh mà vẫn giữ được “chất người”.
Theo khảo sát, 65% marketer cho biết nội dung đề cập đến trách nhiệm xã hội, giá trị cộng đồng… đã tăng hiệu quả chiến dịch trong năm qua. AI đóng vai trò như một “người trợ lý” giúp marketer biến những giá trị trừu tượng thành nội dung cụ thể, đúng ngữ cảnh và giàu cảm xúc.
Không chỉ trong quảng cáo hay nội dung, AI còn đang tái định hình mối quan hệ giữa Thương hiệu và khách hàng thông qua các kênh tương tác trực tiếp như chatbot, social inbox và dịch vụ khách hàng trên mạng xã hội.
AI không chỉ trả lời nhanh, mà còn học hỏi và đưa ra phản hồi phù hợp với từng khách hàng, từng ngữ cảnh. Trong báo cáo, AI chatbots được liệt kê là một trong những kênh mới sẽ được nhiều marketer sử dụng lần đầu vào năm 2025, cho thấy tiềm năng lớn để biến mỗi lần tương tác thành một cơ hội xây dựng lòng trung thành Thương hiệu.
Một sự thật thú vị nhưng quan trọng: 31% Gen Z hiện nay thường dùng chatbot AI như ChatGPT để tìm kiếm thông tin thay vì Google. Điều này đồng nghĩa với việc nếu Thương hiệu không hiện diện trong các kết quả do AI tạo ra, họ đang dần biến mất khỏi “tầm nhìn” của thế hệ tiêu dùng tiếp theo.
Gần 50% marketer thừa nhận rằng việc người tiêu dùng dùng AI để tìm kiếm đã ảnh hưởng đến traffic website của họ. Điều này thúc đẩy một kỷ nguyên SEO mới – nơi marketer không chỉ tối ưu cho công cụ tìm kiếm, mà còn phải hiểu cách AI hiểu và trả lời câu hỏi của con người.
Khái niệm influencer đang dần được tái định nghĩa. Không còn giới hạn ở người thật, AI-generated influencers – những hình tượng ảo, được thiết kế và vận hành bằng AI – đang dần trở thành xu hướng. Theo báo cáo, 86% lãnh đạo Marketing tin rằng AI influencer hoặc avatar sẽ thay thế influencer truyền thống vào cuối năm 2025.
Điều này không chỉ là sự đổi mới về công cụ, mà còn mở ra câu hỏi chiến lược: liệu kết nối cảm xúc có thể được tạo ra bởi một thực thể ảo? Và nếu có, Thương hiệu sẽ cần những chuẩn mực mới để đảm bảo tính xác thực, đạo đức và niềm tin từ cộng đồng.
Khi Marketing chuyển dịch từ “tạo nhiều nội dung” sang “tạo nội dung đúng người, đúng lúc”, việc lắng nghe người tiêu dùng không còn là lựa chọn – mà là điều bắt buộc. Trong bối cảnh AI đang dẫn dắt hầu hết các xu hướng Marketing, AI-Driven Social Listening nổi lên như một công cụ trọng yếu, giúp Thương hiệu kết nối với khách hàng không chỉ qua dữ liệu – mà bằng cảm xúc, ngữ cảnh và hành vi thực tế.
AI-Driven Social Listening giúp Thương hiệu nắm bắt liên tục những tín hiệu hành vi và cảm xúc đang thay đổi trên các nền tảng mạng xã hội – từ nội dung khách hàng chia sẻ, cách họ phản hồi với chiến dịch, cho đến các chủ đề họ quan tâm theo thời điểm. Những dữ liệu “sống” này không chỉ giúp Thương hiệu hiểu rõ khách hàng đang nghĩ gì, mà còn tạo ra nền tảng dữ liệu quan trọng để cá nhân hóa nội dung, thông điệp và trải nghiệm phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể.
Khi marketer dùng AI để tạo nội dung đa kênh, điều quan trọng là biết nên kể câu chuyện gì, vào thời điểm nào. AI-driven social listening có thể nhận diện các chủ đề đang được quan tâm, hashtag nổi lên trong cộng đồng hoặc các thảo luận có nguy cơ lan truyền – giúp Thương hiệu phản ứng nhanh hơn và sáng tạo nội dung bắt trend nhưng vẫn đúng giá trị.
Khi AI tập trung phân tích dữ liệu để tối ưu ROI, thì cảm xúc, nhận thức và mức độ yêu thích Thương hiệu lại là lớp dữ liệu mềm nhưng có giá trị chiến lược không kém. Đây chính là những tín hiệu thể hiện mức độ authentic – sự chân thực và gần gũi mà Thương hiệu xây dựng được trong lòng người tiêu dùng. AI-Driven Social Listening cung cấp lớp dữ liệu cảm xúc này bằng cách phân tích các thảo luận, phản hồi và biểu hiện cảm xúc xung quanh Thương hiệu trên mạng xã hội – qua đó giúp Doanh nghiệp theo dõi sự thay đổi về hình ảnh Thương hiệu trước, trong và sau mỗi chiến dịch. Đây là yếu tố thiết yếu để Thương hiệu phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh nội dung do AI tạo ra ngày càng tràn ngập và dễ bị rơi vào lối mòn công nghiệp hóa, thiếu cảm xúc con người.
Với làn sóng nội dung “brand-led” và thể hiện lập trường xã hội, social listening giúp Thương hiệu biết được: thông điệp của mình có đang được đón nhận không, có gây tranh cãi không, và điều gì đang tạo ra sự đồng cảm lớn nhất với cộng đồng.
AI-Driven Social Listening cho phép Thương hiệu lắng nghe cộng đồng khách hàng theo thời gian thực – thông qua việc theo dõi liên tục các cuộc trò chuyện công khai, bình luận, xu hướng thảo luận trên mạng xã hội và nền tảng số. Nhờ đó, Thương hiệu không chỉ có cơ sở để tăng cường mức độ tương tác một cách kịp thời và phù hợp với ngữ cảnh, mà còn chủ động phát hiện sớm luồng thông tin tiêu cực, từ đó có phương án xử lý nhanh và phù hợp để quản trị rủi ro danh tiếng. Trong môi trường truyền thông số vận hành liên tục, tính chủ động và thời gian phản ứng chính là yếu tố then chốt để xây dựng lòng tin và duy trì hình ảnh Thương hiệu vững chắc.
Khi hành vi tìm kiếm đang chuyển dịch mạnh từ công cụ tìm kiếm truyền thống sang các nền tảng AI chatbot như ChatGPT, Gemini hay Copilot, một thách thức mới đặt ra cho Thương hiệu là: khách hàng thực sự đang hỏi gì – và họ hỏi như thế nào? Trong môi trường đó, từ khóa không còn là chuỗi kỹ thuật để nhồi nhét trong nội dung, mà trở thành một phần của ngôn ngữ đối thoại sống động, tự nhiên và đa nghĩa.
AI-Driven Social Listening đóng vai trò nền tảng bằng cách liên tục thu thập và phân tích các câu hỏi thật, cách diễn đạt mộc mạc và những cụm từ khóa đang thịnh hành trong cộng đồng khách hàng. Những insight ngôn ngữ này trở thành dữ liệu huấn luyện quý giá cho hệ thống chatbot AI – giúp chatbot trả lời sát ngữ cảnh, đúng mối quan tâm thực sự của người dùng thay vì các câu trả lời công thức.
Đồng thời, việc thấu hiểu ngôn ngữ tìm kiếm tự nhiên này cũng giúp Thương hiệu tối ưu hóa nội dung SEO không chỉ cho Google, mà còn cho chính các nền tảng AI sẽ định hình hành vi tìm kiếm trong tương lai. Trong kỷ nguyên của tìm kiếm hội thoại (conversational search), ngôn ngữ của người tiêu dùng trở thành tài sản chiến lược, và Social Listening chính là cầu nối giúp Thương hiệu khai thác và chuyển hóa tài sản đó thành lợi thế cạnh tranh.
Trong bối cảnh AI có thể tạo influencer ảo, AI-Driven Social Listening đóng vai trò thẩm định: ai là người (hay thực thể) thực sự tạo được tương tác chất lượng? Công cụ AI này giúp phân tích mạng lưới lan truyền, mức độ ảnh hưởng thực tế và sự tương thích giữa người ảnh hưởng và Thương hiệu – vượt xa các chỉ số ảo như lượt theo dõi.
Kỷ nguyên AI đang mở ra vô vàn cơ hội cho ngành Marketing: tự động hóa nhanh hơn, cá nhân hóa sâu hơn, sáng tạo dễ dàng hơn. AI-Driven Social Listening không chỉ giúp Thương hiệu “nghe được nhiều hơn”, mà còn “hiểu đúng hơn” những gì khách hàng đang nghĩ, đang cảm và đang cần. Đó chính là nền tảng để xây dựng chiến lược nội dung có chiều sâu, tương tác mạng xã hội có ý nghĩa, quản trị danh tiếng chủ động, và trên hết là tăng tính authentic – sự chân thực sống còn trong thời đại AI lan rộng.