Kỷ nguyên công nghệ số 4.0 mở ra chứng minh cho sự lên ngôi của các nền tảng mạng xã hội. Chính vì thế, quản lý tốt truyền thông mạng xã hội trở thành nhiệm vụ tối quan trọng của bất kỳ Doanh nghiệp nào, đặc biệt là những Doanh nghiệp non trẻ vừa bước chân vào thị trường. Một Doanh nghiệp mới càng cần phải hiểu rõ và nắm bắt các phương pháp để quản trị truyền thông trên đa nền tảng hiệu quả. Nếu bạn vẫn đang còn mơ hồ về khái niệm này, hãy đọc bài viết dưới đây để được giải đáp tất cả những thắc mắc.
Tiềm năng để triển khai các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội là vô cùng rộng lớn khi có đến 74% người sử dụng mạng xã hội để mua hàng. Trong đó, có 80% người dùng nhận được lời khuyên mua sắm qua mạng. Nhờ đó, các nhãn hàng, Thương hiệu có thể nhìn nhận về khả năng quảng cáo trên mạng xã hội là phương thức tiếp cận khách hàng nhanh chóng và tốt nhất hiện nay. Từ việc nâng cao độ nhận biết Thương hiệu đến việc tăng lượt khách hàng ghé qua cửa hàng mua sắm, đưa các chiến dịch marketing “về đích” thành công là một trong số các ảnh hưởng tích cực mà chỉ quản trị truyền thông mới có thể mang lại cho Doanh nghiệp.
Khi khách hàng ngày nay không còn mặn mà với các cách tiếp thị và quảng cáo truyền thống tốn kém như ngày xưa, các chiến dịch truyền thông hiệu quả sẽ là phương thức tiếp cận khách hàng mới, hiệu quả cao hơn với chi phí tối ưu. Mạng xã hội là các kênh quảng cáo mà các Doanh nghiệp mới có thể tận dụng để đăng tải nội dung, phản hồi bình luận của khách hàng gần như không tốn phí, dễ dàng tiếp cận các khách hàng tiềm năng và tăng lưu lượng người theo dõi, truy cập trực tuyến.
Ưu điểm to lớn của mạng xã hội là khả năng tương tác giữa Doanh nghiệp với khách hàng hoặc các người dùng với phạm vi trên toàn thế giới. Mỗi mạng xã hội lại sở hữu các tính năng thú vị và độc đáo khác nhau.
Ngoài những lợi ích chính là duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng ở hiện tại và cả trong tương lai, chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành những khách hàng trung thành. Thì còn có những giá trị bên lề như sự liên kết giữa các nền tảng xã hội, giao diện bắt mắt thu hút các khách hàng tiềm năng mới (Instagram), là nơi chia sẻ các tài liệu, tin tức chuyên ngành cụ thể hay tạo dựng mối quan hệ hợp tác giữa các Doanh nghiệp (LinkedIn) hay truyền tải thông tin hữu ích đến khách hàng như giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, và tăng nhận thức về Thương hiệu của Doanh nghiệp mình (Youtube).
Đây là yếu tố quan trọng, liên quan đến hành vi và nhận thức của đối tượng mua sắm mà Doanh nghiệp đang hướng tới. Cụ thể:
Bước đầu tiên Doanh nghiệp cần thực hiện chính là khoanh vùng tệp khách hàng mục tiêu. Lắng nghe mong muốn, ý kiến của khách hàng và phác thảo ra sơ lược các yếu tố cần thiết cho các chiến lược truyền thông xã hội. Nhắm trúng đối tượng trên các nền tảng yêu thích của họ sẽ tạo cơ hội để thu lại lợi tức đầu tư lớn.
Thông thường, với mỗi nền tảng, Doanh nghiệp cần tập trung xây dựng chiến lược cụ thể cho từng mạng xã hội vì cách sử dụng khác nhau và cách thức tiếp cận khách hàng cũng không giống nhau. Thêm vào đó, Doanh nghiệp cũng cần để ý đến các yếu tố như:
Sau khi có được những thông tin cần thiết, bước tiếp theo là lên lịch để tiến hành các hoạt động trong chiến dịch quảng bá. Một kế hoạch được lên lịch cụ thể sẽ giúp bạn quản lý các nội dung truyền thông trên đa nền tảng tốt hơn. Bắt đầu bằng các bài đăng thông báo của công ty, tin tức, hình ảnh nâng cao độ nhận biết của khách hàng về Doanh nghiệp. Tiếp theo là các bài viết nội dung tập trung về sản phẩm, kêu gọi hành động (CTA) và hơn thế nữa.
Đối tượng người dùng trên các nền tảng không giống nhau, vì vậy, Doanh nghiệp cần phải xem xét các khía cạnh của bài viết từ chủ đề, đối tượng tiếp cận và sáng tạo các nội dung cho phù hợp với từng độ tuổi. Tránh để các bài nội dung xuất hiện với tần suất quá dày đặc/quá thưa thớt hay nhắm đến sai đối tượng. Để làm việc hiệu quả nhất, đội ngũ truyền thông cần phối hợp với đội nhóm Content Creator và Designer của Doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung: thu hút người dùng và hoàn thành mục tiêu của Doanh nghiệp.
Bước sau cùng của quá trình quản trị truyền thông chính là theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động truyền thông của từng chiến dịch. Rút kinh nghiệm và cải thiện qua mỗi chiến dịch để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả lớn.
Nếu quản trị truyền thông là những hoạt động giúp gắn kết và tạo dựng Thương hiệu của Doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Thì quản trị truyền thông lại giúp tăng hiệu quả và chất lượng của việc kết nối cộng đồng bằng cách theo dõi và lắng nghe phản hồi của khách, tạo cơ hội cho Thương hiệu trở nên gần gũi với khách hàng nhằm chia sẻ và phát triển như những giá trị mà Kompa vẫn luôn gìn giữ và duy trì từ ngày đầu thành lập đến nay.
Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác.
Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air….
Tại Kompa, chúng tôi cung cấp các công cụ cần thiết để xây dựng quản lý và vận hành cộng đồng Doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nếu phương pháp quản trị truyền thông đa nền tảng của Doanh nghiệp bạn hoạt động chưa hiệu quả, đã đến lúc Doanh nghiệp bạn cần nhờ cậy đến một bên thứ ba chuyên cung cấp các dịch vụ quản trị truyền thông mạng xã hội hiệu quả mà Kompa là một điển hình. Với mong muốn đồng hành và mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng, Kompa còn giúp Doanh nghiệp quản trị hiệu quả với đa dạng các giải pháp quản trị khác nhau.
Bài viết trên là các bước cơ bản để Doanh nghiệp tiến hành quản trị truyền thông đa nền tảng, đặc biệt phù hợp với các Doanh nghiệp còn non trẻ. Để đảm bảo hiệu quả đầu ra, các Doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng các dịch vụ quản trị cộng đồng Doanh nghiệp từ các chuyên gia trong ngành như Kompa.