Chiến lược “Hợp Tác Thương Hiệu” (hay còn gọi là “Collaboration Marketing”) không chỉ mang đến một làn gió mới cho khách hàng và thị trường, mà còn được biết đến như một chiến lược truyền thông & Marketing hiệu quả.
Thông qua việc kết hợp với Người có tầm ảnh hưởng trên Internet (Kols) hoặc những Thương hiệu nổi bật tầm cỡ quốc tế, chiến lược giúp Doanh nghiệp tiếp cận thêm lượng khách hàng tiềm năng, tăng lượng tương tác từ người dùng Mạng xã hội, hay thậm chí mang đến một sự đột phá về nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm.
Với giải pháp về Media & Social Listening, Kompa đã tổng hợp & phân tích nhanh 6 màn kết hợp nổi bật đến từ Biti’s, M.O.I, Pepsi, Ananas, Lemonade, và Uniqlo. Trong đó, Biti’s, M.O.I, Ananas và Lemonade là những đại diện nổi bật của Việt Nam (Local Brand).
(Thời gian thu thập dữ liệu và phân tích nghiên cứu: 01/09/2020 – 31/03/2021)
Bài viết được thực hiện bởi Kompa – đơn vị cung cấp các giải pháp công nghệ dựa trên nền tảng Dữ Liệu Lớn (Big Data) và Trí Tuệ Nhân Tạo (A.I) nhằm giúp Doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong Kỷ Nguyên Số.

Báo cáo được thực hiện bởi Kompa – đơn vị cung cấp các giải pháp công nghệ dựa trên nền tảng Dữ Liệu Lớn (Big Data) và Trí Tuệ Nhân Tạo (A.I) nhằm giúp Doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong Kỷ Nguyên Số.

Tổng quan 6 chiến dịch Hợp tác Thương hiệu đình đám trong cuối năm 2020 và đầu năm 2021

Hình thức hợp tác với Kols vẫn là xu hướng

Nội dung do chính khách hàng tạo ra (hay còn gọi là “UGC”) mang Thương hiệu đến gần hơn với khán giả

Nội dung do khách hàng tạo ra (User Generated Content – UGC) tạo nên lượng thảo luận khá đáng kể, đặc biệt trên Diễn đàn và Youtube. Uniqlo, M.O.I và Lemonade nổi bật với các video đánh giá sản phẩm, trong khi Pepsi thu hút người xem với các video khách hàng thực hiện thử thách “Săn tìm phiên bản giới hạn”.

Facebook không còn là kênh truyền thông thống trị chính

Trong thời gian cuối năm 2020 và đầu năm 2021, chỉ có 51% lượng thảo luận đề cập về 6 chiến dịch trên kênh Facebook. Còn lại, các thảo luận được ghi nhận chủ yếu trên Youtube, Diễn đàn.

Điều này thể hiện khách hàng đang có xu hướng tìm hiểu thông tin chiến dịch nhiều hơn qua các nội dung video. Các diễn đàn là nơi trao đổi những đánh giá về sản phẩm từ người mua trước. Nhờ tăng hiện diện trên đa dạng kênh truyền thông, chiến dịch có thể tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng hơn, qua đó tăng lượng thảo luận và tương tác về sản phẩm.

Tổng hợp 6 chiến dịch hợp tác Thương hiệu cuối năm 2020 & đầu năm 2021

Nhìn chung, các chiến dịch hợp tác mang đến thành công về mặt nhận diện và mức độ yêu thích Thương hiệu trên môi trường số.

M.O.I và Ananas thu về hơn 80% thảo luận tích cực sau chiến dịch. Các nhân vật hoạt hình vốn đã có tệp khán giả nhất định và việc tận dụng những hình ảnh thân thuộc giúp hai Thương hiệu hiệu tận dụng thêm tệp khách hàng từ người hâm mộ; đồng thời hỗ trợ việc xây dựng hình ảnh tích cực trong lòng khách hàng. 

Hơn 85,6% khách hàng nhắc trực tiếp đến Uniqlo trong xuyên suốt chiến dịch với Jil Sander, giúp Thương hiệu này dẫn đầu về mức độ nhận biết.

Pepsi sở hữu 84,7% thảo luận tích cực của khách hàng nhờ màn kết hợp với Blackpink và đồng thời thành công trong việc tăng lượng yêu thích đến Thương hiệu (Brand Love). Ngoài ra, các thảo luận về Biti’s and Ananas đề cập đến yếu tố kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm.

Dấu ấn nổi bật của các chiến dịch hợp tác

Để hiểu rõ hơn về những điểm nhấn trong thảo luận của người dùng Mạng xã hội về những màn kết hợp này, Kompa sử dụng một số yếu tố để đánh giá như sau:

Pepsi x Blackpink | Cứ trẻ, cứ chất, cứ Pepsi

Dấu ấn: Với tuyên ngôn: “Chúng tôi thách thức giới hạn, chúng tôi theo đuổi sự hoàn hảo”, Blackpink là tượng đài của nhiều bạn trẻ thế hệ Z. Kết hợp với hình tượng táo bạo, dám nghĩ dám làm, Pepsi gửi thông điệp “sự kích thích vị giác với sức mạnh “năng lượng ga cuồng nhiệt” cho sản phẩm Pepsi Không Calo.

Đánh giá chung: 

  • Nhận diện thương hiệu tốt.
  • Mức độ lan tỏa cao trên kênh Facebook và Youtube .
  • Nhiều nội dung UGC ấn tượng. 
  • Tăng lượng khách hàng yêu thích.

Mặt trận truyền thông chính Pepsi x Blackpink là Facebook và Youtube, ghi nhận hơn 90% thảo luận về chiến dịch. Chủ đề thảo luận trên Facebook chủ yếu xoay quanh các Minigame tương tác liên quan đến Blackpink. Còn trên Youtube, các nội dung video như “Thử thách săn tìm” hoặc “Đập hộp – unbox” phiên bản giới hạn thu hút lượt xem và tương tác đáng kể.

Pepsi đã thành công tận dụng lượng fan hâm mộ của Blackpink. Chỉ với thông tin Pepsi kết hợp với nhóm nhạc này cũng đã kích thích sự tò mò của người dùng Mạng xã hội: “Bán ở đâu chưa thấy?” (Link).
Chiến dịch này còn giúp Pepsi thành công tăng lượng khách hàng yêu thích Thương hiệu (Brand love). Nhiều bình luận muốn “chuyển sang uống Pepsi” chỉ vì nhãn hàng này đã bắt tay với thần tượng của họ: “Có Blackpink thì tôi sẽ mua nhiều hơn rồi” (Link).

M.O.I x Micky | Bộ sưu tập Mickey’s Magic

Dấu ấn kết hợp: Kết hợp giữa M.O.I và Walt Disney mang đến thiết kế với hình ảnh chuột Mickey và Minnie trên 2 dòng sản phẩm: son dưỡng có màu Magic Lips và phấn má siêu mịn Glowing Cheeks. 

Đánh giá chung: 

  • Tạo được lượng tương tác tốt.
  • Lượng thảo luận tích cực và lượt yêu cầu tư vấn sản phẩm cao.

Cú bắt tay giữa M.O.I và Walt Disney tạo ra lượng thảo luận ấn tượng về chiến dịch trên Diễn đàn và Youtube; chủ yếu trao đổi về mẫu mã và chất lượng sản phẩm.

Nổi bật nhất chiến dịch là Minigame Livestream ra mắt sản phẩm, thu hút lượng lớn khách hàng tương tác và yêu cầu tư vấn sản phẩm. “xinh”, “mê quá”, “cưng xỉu” là những từ khóa được ghi nhận nhiều nhất. 

Bộ sưu tập UNIQLO + Jil Sander Xuân/Hè 2021

Dấu ấn nổi bật: Các thiết kế của Jil Sander được nhấn nhá tinh tế, thanh lịch, nâng tầm phong cách tối giản trong trang phục của Uniqlo.
Đánh giá chung:
• Nhận diện thương hiệu tốt.
• Mức độ lan tỏa tốt.
• Lượng thảo luận chủ yếu đến từ kênh lan truyền tự nhiên (Earned Channel).

Khách hàng thảo luận về sự kết hợp giữa Uniqlo x Jil Sander đa phần trên kênh Youtube trong đó phần lớn là các nội dung “UGC” – review và phân tích chuyên sâu về kiểu dáng của các mẫu thiết kế.
Thảo luận về chiến dịch trên Facebook ghi nhận:
– Fanpage Uniqlo chỉ chiếm 16,6%.
– Gần 20% còn lại đến từ nội dung chia sẻ của người dùng Facebook trên trang cá nhân và các nhóm cộng đồng.
Đa số chia sẻ trên Facebook cá nhân là từ các Micro-influencers về phong cách sống. Việc này gợi liên tưởng đến chiến lược Marketing truyền miệng (Word-of-Mouth Marketing); chiến lược này không chỉ tiết kiệm kinh phí mà còn giúp Thương hiệu tiếp cận đến đúng tệp khách hàng tiềm năng – là khán giả của các Micro-influencers, những người có khả năng sẽ mua sản phẩm.

Lần trở lại với “Nữ hoàng tối giản” Jil Sander đã giúp Uniqlo dẫn đầu các thảo luận về Thương hiệu và chiến dịch với các đánh giá từ khách hàng xoay quanh thiết kế “đẹp và độc đáo” và “thanh lịch nhưng chất”.
Nhiều khách hàng nhắc đến mẫu áo “Bomber” trong bộ sưu tập, một số bình luận thậm chí còn “than phiền” vì một số kiểu áo đã bán hết, thể hiện sức hút đáng nể của bộ sưu tập lần này.

Bộ sưu tập Lemonade x Đông Nhi | Perfect Couple Lips Love Edition

Dấu ấn nổi bật: Bộ sưu tập do Đông Nhi nghiên cứu và lựa chọn màu son “Trendy” thời thượng.  

Đánh giá chung: 

  • Nhận diện thương hiệu tốt.
  • Phân bố thảo luận chủ yếu trên Facebook. 
  • Nhu cầu tìm hiểu và mua sản phẩm tăng cao.

Sự kết hợp của Đông Nhi giúp Lemonade tạo được độ nhận diện rất tốt ghi nhận hơn 60% khách hàng đề cập đến Thương hiệu xuyên suốt chiến dịch.

Một bất ngờ là gần 60% thảo luận từ khách hàng về chiến dịch ghi nhận được trên Kênh Youtube, trong khi con số này trên Facebook chỉ chiếm 31,7%. Chiến lược đẩy mạnh nội dung do khách hàng tạo ra (UGC) trên Youtube tỏ ra khá hữu hiệu khi người tiêu dùng mỹ phẩm hiện nay có xu hướng tham khảo review về sản phẩm qua các Beauty Bloggers trên Youtube. 

Thông qua kênh của các VBloggers nổi tiếng như: Trinh Phạm, Góc của Rư, Châu Bùi,… và các kênh cá nhân khác, BST Lemonade x Đông Nhi thu hút hơn 1,1 triệu lượt xem trên Youtube.

Phần lớn thảo luận trên YouTube xoay quanh “Đông Nhi’, “mức giá tốt”, “màu son đẹp”, và “phù hợp với làn da người Việt”, cho thấy đánh giá về tính ứng dụng của sản phẩm khá tốt.

Biti’s x Việt Max – Bộ sưu tập Arising Vietnam

Dấu ấn kết hợp: Bộ sưu tập Biti’s x Vietmax lấy cảm hứng từ họa tiết trên Trống Đồng thể hiện hình ảnh một thế hệ trẻ Việt mạnh mẽ và đồng thời đề cao & trân trọng bản sắc văn hóa Việt Nam.

Đánh giá chung: 

  • Tạo được hiệu ứng tương tác với Thương hiệu tốt. 
  • Thu hút người dùng Mạng xã hội tạo Video về sản phẩm. 
  • Được đánh giá cao về ý tưởng và thiết kế. 

Ngay từ khi ra mắt, những poster “chất lừ” của Dentsu Redder trên Facebook đã giúp màn chào sân của bộ sưu tập Arising Vietnam của Biti’s hoành tráng hơn bao giờ hết. 

Không ít bình luận thể hiện sự yêu thích cuồng nhiệt với thiết kế và muốn “chốt đơn” ngay từ phút giây đầu tiên – “tôi phải chốt kèo 2 đôi cổ Low với cổ High mới được“, “nhanh gọn chốt đôi màu đen” (link).

Dù có màn ra mắt ấn tượng trên Mạng xã hội, nhưng Diễn đàn và Youtube mới là nơi khách hàng thảo luận nhiều về Bộ sưu tập của Biti’s chủ yếu về kiểu dáng như: “khả năng phối đồ”, “form giày” và so sánh với các Thương hiệu khác.

Bộ sưu tập Ananas x Lucky Luke Pattas

Dấu ấn nổi bật: Màn hợp tác chính thức với biểu tượng nhân vật truyện tranh Lucky Luke đến từ Pháp, đánh dấu chiến lược đột phá, “dám nghĩ dám làm” của một nhãn hàng đến từ Việt Nam. 

Đánh giá chung: 

  • Mức độ nhận diện Thương hiệu cao. 
  • Chiến dịch tạo được tiếng vang. 
  • Lượng thảo luận tích cực cao. 
  • Thu hút được khách hàng tạo “UGC” về sản phẩm.

Logo sản phẩm kết hợp Ananas x Lucky Luke được sử dụng chính thức, xuyên suốt các chiến dịch truyền thông cho sản phẩm. Nhiều bình luận bày tỏ sự phấn khích về màn kết hợp mang thương hiệu Việt ra thế giới.

Ngoài Fanpage Facebook của Ananas, chiến dịch ghi nhận hơn 50% thảo luận đến từ các kênh khác:

– 21,07% trong hội nhóm Facebook.

– Gần 25% trên Diễn đàn.

– Gần 9% trên Youtube.

Đây là nơi những “người đam mê giày” hoạt động chủ yếu, cho thấy chiến dịch có sức lan tỏa tốt, thâm nhập sâu vào nhiều kênh truyền thông khác nhau.

38,49% thảo luận đánh giá thiết kế của Bộ sưu tập “đẹp” và “ấn tượng”, nhưng để đi đến quyết định mua, nhiều khách hàng cân nhắc về “độ êm” và “khả năng phối đồ” của giày. 

Đúc kết

Về dấu ấn của các chiến dịch với người dùng Mạng xã hội

Tổng quan, các chiến dịch Marketing Kết hợp giúp Thương hiệu tạo dấu ấn tốt trong lòng khách hàng. Trung bình tất cả chiến dịch, có hơn 80% lượng thảo luận tích cực và 50% lượt đề cập đến các Thương hiệu từ khách hàng.

Các chiến dịch này mang đến làn gió mới cho hình ảnh Thương hiệu, góp phần tăng hiện diện và kích thích khách hàng tương tác nhiều hơn. Riêng màn kết hợp với Blackpink còn giúp Pepsi tăng lượng yêu thích Thương hiệu “Brand Love”. 

Về khả năng kích thích nhu cầu mua sắm các sản phẩm kết hợp

Hầu hết các chiến dịch đều tạo được sự thúc đẩy khách hàng mua và sử dụng sản phẩm.

Bên cạnh ý tưởng, các màn kết hợp về thời trang, mỹ phẩm, người tiêu dùng tỏ ra quan tâm đến chất lượng và tính ứng dụng của sản phẩm trước khi thực sự quyết định mua. Vì vậy, Thương hiệu vẫn cần tập trung vào chất lượng sản phẩm để tạo yếu tố cộng hưởng thành công tối đa cho các chiến dịch.

Về kênh và nội dung truyền thông

Sự chuyển dịch trong phân bổ kênh truyền thông cho thấy Facebook không còn là kênh truyền thông thống trị chính. Các nội dung do khách hàng tạo ra “UGC” ngày càng được người dùng Mạng xã hội đặt niềm tin trong đó điển hình là việc tham khảo các video review sản phẩm trên Youtube, Diễn đàn, cũng như các bài viết chia sẻ về trang Facebook cá nhân. 

Những nội dung “UGC” như “đánh giá, phân tích sâu về chất liệu, mẫu mã” và “minigame thực hiện thử thách”, các “bí quyết mix&match (phối hợp trang phục)” là chủ đề thu hút được nhiều khách hàng quan tâm. Đây là những chủ đề Thương hiệu có thể khai thác để tạo hiệu ứng cộng hưởng cho các chiến dịch.

Bài viết được thực hiện bởi Kompa – đơn vị cung cấp các giải pháp công nghệ dựa trên nền tảng Dữ Liệu Lớn (Big Data) và Trí Tuệ Nhân Tạo (A.I) nhằm giúp Doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong Kỷ Nguyên Số.

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn