Ngoài đo lường sức khỏe thông qua các phương pháp nghiên cứu thị trường. Sức khỏe Thương hiệu cũng rất cần được đo lường trên không gian số thông qua phương pháp Social Listening. Cả hai báo cáo đều có mục tiêu chung là đánh giá và cải thiện sức khỏe Thương hiệu. Bài viết này sẽ giúp phân biệt và so sánh hai phương pháp đo lường Brand Health Check, nhận định ưu nhược điểm cũng như lợi ích từ mỗi phương pháp, từ đó giúp Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho việc phát triển Thương hiệu bền vững.
Brand Health Check là một quá trình đánh giá toàn diện nhằm đo lường và theo dõi sức khỏe của Thương hiệu trên thị trường. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, Brand Health Check giúp Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhận thức của người tiêu dùng, mức độ hài lòng, lòng trung thành và hiệu suất của Thương hiệu. Quá trình này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiện trạng của Thương hiệu mà còn giúp phát hiện ra các cơ hội cải thiện và phát triển trong tương lai, đảm bảo rằng Thương hiệu luôn giữ vững vị thế cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Nghiên cứu thị trường và nghiên cứu dữ liệu nền tảng số là hai phương pháp thực hiện báo cáo Brand Health Check chính.
Với phương pháp nghiên cứu thị trường, sức khỏe Thương hiệu được đo lường dựa vào các phương thức nghiên cứu định tính và định lượng như khảo sát người tiêu dùng, phỏng vấn sâu và nhóm thảo luận tập trung giúp thu thập thông tin về cảm nhận, nhận thức và trải nghiệm của khách hàng đối với Thương hiệu.
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu trên các nền tảng số gồm các phương thức nghiên cứu như phân tích thảo luận mạng xã hội, chỉ số cảm xúc người dùng, mức độ nhận diện Thương hiệu trên các kênh trực tuyến giúp cung cấp góc nhìn về cảm nhận, tình cảm của khách hàng đối với Thương hiệu, hiệu quả của các hoạt động truyền thông mạng xã hội, và cách Thương hiệu được nhìn nhận trên không gian mạng.
Dưới đây là một số phương thức mà các Thương hiệu thường sử dụng để đo lường Brand Health Check:
Theo dõi doanh số bán hàng, tần suất mua hàng và các xu hướng bán hàng để hiểu sự thay đổi trong sức khỏe Thương hiệu.
Sử dụng các công cụ để theo dõi và phân tích các cuộc thảo luận, đề cập về Thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.
Dù là nghiên cứu thị trường hay nghiên cứu dữ liệu nền tảng số mỗi giải pháp đều giúp Thương hiệu đo lường các chỉ số cần thiết và có ưu nhược điểm riêng.
Báo cáo Brand Health Check trong nghiên cứu không gian số sử dụng các công cụ và kỹ thuật để thu thập và phân tích dữ liệu từ các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn, blog, và các trang tin tức. Các chỉ số quan trọng được theo dõi bao gồm số lượng đề cập (mentions), tương tác (engagement), cảm xúc (sentiment), thị phần thảo luận (share of voice). Báo cáo này tận dụng sức mạnh của công nghệ hiện đại để theo dõi và phân tích dữ liệu thời gian thực, cung cấp cái nhìn toàn diện về sự hiện diện và hiệu suất của Thương hiệu trên không gian số.
Báo cáo Brand Health Check trong nghiên cứu thị trường thu thập dữ liệu trực tiếp từ người tiêu dùng. Phương pháp này chú trọng vào việc lấy thông tin trực tiếp từ khách hàng, giúp đo lường các chỉ số như mức độ nhận diện Thương hiệu (brand awareness), lòng trung thành (brand loyalty), cảm nhận Thương hiệu (brand perception), và sự hài lòng của khách hàng (customer satisfaction)…. Việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu thị trường đòi hỏi thời gian và tài nguyên và cung cấp thông tin chuyên sâu tâm lý và hành vi người tiêu dùng, thị phần thị trường, phân khúc khách hàng…
Báo cáo Brand Health Check ở hai phương pháp nghiên cứu đều có mục tiêu chung là đo lường và đánh giá sức khỏe Thương hiệu để đưa ra các chiến lược cải thiện hiệu suất và phát triển bền vững. Cả hai phương pháp nghiên cứu đều sử dụng một số chỉ số cơ bản như nhận diện Thương hiệu, cảm nhận Thương hiệu và lòng trung thành để đánh giá hiệu suất Thương hiệu.
Sự khác biệt chính giữa hai báo cáo là nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập. Brand Health Check trên không gian số dựa vào dữ liệu từ các nền tảng số, trong khi Market Research dựa vào dữ liệu trực tiếp từ người tiêu dùng. Chi phí và thời gian cũng là điểm khác biệt, khi Market Research thường tốn kém và mất nhiều thời gian hơn so với Brand Health Check trên không gian số.
Brand Health Check trên không gian số có nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm khả năng cung cấp dữ liệu thời gian thực, phản ánh ngay lập tức các xu hướng và thay đổi trên không gian số, giúp Doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng. Phạm vi rộng lớn của dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau mang lại cái nhìn toàn diện về sức khỏe Thương hiệu. Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp này chính là độ nhiễu thông tin dữ liệu, khiến phản ánh không chính xác hoàn toàn 100% mọi khía cạnh của Thương hiệu.
Brand Health Check trong nghiên cứu thị trường cung cấp cái nhìn sâu sắc về tâm lý, hành vi và cảm nhận của người tiêu dùng nhờ vào các phương pháp khảo sát trực tiếp. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao và mất nhiều thời gian để thực hiện các khảo sát, phỏng vấn và nhóm tập trung. Thông tin thu thập được cũng không phản ánh ngay lập tức các thay đổi và xu hướng trên thị trường.
Báo cáo Brand Health Check trên không gian số và trong Market Research đều có những ưu và nhược điểm riêng, và cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và cải thiện sức khỏe Thương hiệu. Để đạt được kết quả tốt nhất, Doanh nghiệp nên kết hợp cả hai phương pháp này để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về Thương hiệu, từ đó xây dựng các chiến lược hiệu quả và phát triển bền vững.