Dựa trên những thắc mắc mà cộng đồng thường xuyên gửi về cho Kompa và nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về định nghĩa cũng như phương pháp đo lường các Bảng Xếp Hạng (BXH). Kompa chia sẻ tổng quan và chi tiết về hệ thống các BXH Kompa thông qua bài viết dưới đây.
Kompa xây dựng hệ thống 4 bảng xếp hạng (BXH), mỗi BXH tập trung vào một khía cạnh quan trọng của mạng xã hội (MXH), bao gồm:
BXH Top 10 Hot Topics đo lường các chủ đề đang được quan tâm xuyên suốt 1 tuần trong cộng đồng MXH, cung cấp cái nhìn toàn diện về các xu hướng nổi bật dựa trên từ khóa của chủ đề đo lường.
– Chủ đề đo lường: thông tin, tin tức, sự kiện, nhân vật, xu hướng…. MXH có lượng tương tác hàng đầu MXH
– Phương pháp đo lường: theo từ khoá
– Nền tảng đo lường: Facebook, Instagram, Threads, TikTok, YouTube, các trang tin tức và diễn đàn…
– Tần suất đo lường: Đo lường dữ liệu từ T2 – CN hàng tuần
– Thời gian công bố: vào Thứ 4 hoặc thứ 5 tuần sau
Các chỉ số đo lường:
Tổng tương tác (Total Interaction): Đo lường tổng hợp tất cả các lượt yêu thích, bình luận và chia sẻ, giúp đánh giá mức độ phổ biến và sự quan tâm của cộng đồng đối với từng chủ đề. Đây là chỉ số chính dùng để xếp hạng Hot topics.
Tổng tương tác = Tổng lượt yêu thích + Tổng bình luận + Tổng lượt chia sẻ
Chỉ số cảm xúc (Net Sentiment Rate): Phân tích cảm xúc của người dùng (tích cực hoặc tiêu cực) đối với mỗi chủ đề, giúp nắm bắt phản ứng của cộng đồng mạng.
Chỉ số cảm xúc (thảo luận) = (Tích cực – Tiêu cực)/(Tích cực + Tiêu cực)*100%
Giá trị BXH dành cho cộng đồng và Thương hiệu:
Cho cộng đồng: BXH cung cấp thông tin tổng hợp về những sự kiện và chủ đề nóng đang nhận được sự quan tâm lớn, giúp cộng đồng nắm bắt kịp thời xu hướng và thông tin quan trọng. Người dùng có thể theo dõi các chủ đề mới nổi, hiểu rõ hơn về những vấn đề thời sự, giải trí, và xã hội, đồng thời có cơ hội tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cá nhân.
Cho Thương hiệu:
BXH Top 10 Chiến dịch Truyền thông đo lường chiến dịch Thương hiệu trên mạng xã hội
– Chủ đề đo lường: Các chiến dịch từ Thương hiệu trên đa nền tảng MXH
– Phương pháp đo lường: theo từ khoá, hashtag chiến dịch
– Nền tảng đo lường: Facebook, Instagram, Threads, TikTok, YouTube, các trang tin tức và diễn đàn…
– Tần suất đo lường: Đo lường từ đầu tháng đến cuối tháng
– Thời gian công bố: Trong tuần thứ 3 tháng tiếp theo
Các chỉ số đo lường:
Tổng đề cập (Total Mentions): Bao gồm tổng số bài đăng, lượt chia sẻ, và bình luận liên quan đến chiến dịch. Đây là chỉ số chính dùng để xếp hạng Chiến dịch.
Tổng đề cập = Tổng bài đăng + Tổng chia sẻ + Tổng bình luận
Tổng tương tác (Total Interactions): Đo lường tổng số lượt yêu thích, chia sẻ và bình luận. Chỉ số này cho thấy mức độ tham gia, hưởng ứng và yêu thích tích cực từ cộng đồng mạng.
Tổng tương tác = Tổng lượt yêu thích + Tổng bình luận + Tổng lượt chia sẻ
Chỉ số cảm xúc (Net Sentiment Rate): Được tính dựa trên tỉ lệ giữa lượng tương tác tích cực và tiêu cực, chỉ số này giúp Thương hiệu hiểu rõ hơn về cảm xúc của người dùng đối với chiến dịch.
Chỉ số cảm xúc (thảo luận) = (Tích cực – Tiêu cực)/(Tích cực + Tiêu cực)*100%
Giá trị của BXH Top Chiến dịch:
1. Đối với Thương hiệu:
2. Đối với Marketer:
BXH Top 10 Influencers đo lường mức độ ảnh hưởng của các cá nhân, người nổi tiếng, KOL/KOC nổi bật trên mạng xã hội (MXH).
– Chủ đề đo lường: là những cá nhân có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc, hành vi và quyết định của cộng đồng mạng thông qua sự hiện diện, nội dung và hoạt động của họ trên các nền tảng truyền thông xã hội trong thời gian nhất định
– Phương pháp đo lường: theo từ khoá hoặc hashtag tên/nghệ danh của chủ thể
– Nền tảng đo lường: Facebook, Instagram, Threads, TikTok, YouTube, các trang tin tức và diễn đàn…
– Tần suất đo lường: Từ ngày 01 – 30/31 tháng đó (hoặc đến 28/29 – nếu là tháng 2)
– Thời gian công bố: Trong tuần thứ 3 tháng tiếp theo
Các chỉ số đo lường:
Tổng tương tác (Total Interaction): Là tổng hợp của các hành động người dùng như yêu thích, chia sẻ, và bình luận. Đây là chỉ số chính dùng để xếp hạng Top 10 Influencers.
Tổng tương tác = Tổng lượt yêu thích + Tổng bình luận + Tổng lượt chia sẻ
Chỉ số cảm xúc (Net Sentiment Rate): Chỉ số này cho biết mức độ cảm xúc mà cộng đồng dành cho Influencers, qua đó đánh giá thái độ chung của người dùng mạng xã hội đối với các hoạt động và hình ảnh của họ.
Chỉ số cảm xúc (thảo luận) = (Tích cực – Tiêu cực)/(Tích cực + Tiêu cực)*100%
Giá trị của BXH cho Thương hiệu/Influencers & Cộng đồng mạng:
Đối với Thương hiệu (Marketers): BXH cung cấp thông tin quan trọng cho các Doanh nghiệp và Thương hiệu trong việc lựa chọn người nổi tiếng phù hợp để hợp tác trong các chiến dịch truyền thông. Từ đó, giúp Thương hiệu tăng cường mức độ nhận diện, xây dựng hình ảnh, và tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng mạng.
Người có sức ảnh hưởng (Influencers/KOLs): giúp Influencers hiểu rõ hơn về mức độ về giá trị Thương hiệu cá nhân và tình cảm của công chúng dành cho họ, từ đó điều chỉnh chiến lược hình ảnh, hoạt động, nội dung và quản trị danh tiếng trên các nền tảng MXH.
Cộng đồng mạng xã hội: giúp người dùng mạng xã hội khám phá xu hướng, biết được gương mặt nổi bật và đang được yêu thích. Với fan hâm mộ, đây là niềm tự hào và động lực để lan tỏa, ủng hộ thần tượng, đồng thời tạo nên những cuộc bàn luận sôi nổi trong cộng đồng.
Bảng xếp hàng (BXH) Top Chương Trình Thực Tế (CTTT) đo lường toàn bộ các chương trình thực tế nổi bật nhất trên mạng xã hội.
– Chủ đề đo lường: Các chương trình khai thác tình huống đời thật hoặc giả lập gần với thực tế, nơi nhân vật trung tâm – từ người nổi tiếng đến người bình thường – sẽ trải nghiệm, tương tác và thể hiện cảm xúc thật qua những hoạt động đa dạng như thử thách, tài năng, gia đình, truyền cảm hứng hay giải trí.
– Phương pháp đo lường: theo từ khóa tên chương trình, hashtag của chương trình
– Nền tảng đo lường: Facebook, Instagram, Threads, TikTok, YouTube, các trang tin tức và diễn đàn…
– Tần suất đo lường: Đo lường dữ liệu từ T2 – CN hàng tuần
– Thời gian công bố: Thứ 6 tuần tiếp theo
Các thông số đo lường chính:
Bảng xếp hạng này phản ánh sức hút của các chương trình dựa trên hai thông số chính:
Tổng tương tác (Total Interaction): bao gồm lượt yêu thích, lượt chia sẻ và lượt bình luận, là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phổ biến và sức hút và xếp hạng chương trình. Đây là chỉ số chính dùng để xếp hạng Top 5 CTTT.
Tổng tương tác = Tổng lượt yêu thích + Tổng bình luận + Tổng lượt chia sẻ
Chỉ số cảm xúc (Net Sentiment Rate): phản ánh mức độ yêu mến và cảm xúc tích cực của công chúng đối với chương trình.
Chỉ số cảm xúc (thảo luận) = (Tích cực – Tiêu cực)/(Tích cực + Tiêu cực)*100%
Giá trị BXH đối với Thương hiệu/ Nhà sản xuất/ Cộng đồng mạng:
Thương hiệu: BXH giúp Thương hiệu nhận diện những chương trình đang thu hút sự quan tâm của công chúng, từ đó lựa chọn nội dung phù hợp để tài trợ hoặc hợp tác truyền thông. Nhờ dữ liệu về mức độ tương tác và cảm xúc tích cực, Thương hiệu có thể đánh giá hiệu quả truyền thông gián tiếp và tối ưu hóa chiến lược gắn kết với khán giả mục tiêu.
Nhà sản xuất chương trình: BXH là công cụ phản ánh sức hút theo thời gian thực, giúp nhà sản xuất theo dõi hiệu suất chương trình, hiểu phản ứng của khán giả và điều chỉnh nội dung cũng như chiến lược lan tỏa. Ngoài ra, vị trí trên BXH còn giúp khẳng định Thương hiệu chương trình và tạo lợi thế cạnh tranh trong ngành.
Cộng đồng mạng xã hội: BXH mang đến góc nhìn nhanh chóng và trực quan về các chương trình thực tế nổi bật, giúp người dùng dễ dàng bắt trend, lựa chọn nội dung hấp dẫn để theo dõi và tham gia thảo luận cùng cộng đồng. Đây cũng là cách để họ thể hiện sự ủng hộ với chương trình yêu thích và không bị bỏ lỡ những “hot show” đang được quan tâm nhất.
Thông qua hệ thống Bảng xếp hạng được xây dựng định kỳ với các chỉ số đo lường cụ thể, Kompa mang đến một thước đo khách quan và lăng kính đa chiều về các diễn biến xã hội, sự vụ nổi bật, người nổi tiếng và hoạt động của Thương hiệu trên mạng xã hội. Các BXH không chỉ phản ánh mức độ lan tỏa, sự hưởng ứng của cộng đồng, mà còn giúp thương hiệu, marketer và công chúng có thêm cơ sở để theo dõi xu hướng, đánh giá chiến dịch, cũng như đưa ra những nhận định chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế.