Marketer thường đo lường chiến dịch social qua các chỉ số reach, click, lead, CPC, CPL để tối ưu Paid Media. Và để có góc nhìn toàn cảnh hơn cách công chúng thật sự đón nhận chiến dịch, Social Listening giúp Marketer đo lường hiệu quả Paid – Owned – Earned Media, hoạt động KOL/KOC, phát hiện nội dung và thông điệp chiếm cảm tình công chúng, đồng thời lắng nghe phản hồi tích cực, tiêu cực theo thời gian thực từ cộng đồng để tối ưu chiến dịch một cách sâu sát hơn.

social listening

Social Listening: Chuẩn hóa dữ liệu đo lường chiến dịch

Khác với các báo cáo đo lường Paid Media chỉ tập trung vào click, lead hay CPC, Social Listening giúp thương hiệu lắng nghe thảo luận cộng đồng trên đa nền tảng (Facebook, TikTok, YouTube, báo điện tử, forum, e-commerce), phản ánh chính xác cách khách hàng cảm nhận chiến dịch.
Dữ liệu Social Listening phản ánh:

  • Ai đang nói về chiến dịch?
  • Nói với cảm xúc gì?
  • Nói ở đâu?
  • Nội dung và thông điệp nào đang được yêu thích hoặc gây tranh cãi?

Để quy trình đo lường đạt hiệu quả, phía thương hiệu cần chuẩn bị checklist đầy đủ, rõ ràng, giúp triển khai đo lường chính xác và khai thác insight phục vụ tối ưu chiến dịch.

Checklist cần có khi đo lường chiến dịch bằng Social Listening

Một báo cáo Social Listening không chỉ cung cấp dữ liệu thô, mà còn cần được cấu trúc thành các hạng mục bài bản, có hệ thống để giúp thương hiệu:

  • Đo lường hiệu quả theo Paid – Owned – Earned Media.
  • Xác định hoạt động KOL/KOC nào đang đóng góp hiệu quả thực sự.
  • Tìm insight sâu từ thảo luận của khách hàng.
  • Kiểm soát rủi ro và khủng hoảng tiềm ẩn theo thời gian thực.
  • Làm nền tảng tối ưu thông điệp, nội dung và phân bổ ngân sách kênh linh hoạt.

Dưới đây là Checklist chi tiết cần có khi đo lường hiệu quả chiến dịch Social Media bằng Social Listening:

1. Xác định mục tiêu đo lường rõ ràng

Trước khi đo lường, thương hiệu cần xác định rõ mục tiêu để tránh thu thập dữ liệu dàn trải, lãng phí nguồn lực mà không phản ánh giá trị thật của chiến dịch. Mục tiêu rõ ràng giúp dữ liệu Social Listening kết nối với kế hoạch tổng thể, hỗ trợ brand team hiểu từng kênh Paid – Owned – Earned Media đang đóng góp thế nào, đồng thời xác định phương pháp phân tích phù hợp: đo mức độ nhận diện (Awareness), tương tác (Engagement), chuyển đổi (Conversion) hay khai thác insight phục vụ nghiên cứu thị trường (Research Insight).

Thông tin cần cung cấp:

  • Mục tiêu đo lường: Awareness, Engagement, Conversion, Research Insight.
  • KPI cụ thể: Thị phần thảo luận (Share of Voice – SOV) so với đối thủ, tỉ lệ cảm xúc (sentiment) tích cực, lượng đề cập, reach, engagement.
  • Thời gian đo lường (ví dụ: từ ngày bắt đầu KOL thử nghiệm đến khi kết thúc Paid Media).

Lợi ích:

  • Giúp thiết lập khung đo lường phù hợp mục tiêu thực tế.
  • Tránh thu thập dữ liệu lan man, không gắn kết chiến dịch.
  • Giúp báo cáo cuối cùng kết nối rõ ràng với KPI nội bộ và chiến lược thương hiệu.
  • Tiết kiệm thời gian xử lý và chi phí đo lường, chỉ tập trung vào dữ liệu phục vụ ra quyết định.
Social listening

Xác định rõ mục tiêu để tránh thu thập dữ liệu dàn trải

2. Thông tin tổng quan chiến dịch

Để Social Listening đo lường hiệu quả, thương hiệu cần cung cấp bức tranh tổng quan về chiến dịch, gồm bối cảnh, insight, thông điệp, hoạt động trọng tâm và các kênh triển khai, giúp hệ thống thiết lập từ khóa, hashtag, tracking chính xác và phân tích gắn sát mục tiêu thực tế. Đồng thời, nắm rõ từng phase và hoạt động như dance challenge, livestream, minigame, unboxing, offline event giúp đánh giá mức độ lan tỏa, phản hồi từng hoạt động, từ đó tối ưu thông điệp và kênh cho các giai đoạn tiếp theo.

Thông tin cần cung cấp:

  • Tên chiến dịch, insight và thông điệp chính.
  • Thời gian từng phase (nếu có).
  • Hashtag, slogan, keywords chính thức.
  • Kênh triển khai: TikTok, Facebook, YouTube, Forum, News, E-commerce.
  • Hoạt động chính: dance challenge, livestream, minigame, unboxing, offline event…

Lợi ích:

  • Giúp thiết lập bộ từ khóa, hashtag và phân loại nội dung đo lường chuẩn xác.
  • Đảm bảo báo cáo đo lường gắn kết chiến dịch thực tế.
  • Hỗ trợ đánh giá hiệu quả từng hoạt động, từng phase trong chiến dịch.
  • Tạo nền tảng phân tích trend cộng đồng liên quan trực tiếp đến thông điệp và insight chiến dịch.

3. Danh sách KOL/KOC và nội dung đã triển khai

KOL/KOC đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa chiến dịch và tạo hiệu ứng lan truyền tự nhiên, nên thương hiệu cần cung cấp danh sách KOL/KOC, link bài đăng, ngày đăng và các post trên fanpage hoặc group cộng đồng. Việc này giúp Kompa theo dõi hiệu quả từng KOL/KOC theo lượt đề cập, tỉ lệ cảm xúc, mức độ đón nhận, đồng thời phân biệt rõ Paid Media, Owned Media và Earned Media, tránh trùng lặp hoặc thiếu sót dữ liệu quan trọng.

Thông tin cần cung cấp:

  • Danh sách KOL/KOC tham gia, link post, ngày đăng.
  • Link post từ fanpage thương hiệu, group cộng đồng.
  • Danh sách KOL nhận sản phẩm unboxing (nếu có).

Lợi ích:

  • Đo lường hiệu quả Paid Media (KOL/KOC), Owned Media (fanpage, group) và Earned Media (UGC).
  • Phân tích hiệu quả KOL/KOC về lượng đề cập, sentiment, reach.
  • Hỗ trợ đánh giá ROI của hoạt động KOL/KOC.
  • Tìm insight về nội dung, thông điệp và định dạng được cộng đồng yêu thích nhất qua KOL/KOC.

4. Danh sách đối thủ cần benchmark

Để hiểu rõ vị thế chiến dịch của mình trên thị trường, thương hiệu cần cung cấp danh sách đối thủ chính, các chiến dịch đối thủ đang chạy song song hoặc gần thời gian chiến dịch, kèm hashtag hoặc tên chiến dịch nếu có. Danh sách này không chỉ giúp Social Listening đo thị phần thảo luận mà còn giúp phân tích cảm xúc, đánh giá cách cộng đồng đang thảo luận về đối thủ và thương hiệu, từ đó tìm ra “khoảng trống” trong nhu cầu người dùng hoặc những điểm cần cải thiện trong chiến dịch hiện tại.

Thông tin cần cung cấp:

  • Danh sách đối thủ chính.
  • Chiến dịch đối thủ đang chạy cùng thời gian.
  • Hashtag, tên chiến dịch đối thủ (nếu có).

Lợi ích:

  • Đo lường thị phần thảo luận SOV, so sánh tỉ lệ cảm xúc với đối thủ.
  • Tìm insight cạnh tranh phục vụ tối ưu chiến dịch.
  • Xác định điểm mạnh, điểm yếu thương hiệu so với đối thủ trong mắt cộng đồng.
  • Hỗ trợ ra quyết định nếu cần tối ưu thông điệp, nội dung trong chiến dịch kế tiếp.
social listening

Danh sách đối thủ giúp Social Listening đo thị phần thảo luận, phân tích cảm xúc và các đánh giá từ cộng đồng

5. Guideline phân loại sentiment

Tỷ lệ cảm xúc (sentiment) là chỉ số quan trọng trong báo cáo Social Listening, giúp đo lường mức độ tích cực, tiêu cực, trung lập từ cộng đồng. Để phân loại đồng bộ với định hướng thương hiệu và tránh hiểu sai insight, thương hiệu cần cung cấp guideline phân loại sentiment kèm danh sách từ khóa, cụm từ xác định là tích cực, tiêu cực, trung lập để hệ thống phân định rõ ràng, đồng thời liệt kê trước các chủ đề nhạy cảm cần theo dõi riêng để phục vụ cảnh báo sớm.

Thông tin cần cung cấp:

  • Guideline phân loại sentiment chi tiết theo tiêu chuẩn thương hiệu.
  • Chủ đề nhạy cảm cần tracking riêng (nếu có).

Lợi ích:

  • Đảm bảo phân loại sentiment đồng bộ với định hướng thương hiệu.
  • Tránh hiểu sai insight từ cộng đồng khi phân tích dữ liệu.
  • Dễ dàng phát hiện rủi ro, khủng hoảng tiềm ẩn trong quá trình tracking.
  • Giúp phân tích phản hồi người dùng sát với thực tế cảm nhận, phục vụ tối ưu thông điệp.

Social Listening nâng tầm đo lường chiến dịch

Social Listening là giải pháp giúp thương hiệu xác định nội dung, thông điệp chiếm trọn cảm tình công chúng, phát hiện insight tiềm ẩn từ cộng đồng, đo lường hiệu quả Paid – Owned – Earned Media xuyên suốt chiến dịch và kiểm soát rủi ro, phản hồi tiêu cực theo thời gian thực. Nhờ đó, thương hiệu có thể tối ưu chiến dịch để vừa đạt mục tiêu và gắn kết với chiến lược dài hạn. Khi được chuẩn bị đầy đủ dữ liệu, Social Listening không chỉ giúp thương hiệu “đo lường” mà còn “lắng nghe” cộng đồng trong một thị trường luôn thay đổi nhanh chóng.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn