Nền kinh tế phát triển kèm theo đó là chi tiêu của con người ngày càng nhiều lên, thúc đẩy nhu cầu trở nên đa dạng và khắt khe hơn. Nhiều Doanh nghiệp đã nhận ra những yêu cầu đó và tiến hành phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng các nhu cầu. Tuy nhiên, nhiều Doanh nghiệp để cho thị trường hoàn toàn quyết định đến sự thành công đó mà không dành sự đầu tư vào việc đo lường chiến dịch một cách đầy đủ dẫn đến những thất bại dù đã có những bước thành công ban đầu. Thế nên, bài viết sau đây sẽ đưa ra những lưu ý cần đề phòng trong hoạt động ra mắt sản phẩm mới.
Một trong những chiến lược phổ biến khi mở rộng thị trường và quy mô của Doanh nghiệp đó chính là tiến hành ra mắt sản phẩm mới. Tuy vậy, theo các nghiên cứu và báo cáo cho thấy, tỷ lệ thất bại của sản phẩm mới khi ra mắt trên thị trường là khoảng 95%. Số liệu này được thống kê khi khảo sát hơn 30.000 sản phẩm mới được ra hằng năm. Đây có thể xem là một rào cản tâm lý lớn đối với các Doanh nghiệp có ý định gia nhập nhiều phân khúc khác nhau hay đa dạng hóa sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, nếu chỉ vì tỷ lệ thất bại mà khiến những Doanh nghiệp chùn bước thì thế giới đã không có những thành tựu như điện thoại thông minh, xe điện hoặc xe tự hành,… Thế nên, không hẳn chỉ vì mức doanh thu hay tăng trưởng mà những lý tưởng phục vụ cho con người, gia tăng hiệu năng và giảm bớt gánh nặng cũng là các động lực để Doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động R&D của mình.
Với tỷ lệ 95% – một con số quá cao và khiến chúng ta phải đặt câu hỏi là do đâu mà tỷ lệ thất bại lại cao như thế. Nhìn chung, có 3 nguyên nhân chính như sau:
Nhu cầu trên thị trường về hàng hóa và dịch vụ là rất nhiều, nhưng để có thể xác định và Doanh nghiệp có thể sinh lời từ nhu cầu đó là khá mơ hồ và không chắc chắn. Việc xác minh sẽ đòi hỏi khá nhiều những nỗ lực nghiên cứu để đưa ra kết quả, thậm chí thời gian đưa ra kết quả là quá lâu khiến cơ hội tiếp cận của Doanh nghiệp bị vụt mất một cách đáng tiếc. Bên cạnh đó, phương pháp tìm kiếm thông tin của Doanh nghiệp có thể đã trở nên lỗi thời và không còn hiệu quả trong thời điểm hiện tại, làm cho quy trình nghiên cứu trải qua nhiều bước không cần thiết cũng như thiếu hụt các công cụ đo lường chiến dịch phù hợp và hiện đại.
Mặc khác, các nhân viên nghiên cứu thị trường Doanh nghiệp đã định hình sai mục tiêu và định hướng nghiên cứu nên những quyết định của cấp lãnh đạo trở nên không chắc chắn. Do vậy, việc nghiên cứu không được chú trọng sẽ khiến các nhà quản lý hay trưởng dự án bị cảm tính thôi thúc và hấp tấp phát triển một sản phẩm mới từ các kết quả không đáng tin cậy.
Chất lượng theo góc nhìn của khách hàng là những trải nghiệm thực tế của họ diễn ra như thế nào, có đúng như những gì họ được tư vấn hay tìm hiểu không. Thông thường, khách hàng tìm đến một mặt hàng nào đấy là khi họ muốn tìm cho mình một giải pháp và Doanh nghiệp sẽ cung cấp giải pháp đó theo những mô tả về khó khăn, mong muốn của khách hàng. Doanh nghiệp có thể tác động vào trong tâm trí khách hàng bằng những thông tin về tính năng không thực sự có hoặc quá mức để khách hàng sẽ chú ý đến sản phẩm của mình và đẩy nhanh quá trình mua hàng. Chính những điều này khiến khách hàng cảm thấy bị lừa dối khi sử dụng và sẽ truyền tai nhau về những thất vọng của mình đến những khách hàng khác, khiến doanh số về sản phẩm mới bị sụt giảm nghiêm trọng.
Tiếp đến, việc bán hàng không chỉ gói gọn trong quy trình khách hàng thanh toán và nhận lại sản phẩm dịch vụ mà còn những hoạt động diễn ra ngay sau đó. Trong quá trình sử dụng, khách hàng cần được tư vấn về phương án bảo hành, sửa chữa, thay mới hoặc chăm sóc dịch vụ khi có sự cố xảy ra. Điều này là hoàn toàn bình thường và xác suất diễn ra cũng khá cao do đây là những sản phẩm hay dịch vụ mới nên cần thời gian để phát triển thêm.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây chính là Doanh nghiệp sẽ phản ứng như thế nào với những tình huống đó. Việc chối bỏ hay cung cấp một dịch vụ hỗ trợ không chất lượng sẽ khiến khách hàng giảm đi lòng tin đến những sản phẩm tiếp theo của Thương hiệu, đồng thời mối quan hệ khách hàng với Doanh nghiệp sẽ bị lung lay và dễ dàng bị công ty đối thủ thâu tóm thị phần.
Như đã phân tích, một trong những lý do khiến tỷ lệ thất bại cao đó chính là Doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường và hoạt động nghiên cứu không được đầu tư thích đáng. Do vậy, các nhà quản lý khi xác định hướng đi của sản phẩm mới cần phải hiểu rõ sản phẩm của mình sẽ giải quyết cho nhu cầu hiện có, nhu cầu đang hình thành hay tạo nhu cầu mới trên thị trường. Việc đo lường chiến dịch trong giai đoạn này sẽ tập hợp các số liệu thống kê về tình hình kinh tế cũng như sử dụng thang đo SWOT
Ví dụ cụ thể chính là chiếc điện thoại Iphone đầu tiên mà Steve Jobs đã giới thiệu cho thế giới. Nhu cầu liên lạc về điện thoại là một nhu cầu đang hiện hữu vào thời điểm đó, tuy vậy, nhu cầu chưa hình thành chính là việc loại bỏ đi dãy phím vật lý và kéo rộng màn hình là những nhu cầu đang hình thành và nhu cầu mới. Sự thành công trong việc thấu hiểu người dùng đã giúp Iphone luôn được mọi người săn đón ngày nay.
Mặc khác, trước khi chiến dịch phát triển sản phẩm mới được tiến hành thì việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh là điều cần thiết. Các thông tin từ đối thủ sẽ giúp Doanh nghiệp phòng tránh được những sai lầm mà họ đã gặp phải trong quá khứ cũng như biết được năng lực của họ. Khi đấy, Doanh nghiệp sẽ có thể phát triển sản phẩm mang giá trị khác biệt khiến đối thủ không thể sao chép được và từ đó giành lợi thế trên thị trường.
Quá trình triển khai đóng vai trò rất quan trọng vì điều đó cho thấy năng lực sản xuất và khả năng cung ứng của Doanh nghiệp. Với năng lực sản xuất tốt, Doanh nghiệp sẽ hạn chế sử dụng cung ứng bên ngoài quá nhiều và kiểm soát tốt những tính năng hoặc công nghệ mới cho đối thủ. Việc đo lường chiến dịch trong giai đoạn này sẽ không tập trung vào quá nhiều thị trường mà sẽ chuyển sang bên trong tổ chức như hiệu suất làm việc, chi phí, năng lượng tiêu thụ và thời gian để di chuyển hàng hóa,… Bên cạnh đó, hệ thống phân phối cũng là một yếu tố cần lưu ý vì sản phẩm mới cần phải có độ nhận diện cao để tối đa hóa doanh số có thể bán được.
Cuối cùng, giai đoạn bán hàng có thể nói là giai đoạn có nhiều chỉ tiêu cần phải được theo dõi nhất. Một sản phẩm mới khi bước vào thị trường sẽ có những vị khách trải nghiệm đầu tiên và họ sẽ nêu lên các cảm nhận của mình về tính năng, thiết kế hoặc màu sắc, chất liệu đã như mô tả,… Doanh nghiệp nên xem đó là sự đóng góp rất lớn đến việc hoàn thiện sản phẩm và cố gắng thu thập càng nhiều càng tốt. Thông thường, các khách hàng sẽ đánh giá trải nghiệm dịch vụ trong quá trình mua hàng hoặc sau đó là trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiệm vụ của Doanh nghiệp lúc này nên ưu tiên tiếp nhận các ý kiến xây dựng và áp dụng vào những kế hoạch sản xuất sau đó nhằm tăng hiệu quả đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng nên thực hiện đo lường về số lượng các phản ánh được gửi về liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mới, số lượng các phản ánh được giải quyết cũng như các bình luận trên phương tiện truyền thông nhằm giúp Doanh nghiệp hiểu biết thêm các thông tin sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Những thông tin này sẽ là tiền đề và nguồn ý tưởng cho các chiến dịch dài hạn chứ không chỉ trong vòng đời của sản phẩm mới này. Một cách để thực hiện hiệu quả công đoạn này chính là sử công cụ lắng nghe xã hội vào hoạt động đo lường chiến dịch trong các dự án mới tiếp theo.
Nội dung trên đã trình bày những lý do và các lưu ý cho Doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản phẩm mới nhằm gia tăng quy mô hay thị phần. Các nhà quản lý hoặc những nhà tiếp thị nên đầu tư nhiều hơn trong hoạt động đo lường chiến dịch nhằm đem lại những kết quả doanh thu khả quan. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những kế hoạch phát triển sắp tới của Doanh nghiệp!
Xem thêm >>> Đo lường chiến dịch một cách hiệu quả