Gameshow vẫn là một trong những cách thức Marketing được các doanh nghiệp lớn lựa chọn, mục đích tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu đến các đối tượng mục tiêu với độ phủ rộng; và Street Dance Việt Nam cũng không ngoại lệ khi được “chọn mặt gửi vàng” bởi các ông lớn ngành FMCG. Cùng Kompa giải mã sức hút của chương trình, và hiệu quả truyền thông của các nhà tài trợ qua góc nhìn Social Listening.
Street Dance Việt Nam (tên tiếng Việt: Đây Chính Là Nhảy Đường Phố) – gameshow kế thừa bản quyền từ Street Dance of China đình đám khắp Châu Á. Ở mùa giải đầu tiên, chương trình có sự góp mặt của 04 đội trưởng nổi tiếng của Showbiz Việt như Chi Pu, Bảo Anh, Trọng Hiếu, Kay Trần. Họ sẽ thể hiện tài năng của mình trong việc dẫn dắt các thành viên chinh phục ngôi vị cao nhất qua 05 vòng thi: Audition, Hot Chairs, Đấu Loại 24h, Tứ Kết, Bán kết & Chung kết. Street Dance được mong đợi là làn gió mới thổi bùng đam mê nghệ thuật đường phố đến cộng đồng bạn trẻ yêu nhảy đặc biệt là Gen Z.
Đối với hầu hết các gameshow, ban tổ chức sẽ có những cách thức thu hút người xem như tạo những điểm “teasing” về khoảnh khắc, về đội trưởng… hay thêm vào những “yếu tố drama” cho chương trình, nhằm tạo được sự quan tâm và thảo luận của người xem. Thông qua dữ liệu Kompa thu thập và phân tích từ tất cả nguồn thảo luận trên mạng xã hội, Street Dance đạt được những kết quả ban đầu ấn tượng như:
Chương trình tập trung vào cộng đồng Underground và người xem thuộc Gen Z là chủ yếu. Điều này thể hiện sự đồng điệu với đối tượng mục tiêu của các nhà tài trợ đang hướng tới, trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu:
Nếu như Clear với thông điệp “Đầu lạnh tim nóng” thể hiện cá tính và phong cách, thì Close Up là “Cực thơm mát sát gần nhau” tạo cảm giác gần gũi. Cả hai thông điệp đều được truyền tải rất nhịp nhàng thông qua các phân đoạn nổi bật trong chương trình và trên các Fanpage. Phân cảnh được cho “đắt giá” giúp làm “đậm” dấu ấn của Clear là khi được Trọng Hiếu khắc hoạ trong việc lựa chọn thí sinh, như câu anh nhận xét: “Rất nhiều bạn thi mà Hiếu không chọn vì chưa chạm tới trái tim của Hiếu, chứ không phải các bạn không giỏi”. Trong khi đó, Close Up xuất hiện mang lại yếu tố cảm xúc cho người xem qua các khoảnh khắc các “couple” nhảy cùng nhau, đặc biệt là viral clip cực cháy của chàng “dancer soái ca” Gia Huy cùng bạn gái – đôi vũ công từng tạo sức hút trong chương trình “Người Ấy Là Ai”. Hai nhãn hàng FMCG còn đạt được các con số “khủng” trên fanpage của họ. Tổng tương tác dành cho Clear và Close Up lần lượt là 71,4 ngàn lượt và 3,7 ngàn lượt.
Thông qua các cảnh về thí sinh và các khách mời khi kết hợp cùng sản phẩm trong chương trình. Trên fanpage chính thức của nhãn hàng này đạt tổng cộng 984 lượt tương tác từ các bài đăng xoay quanh nội dung chương trình.
Ngay từ phát súng đầu tiên, Street Dance Việt Nam đã đạt được những con số đầy khả quan về độ ảnh hưởng trên đa nền tảng mạng xã hội, và nhận được sự tin tưởng của các nhãn hàng lớn đặc biệt là về nhóm hàng tiêu dùng nhanh và nước giải khát. Họ đã có những cách thức truyền thông khác nhau, nhằm tăng độ phủ thương hiệu. Thông qua phân tích dữ liệu chi tiết, ban tổ chức cũng như các nhà tài trợ sẽ có bức tranh toàn cảnh về hiệu ứng của chương trình đến khán giả và đo lường hiệu quả các chiến dịch truyền thông của nhãn hàng.
Quý khách hàng khi cần được hỗ trợ tư vấn về giải pháp phân tích dữ liệu toàn diện, xin vui lòng liên hệ với Kompa để nhận ngay gói trải nghiệm sản phẩm trong vòng 14 ngày miễn phí bằng cách điền vào form dưới đây: