Neuromarketing là một lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn mới đối với nhiều Doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo đây sẽ là một xu hướng dẫn đầu mà Marketer không nên bỏ lỡ. Hãy cùng Kompa tìm hiểu chi tiết 3 lý do Doanh nghiệp nên sử dụng Neuromarketing vào hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường thông qua bài viết này nhé.
Neuromarketing (tiếp thị thần kinh học) là lĩnh vực nghiên cứu và phân tích hành vi của người tiêu dùng nhằm giúp Marketer cải thiện chiến lược quảng cáo phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Đây là một phương pháp thăm dò tâm trí của người tiêu dùng bằng công nghệ quét não (cụ thể là công nghệ fMRI/EEG) hoặc theo dõi chuyển động của mắt, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và thậm chí là mã hóa khuôn mặt. Neuromarketing cho phép các nhà nghiên cứu thị trường thấy được lý trí, suy nghĩ, và cảm xúc của khách hàng cùng một lúc. Loại hình nghiên cứu này hỗ trợ xây dựng hệ thống định vị Thương hiệu và lòng trung thành bằng việc tìm ra các yếu tố có khả năng tác động trực tiếp đến sự chú ý của một người về món hàng cũng như đánh giá tính thành công của các chiến dịch đó.
Neuromarketing phân tích hành vi người dùng bằng công nghệ quét não
So với những phương thức nghiên cứu và phân tích thị trường truyền thông chẳng hạn như phỏng vấn hoặc khảo sát thị trường, tiếp thị thần kinh học mang lại kết quả trực quan và đáng tin cậy hơn nhiều. Lý do là vì toàn bộ quy trình nghiên cứu đều được thực hiện nghiêm ngặt thông qua hoạt động đo đạc và nghiên cứu hình não để đưa ra đánh giá phản ứng sinh lý và hóa thần kinh một cách chuẩn xác. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu mới “bắt sóng” được cảm xúc tiêu biểu hiện hữu trong tâm trí người tiêu dùng và tận dụng nó để thuyết phục họ mua hàng mà không gây ra cảm giác khó chịu.
Những câu chuyện đầy cảm xúc và mang nhiều yếu tố bất ngờ là một trong những phương pháp thu hút sự chú ý của khán giả hiệu quả. Một số bài nghiên cứu chỉ ra rằng con người sẽ tiết ra một loại hormone Oxytocin (một loại hormone tình yêu) khi lắng nghe một câu chuyện cảm động hoặc chứa đựng nhiều yếu tố giật gân. Vì thế, Doanh nghiệp có thể thỏa sức sáng tạo, vẽ nên những thông điệp nhân văn, những câu chuyện có tính gợi mở và đánh động xúc cảm của khách hàng. Nhờ đó, Thương hiệu sẽ được khách hàng yêu mến và ủng hộ sản phẩm của mình nhiều hơn.
Doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo với Neuromarketing
Neuromarketing có vai trò hỗ trợ nhà nghiên cứu thị trường phân tích sâu sắc các yếu tố góp phần làm nên thành bại của một chiến dịch quảng cáo cũng như đưa ra đề xuất để cải tiến sản phẩm trở nên tốt hơn. Cụ thể, nhằm đảm bảo bao bì sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu thị trường, nhiều công ty đã ứng dụng Neuromarketing vào công đoạn hoàn thiện sản phẩm, điển hình như Hyundai. Hãng xe ô tô nổi tiếng đến từ Hàn Quốc này đã sử dụng công nghệ quét não EEG và phát hiện ra một số tính năng hiện tại của dòng ô tô sắp ra mắt của hãng không còn phù hợp. Nhờ đó, Hyundai đã thay đổi thiết kế kịp thời trước khi tung dòng xe đó ra thị trường.
Hyundai ứng dụng Neuromarketing để nâng cấp dòng xe sắp ra mắt
Nhờ khả năng thu thập chính xác thông tin liên quan đến chức năng và cấu trúc não của khách hàng, tiếp thị thần kinh có thể đưa ra những đề xuất phù hợp và mang tính logic cao cho Doanh nghiệp. Đó là những đề xuất đã được xử lý và phân tích cẩn thận dựa trên thuật toán phức tạp để cho ra kết quả sát nhất với tình hình thị trường mục tiêu hiện tại của công ty.
Theo một nghiên cứu của SuperBowl vào năm 2018, Immersion Neuroscience đã đưa ra thông tin rằng chiến dịch quảng cáo “Human” của Thương hiệu M&M’s chiếm lĩnh vị trí thứ 2 trong số những quảng cáo có cốt truyện hấp dẫn và được lồng ghép nhiều chi tiết thú vị nhất. Theo Immersion Neuroscience, “Human” được xây dựng với nhiều đoạn cao trào vui nhộn khiến người xem cảm thấy rất thích thú. Tuy nhiên, mức độ tương tác cảm xúc này sau đó giảm mạnh và đã làm cho M&M’s đưa ra quyết định cắt bỏ 10 giây cuối cùng của video quảng cáo. Hành động đó đã giúp M&M’s tiết kiệm hơn 1.5 triệu đô.
Quảng cáo “Human” của M&M’s năm 2018
Khá nhiều người cho rằng việc các Doanh nghiệp ứng dụng Neuromarketing vào hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ dẫn đến hành vi thao túng hoặc làm ảnh hưởng đến ý nghĩ của khách hàng. Thực tế, Neuromarketing không hề phi đạo đức như mọi người nghĩ. Neuromarketing đơn giản chỉ là công cụ phân tích và dự đoán phản ứng có thể xảy ra của khách hàng khi nhìn thấy Thương hiệu hoặc một chiến dịch nào đó.
Thế nhưng, sẽ có một số quy tắc nhất định mà các Doanh nghiệp không được phép phạm phải nếu không muốn bị công chúng, hay thậm chí là chuyên gia đầu ngành đánh giá đây là hoạt động nghiên cứu phi đạo đức. Điển hình như việc nghiên cứu hành vi của trẻ vị thành niên đối với các sản phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, v.v….với mục đích là tìm ra yếu tố có thể kích thích lòng ham muốn được trải nghiệm sản phẩm đó của chúng.
Neuromarketing sẽ là công cụ hỗ trợ nghiên cứu thị trường phổ biến trong tương lai
Hiện nay, đã có một số Doanh nghiệp đã ứng dụng Neuromarketing vào hoạt động kinh doanh của mình, chẳng hạn như Netflix. Với Neuromarketing, Netflix đã gợi ý thể loại và loại hình nội dung mà người dùng yêu thích với tỷ lệ chính xác lên đến 84%. Với những lợi ích khổng lồ mà nó mang lại, Neuromarketing được dự đoán sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong lĩnh vực marketing và trở thành công cụ không thể thiếu đối với Marketer trong tương lai không xa.
Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như: Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air… Với khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhanh hoàn toàn tự động, Kompa trở thành tác đối tác mạnh mẽ của các Doanh nghiệp, một người đồng hành tuyệt vời của nhiều người đội ngũ nhân viên làm Media.
Kompa là người bạn đồng hành không thể thiếu của mọi Doanh nghiệp
Như vậy, bạn đọc vừa tìm hiểu qua khái niệm Neuromarketing và lý do vì sao Marketer nên ứng dụng nó vào hoạt động nghiên cứu thị trường của mình. Kompa hy vọng bài viết trên sẽ là nguồn thông tin hữu ích để mọi người có thể ứng dụng nó vào công việc của mình.
>Xem thêm: Top 12 phương pháp nghiên cứu thị trường cho Doanh nghiệp