Khủng hoảng truyền thông là sự kiện xảy ra do các kênh phương tiện truyền thông khơi mào. Danh tiếng của một doanh nghiệp có thể bị sụp đổ hoàn toàn nếu ban lãnh đạo cấp cao không đưa ra hướng giải quyết đúng đắn và phù hợp với bối cảnh hiện tại. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết 4 loại khủng hoảng thường gặp để mỗi doanh nghiệp có thể tìm ra biện pháp quản lý khủng hoảng truyền thông tốt nhất nhé.

Thế nào là khủng hoảng truyền thông?

Khủng hoảng truyền thông là sự kiện tiêu cực có thể phá hủy danh tiếng của một doanh nghiệp, được tạo ra do sự xung đột lợi ích giữa các bên liên quan hoặc do doanh nghiệp đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Có 4 yếu tố dẫn đến một cuộc khủng hoảng truyền thông:

  • Mối đe dọa với doanh nghiệp
  • Nguyên nhân bất ngờ
  • Không đủ thời gian chuẩn bị kịch bản
  • Bộ máy quản trị hiện tại đã lỗi thời

Khác với quản trị rủi ro là bao gồm hoạt động đánh giá và xây dựng kịch bản ứng phó với những mối đe dọa tiềm ẩn. Quản lý khủng hoảng truyền thông chú trọng vào giai đoạn xử lý trong và sau khi sự kiện tiêu cực xảy ra trên các phương tiện truyền thông. Quá trình giải quyết khủng hoảng truyền thông đòi hỏi nhà quản trị phải có kỹ năng phân tích, đánh giá, hiểu rõ bối cảnh hiện tại, và kỹ năng phối hợp với bên nhân sự liên quan để giải quyết tình huống nghiêm trọng một cách khéo léo.

Phân tích và đánh giá mối đe dọa đến truyền thông doanh nghiệp

Phân tích và đánh giá mối đe dọa đến truyền thông doanh nghiệp

4 loại khủng hoảng truyền thông thường gặp

Xung đột lợi ích với các bên liên quan

Khi tồn tại một nhóm cá nhân có mâu thuẫn hoặc bị xung đột lợi ích với một doanh nghiệp nào đó, thì dù là trong nội bộ hay phía bên ngoài công ty, họ có thể đồng lòng hợp sức chống phá hoặc tẩy chay với mục đích đem lợi ích về phe của minh.

Khủng hoảng tự sinh

Khủng hoảng tự sinh xảy ra khi sản phẩm của doanh nghiệp vướng vào lỗi sản xuất nghiêm trọng, hoặc bị phe đối thủ đưa ra những cáo buộc bất ngờ. Một ví dụ điển hình đó chính là sự kiện Vinamilk bị nhiều đối thủ và giới báo chí lên tiếng cáo buộc rằng doanh nghiệp này đã nhận sự chống lưng từ chính phủ để nhận được gói đấu thầu Chương trình sữa học đường Vinamilk. Ngay sau đó, Vinamilk đã đưa ra thông báo bác bỏ tin đồn, đồng thời hãng cũng nhấn mạnh sẽ kiện tổ chức nào còn tiếp tục hành động tung tin tức giả gây hoang mang dư luận.

Họp bàn kế hoạch ứng phó khủng hoảng truyền thông

Họp bàn kế hoạch ứng phó khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng âm ỉ

Khủng hoảng âm ỉ ám chỉ những vấn đề hoặc xung đột của một nhóm cá nhân nào đó trong nội bộ công ty, đã xuất hiện và tồn tại trong khoản thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, những vấn đề này chưa đến mức to tát hoặc sức lan truyền của chúng vẫn còn yếu để lan truyền ra toàn cộng đồng. Thế nên, rất nhiều doanh nghiệp đã chủ quan và bỏ qua vấn đề này. Cho đến khi những xung đột đó biến thể trở thành “cơn bão” khủng hoảng, thì lúc đó đã quá trễ để xử lý vụ việc.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về việc nghiên cứu Hành vi khách hàng

Khủng hoảng liên đới

Khủng hoảng liên đới xảy ra khi một trong những đối tác của doanh nghiệp rơi vào vòng lao lý do thực hiện những phi vụ kinh doanh bất hợp pháp hoặc sản phẩm của họ có vấn đề trong quá trình sản xuất. Mặc dù, họ chỉ là đối tác nhưng ít nhiều công ty của ta cũng sẽ bị ảnh hưởng hoặc thậm chí là vướng phải những tin đồn vô căn cứ. Đặc biệt, phía đối thủ có thể lợi dụng cơ hội này bắt tay với báo chí tung tin đồn bôi nhọ, đánh đồng, và làm tổn hại sự uy tín của tổ chức.

Lên kế hoạch chi tiết để đưa ra giải pháp phù hợp

Lên kế hoạch chi tiết để đưa ra giải pháp phù hợp

Tạm kết

Như vậy, bạn đọc vừa tìm qua 4 loại hình khủng hoảng truyền thông phổ biến mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nên biết khi hoạt động kinh doanh rồi. Mong rằng, với nguồn thông tin chi tiết đã được đề cập đến trong bài, bạn đọc sẽ có cho mình những bài học bổ ích hỗ trợ việc quản lý khủng hoảng truyền thông trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhé.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn