Là mạng xã hội phát triển nhanh nhất trong thập kỷ vừa qua, TikTok đang vượt mặt các nền tảng khác trong việc thu hút cả người dùng lẫn các nhà quản trị truyền thông Thương hiệu. Lượng người sử dụng ngày một tăng và số lượng các chiến dịch truyền thông được triển khai ngày một nhiều chính là minh chứng cho những giá trị mà TikTok mang lại cho các Doanh nghiệp.

Cùng Kompa tìm hiểu 5 lý do khiến TikTok Marketing đang trở thành xu hướng được các doanh nghiệp sớm tiếp cận và tối ưu cho các chiến dịch truyền thông nhé.

1. TikTok giúp Thương hiệu tiếp cận được tập khách hàng trẻ như Millennials và Gen Z

Mặc dù ngày càng nhiều người lớn tuổi sử dụng TikTok, số lượng người dùng thuộc thế hệ Millennials (sinh năm 1981 đến 1996) và Gen Z (sinh năm 1997 đến 2012) trên nền tảng này vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất – hơn 60%. Đây cũng là hai phân khúc độ tuổi có sức mua lớn nhất, là khách hàng mục tiêu của nhiều nhãn hàng như thời trang, làm đẹp, tiêu dùng nhanh

Tập khách hàng trên Tiktok

TikTok mở ra cơ hội cho các Doanh nghiệp tìm hiểu và kết nối với người tiêu dùng thế hệ trẻ theo cách họ mong muốn. Rất nhiều sự thật ngầm hiểu về Gen Z và Millennials được khám phá ngay trên nền tảng này và mang lại những giá trị to lớn cho Thương hiệu, cả về tăng cường mức độ nhận diện lẫn thúc đẩy doanh thu.

>Xem thêm: Nằm lòng các kinh nghiệm quản trị truyền thông Doanh nghiệp

2. TikTok mang đến các lựa chọn đa dạng về cách thức quảng cáo

Một điểm nổi bật của TikTok là sở hữu nhiều dạng thức quảng cáo khác nhau tùy theo nhu cầu của Marketing của Doanh nghiệp. Điều này giúp Doanh nghiệp thử nghiệm và tìm ra được đâu là cách thức quảng cáo hiệu quả nhất, mang lại nhiều giá trị nhất cho các chiến dịch truyền thông.

5 hình thức quảng cáo trên nền tảng TikTok gồm có:

    • Brand takeover ads: Là dạng quảng cáo bằng hình ảnh tĩnh từ 3 đến 5 giây hoặc video không có âm thanh, xuất hiện ngay khi người dùng mở ứng dụng. Hình thức này có mục tiêu là hỗ trợ landing page của Doanh nghiệp, được đo lường bằng số lượt nhấp (click), số lần hiển thị (impression), và phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu (unique reach).
    • Brand AR content ( nội dung thực tế ảo được gắn tên Thương hiệu): Bằng cách tạo ra các bộ lọc (filter), nhãn dán (sticker) dạng thực tế ảo có gắn tên Thương hiệu, Doanh nghiệp có thể tăng cường mức độ nhận diện của Thương hiệu mỗi khi có người dùng sử dụng các bộ lọc và nhãn dán này.
    • In-feed video: Là những video có độ dài từ 5 đến 60 giây, xuất hiện khi người dùng lướt những video được đề xuất trong mục “Dành cho bạn” (For your page). Bên cạnh việc hỗ trợ landing page, dạng quảng cáo này hỗ trợ người dùng tương tác bằng cách nhấn thích, bình luận, chia sẻ và theo dõi. Loại quảng cáo này cũng dễ dàng đo lường dựa trên số lần hiển thị, lượt xem và mức độ tương tác của video
    • Hashtag challenge: Loại quảng cáo này xuất hiện trong phần “Khám phá” (Discovery) của TikTok và được đính kèm các thông điệp để thu hút người dùng và kêu gọi cùng tham gia. Ví dụ: #viettelcongcong (Viettel cộng cộng) của Viettel, #kiemthemobile (Kiếm Thế Mobile) và #vudieugamethu (Vũ điệu game thủ) của VinaGame… 

Quảng cáo dạng hashtag challenge thường đi kèm với các KOLs/KOCs để tăng độ nhận diện và tạo sức lan toả cho chiến dịch truyền thông cũng như Thương hiệu.

>Đọc thêm: Cách sử dụng hashtag để xây dựng chiến lược truyền thông Doanh nghiệp

    • Sponsored KOLs/KOCs content: Loại quảng cáo này tiếp cận người dùng thông qua các KOLs/KOCs – những người được trả phí để chia sẻ thông tin và trải nghiệm về các sản phẩm/dịch vụ của Thương hiệu.

Cách thức marketing trên TikTok

3. TikTok tập trung vào nội dung và sự sáng tạo

Khác với Facebook hay Instagram, TikTok là nền tảng truyền tải nội dung đơn thuần. Người dùng TikTok có xu hướng yêu thích các nội dung mang tính giải trí hơn, cho dù đó có là nội dung quảng cáo có trả phí. 

Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức với các nhà sáng tạo nội dung đến từ các Thương hiệu và Agency. Việc tìm ra các sự thật ngầm hiểu về khách hàng trên nền tảng TikTok giúp việc sáng tạo nội dung nhắm trúng nhu cầu của khách hàng trở nên dễ dàng hơn. 

Nhưng TikTok Marketing cũng đòi hỏi Doanh nghiệp phải tận dụng khả năng tư duy nhạy bén và sức sáng tạo của mình nhiều hơn để tạo ra các nội dung thật sự thu hút. Vì quảng cáo trên TikTok không thành công chỉ vì được phân bổ nhiều chi phí quảng cáo.

>Xem thêm: Tối ưu hoá hoạt động truyền thông trên Tiktok như thế nào?

4. TikTok định nghĩa lại khái niệm “Influencer Marketing” và “KOLs/KOCs Marketing”

Cùng là nền tảng chia sẻ nội dung dạng video nhưng tỉ lệ tương tác của các KOLs/KOCs trên TikTok là 17.96%, trong khi Instagram và YouTube chỉ có tỉ lệ khiêm tốn là 3.86% và 1.63%. Số liệu này cho thấy việc triển khai các chiến dịch Influencer và KOLs Marketing trên TikTok mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với các nền tảng khác.

Cách thức quảng cáo sản phẩm cũng không đơn thuần là giới thiệu sản phẩm thông qua một người có sức ảnh hưởng – Influencer nữa. Người dùng đã nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nội dung có trả phí và thông minh hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ cho dù nó được giới thiệu bởi một Influencer.

 

KOL là một phương thức hiệu quả trên Tiktok

KOL là một phương thức hiệu quả trên Tiktok

Lúc này, KOLs/KOCs Marketing tỏ ra có ưu thế hơn trong việc thuyết phục khách hàng mua sắm một sản phẩm/dịch vụ. Họ trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và đưa ra những cảm nhận của chính mình. Sự chân thật mang lại lòng tin cho khách hàng hơn và dễ dàng đưa họ đến quyết định mua sắm hơn.

5. TikTok có đầy đủ tính năng để hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung

Các nhà sáng tạo nội dung là những người khởi tạo, lan truyền và duy trì các xu hướng trên TikTok. Dù đến từ các Thương hiệu, Agency hay làm việc tự do, họ đều có thể sáng tạo và tối ưu nội dung của mình với các tính năng có sẵn ngay trên ứng dụng TikTok với các bộ lọc và hiệu ứng, tác vụ chỉnh sửa video, kho nhạc bản quyền phong phú.

Thuật toán của TikTok cũng giúp tăng tỉ lệ hiển thị của video trên trang “Dành cho bạn” của người dùng. Tỉ lệ hiển thị không chỉ dựa trên thời gian xem video mà còn có các yếu tố khác như tương tác của người dùng, thông tin video (caption, hashtag, âm nhạc, hiệu ứng, topic xu hướng). Các yếu tố này nếu được làm đúng sẽ giúp tăng tỉ lệ phân phối của video đến với những người xem có khả năng yêu thích những nội dung này.

Video càng thành công, các nhà sáng tạo sẽ càng có cảm hứng để sáng tạo thêm các nội dung chất lượng hơn. Điều này cũng thúc đẩy cho sự tăng trưởng của chính nền tảng này. Mối quan hệ đôi bên cùng thắng (win-win) này chính là lí do TikTok luôn hỗ trợ tối đa cho các nhà sáng tạo nội dung của mình.

Với 5 lý do này, TikTok đang ngày càng thu hút nhiều Doanh nghiệp, các nhà quản trị truyền thông sử dụng như nền tảng chính để triển khai các chiến lược Marketing và quảng bá Thương hiệu. Các Doanh nghiệp cũng nhanh chóng nhận ra cơ hội của mình và chuyển hướng tập trung phát triển nội dung trên TikTok, tận dụng tối đa các ưu thế có sẵn của nền tảng.

Đồng hành cùng Doanh nghiệp trong hành trình tăng cường nhận diện Thương hiệu, gia tăng sự gắn kết với khách hàng và thúc đẩy doanh thu, Kompa giới thiệu các dịch vụ dễ dàng triển khai và đo lường hiệu quả cho hoạt động TikTok Marketing:

    • Giải pháp Social Listening – Giúp Doanh nghiệp nâng tầm quản trị truyền thông Thương hiệu
    • Giải pháp Campaign Measurement – Theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch
<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
Đặt lịch hẹn