Nắm bắt xu hướng của thị trường là một công việc cần thiết mà mỗi Doanh nghiệp đều phải thực hiện nếu như muốn cạnh tranh với những đối thủ trong cùng lĩnh vực. Bài viết này sẽ đi tìm hiều 5 xu hướng nghiên cứu hiện nay mà Doanh nghiệp cần nắm bắt.

Tầm quan trọng của việc nắm bắt xu hướng trong hoạt động nghiên cứu

Như mọi khía cạnh của cuộc sống hiện này đã bị thay đổi bởi đại dịch COVID-19 (work from home, quy tắc vệ sinh cá nhân 5K, các dịch vụ trực tuyến ra đời càng nhiều…), các lĩnh vực của thị trường cũng đã phải trải qua sự biến đổi lớn lớn về phương thức hoạt động. Mặc dù cơ sở lý thuyết và các nguyên tắc về nghiên cứu thị trường không có sự thay đổi rõ rệt và mới mẻ, nhưng đã có rất nhiều Thương hiệu lớn trên toàn thế giới đã tiến đến giai đoạn thay đổi, cải tiến, và chỉnh sửa phương pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với tình trạng xã hội hiện nay.

>Xem thêm: 12 phương pháp phân tích, nghiên cứu thị trường cho Doanh nghiệp

Nắm bắt xu hướng là điều cần thiết

Nắm bắt xu hướng là điều cần thiết

Nhìn ở một góc động toàn cảnh thì nghiên cứu thị trường là tìm hiểu về phạm vi ảnh ảnh hưởng của một thị trường bao gồm các yếu tố như hành vi của khách hàng, những xu hướng ngành/lĩnh vực mới nổi, v.v. Khi đi nhìn ở góc độ chuyên sâu hơn thì nghiên cứu thị trường sẽ đi tìm hiểu những đặc tính cụ thể của đối tượng mục tiêu mục tiêu nghiên cứu.

Khi thực hiện nghiên cứu ở góc độ chuyên sâu, Doanh nghiệp sẽ hiểu thêm rất nhiều điều về khách hàng, như:

  • Họ muốn gì?
  • Họ đang cần gì?
  • Các nhu cầu đó xuất phát từ đâu?
  • Có sự thay đổi gì trong nhu cầu không ?

Mặt khác, khi đi nghiên cứu thị trường ở góc độ toàn cảnh Doanh nghiệp có thể:

  • Biết được các khách hàng đã sử các sản phẩm dịch vụ như thế nào?
  • Có sự khác biệt nào giữa sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh?
  • Cần những yếu tố nào để phát triển sản phẩm/dịch vụ thành công, đáp ứng nhu cầu thị trường?
  • Đâu là cơ hội để Doanh nghiệp tận dụng làm bàn đạp để phát triển? Đâu là rủi ro cần phải né tránh hoặc tận dụng biến rủi ro thành cơ hội?

Nội dung tiếp theo đây sẽ đề cập tới 6 xu hướng hiện nay trên thị trường mà các Doanh nghiệp nên nắm bắt để tìm kiếm cơ hội cạnh tranh kinh doanh

>>Xem thêm: 10 lý do Doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu thị trường

Top 5 xu hướng trên thị trường hiện nay

1. Agility và tech

Đã gần 2 thập kỷ kể từ khi xã hội bùng nổ thời kỳ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, sự tiến bộ của nền công nghiệp được thể hiện qua sự ra đời của hàng loạt các loại công nghệ như mạng internet vạn vật, tương tác thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality), Điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data), v.v

Công nghệ tiên tiến là không đủ, nó phải đảm bảo được tính nhanh chóng/ nhanh nhẹn (agility,) không ngừng cải tiến, phát triển dù cho có bị ảnh hưởng bởi những thảm hoạ toàn cầu như đại dịch COVID-19. Việc thực hiện các nghiên cứu thị trường cũng dần nhanh chóng hơn với sự hỗ trợ của những máy tính xử lý thông tin nhanh chóng. Các khía cạnh nghiên cứu được cải tiến bởi công nghệ bao gồm:

  • Tự động hoá các phương pháp nghiên cứu thông thường. Đây là một khía cạnh có thể nhìn thấy rõ nhất, khi mà giờ đây các quy trình, phương pháp được thực hiện bởi những máy tính với tốc độ nhanh chóng. Bộ phận nghiên cứu sẽ tiết kiệm được thời gian và tập trung nhân lực vào những nội dung nghiên cứu cần nhiều sự quan tâm.
  • Các hoạt động thăm dò khảo sát khách hàng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng thực hiện hơn. Nhân viên có tạo các cuộc khảo sát và gửi đi nhanh hơn. Người dùng dễ dàng trả lời câu hỏi khảo sát, đảm bảo tính chính xác của thông tin khảo sát tại thời điểm mong muốn.
  • Các nghiên cứu thị trường được thực hiện liền mạch không gián đoạn. Khi mà thị trường của toàn cầu luôn có thể liên tục thay đổi mà không thể dự đoán trước, quá trình nghiên cứu theo các phương pháp thông thường không thể bắt kịp.

>>Xem thêm: Các xu hướng công nghệ thay đổi hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường ra sao?

Những cải tiến về công nghệ mang lại lợi thế rất lớn cho nghiên cứu

Những cải tiến về công nghệ mang lại lợi thế rất lớn cho nghiên cứu

2. Trí tuệ nhân tạo AI, máy học và cảm xúc

Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo đã bắt đầu với sự ra đời của của chiếc máy tính đầu tiên bởi nhà khoa học Alan Turing, người được coi là cha đẻ của khoa học máy tính và và trí tuệ nhân tạo AI. Giờ đây, AI không chỉ xử lý thông tin giúp người dùng và còn thực hiện các công việc nghiên cứu cảm xúc của khách hàng.

AI có thể giải mã cảm xúc của khách hàng thông qua phân tích các chỉ số sinh học của người như phân tích âm thanh mẫu giọng nói khi phỏng vấn, chuyển động của con mắt, các chuyển động nhỏ của khuôn mặt, hoặc các cử chỉ cơ thể, thông tin dạng giao tiếp phi ngôn ngữ, v.v. Ứng dụng AI phân tích cảm xúc khách hàng, giúp cho Doanh nghiệp có thể hiểu được cảm xúc của khách hàng đối với dịch vụ sản phẩm, từ đó cải tiến và nâng cấp nhu cầu của khách hàng. Nhờ có phân tích cảm xúc các Doanh nghiệp cũng có thể đề ra các dự án, chiến dịch gia tăng khả năng kết nối Thương hiệu với cảm xúc của khách hàng.

AI hỗ trợ các Doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực

AI hỗ trợ các Doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực

3. Social listening, công cụ nghiên cứu dư luận xã hội

Social listening hỗ trợ việc nghiên cứu thị trường thông qua việc phân tích các đoạn trò chuyện của khách hàng, các xu hướng nội dung trên các nền tảng mạng xã hội hoặc các thông tin liên quan tới Doanh nghiệp và lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Thực chất thì social listening không chỉ tập trung vào việc theo dõi các lượt “like”, các thảo luận có đề cập Doanh nghiệp, số lượng người theo dõi, mà sâu xa hơn chỉ là tìm hiểu tâm trạng của người dùng đằng sau những bài đăng, nội dung trò chuyện.

>> Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng Social listening để tìm hiểu thị trường

Social listening hỗ trợ Doanh nghiệp tìm hiểu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Social listening hỗ trợ Doanh nghiệp tìm hiểu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Đại đa số các khách hàng hiện nay thường sẽ bày tỏ cảm xúc, phản hồi về dịch vụ/sản phẩm của Doanh nghiệp trên nền tảng mạng xã hội social media như Facebook, Instagram, Twitter v.v. Các nhà nghiên có trị trường có thể sử dụng lượng thông tin phản hồi theo thời gian thực này để xác định mong muốn của khách hàng, brand awareness, hoạt động của đối thủ cạnh tranh.

>> Xem thêm: Social listening có thể “nghe” được gì từ Tiktok?

Để ứng dụng các công cụ social listening một cách hiệu quả thì phương pháp nghiên cứu cần phải:

  • Tìm kiếm trên các nền tảng social media (phổ biến với người dùng) những từ khoá, cụm từ, tên sản phẩm gắn liền với Thương hiệu
  • Tìm hiểu về các chỉ số đánh giá của khách hàng trên các nền tảng social media
  • Cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng về các đối thủ cạnh tranh
  • Dự đoán các xu hướng tiềm năng mới bằng Google trends
  • Tìm hiểu về các KOL, influencer làm việc trong cùng lĩnh vực hoặc các ngành.

4. Longitudinal studies

Longitudinal studies hay continuous research- nghiên cứu liên tục là một dạng nghiên cứu, theo dõi xu hướng, cảm xúc của người tiêu dùng và biến động của thị trường trong một khoảng thời gian dài. Các nhà nghiên cứu cần phải thu thập các thông tin từ nhiều nguồn tin giống nhau thông qua phương pháp nghiên cứu dài hạn (long-term methodology) để tìm kiếm các insight về thói quen mua hàng, phản ứng của người dùng đối với các sản phẩm dịch vụ mới ra mắt. Nghiên cứu theo hướng này sẽ giúp cho Doanh nghiệp có theo dõi một khía cạnh của một mục tiêu cố định trong một khoảng thời gì đã được định trước.

5. DIY- Do It Yourself

Một trong những xu hướng mới nổi trong những năm gần đây và đặc biệt là trên các nội dung video là DIY hay còn gọi là Do It Yourself. DIY còn được biết đến là phong trào “Tự mình làm lấy” ý chỉ hành động tự thiết kế, nghiên cứu, lắp đặt hoặc sửa chữa các loại vật dụng, sản phẩm. Với sự xuất hiện của nhiều công cụ hỗ trợ nghiên cứu trên Internet, các Doanh nghiệp có thể tự tìm đến những công cụ này để ứng dụng vào việc tự khảo sát và nghiên cứu thị trường. DIY bao gồm các hình thức như:

  • Tạo cuộc phỏng vấn khách hàng hiện có và khách tiềm năng thông qua khảo sát nhanh, đặt câu câu hỏi, khảo sát tập trung nhóm khách hàng.
  • Phân loại nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu theo các tiêu chí như nhân khẩu học, tâm lý, vị trí địa lý, hành vi tiêu dùng, tài chính
  • Đo lường mức độ hài lòng của nhóm khách hàng trung thành
  • Tự thử nghiệm sản phẩm để cải tiến trước khi tung ra thị trường.

DIY là một phương pháp tự làm giúp cho Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

DIY là một phương pháp tự làm giúp cho Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

Kompa – đơn vị cung cấp giải pháp nghiên cứu thị trường giúp Doanh nghiệp cập nhật thông tin thị trường nhanh chóng

Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa có hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như: Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air…

Dịch vụ nghiên cứu thị trường của Kompa có những ưu điểm sau:

  • Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp khai thác tối đa tiềm năng thị trường
  • Cập nhật dữ liệu liên tục, đảm bảo độ chính xác, độ liên quan và tính mới của dữ liệu
  • Phát triển chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế thu thập được, đảm bảo tính phù hợp với nhu cầu của từng Doanh nghiệp cụ thể
  • Cung cấp giải pháp với nhiều gói dịch vụ khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và dữ liệu thu thập của từng Doanh nghiệp.

>> Đọc thêm: 8 lý do các Doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ của Kompa

Kompa mang lại các giải pháp hỗ trợ nghiên cứu và tìm hiểu thị trường cho Doanh nghiệp

Kompa mang lại các giải pháp hỗ trợ nghiên cứu và tìm hiểu thị trường cho Doanh nghiệp

Tổng kết

Trải qua 2 năm với nhiều biến cố, không ngừng thay đổi xã hội, xu hướng của thị trường cũng có những biến đổi không ngừng. Điều này đòi hỏi Doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm những phương pháp nghiên cứu thị trường tiến bộ hơn để bắt kịp xu hướng. Để khai thác tối đa dữ liệu thị trường, các Doanh nghiệp có thể cân nhắc hợp tác với Kompa – đơn vị cung cấp các giải pháp quản trị Doanh nghiệp dựa trên cơ sở dữ liệu thực tiễn.

>> Tìm hiểu thêm: Nghiên cứu thị trường số mang lại lợi ích gì cho Doanh nghiệp?

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn