Mỗi ngày có 52 triệu bức ảnh được đăng tải trên Instagram, hơn 80 triệu bài viết được đăng tải trên Facebook và 7000 lượt Tweet được chia sẻ mỗi giây và có thể thấy được Mạng xã hội đang là chiến trường cạnh tranh khốc liệt của các Doanh nghiệp. Vậy, Doanh nghiệp cần làm gì để thu hút và duy trì sự chú ý của người dùng nhằm tăng thị phần thảo luận so với đối thủ?
Thị phần thảo luận (Share of voice – SOV) là thước đo thể hiện lượng thảo luận về Doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây còn được xem là thang điểm đánh giá mức độ nhận biết, hiện diện và dẫn đầu thị trường về tần suất đề cập giữa các Doanh nghiệp với nhau.
Thị phần thảo luận càng lớn thì sự nổi tiếng và mức độ ảnh hưởng của Doanh nghiệp với khách hàng trên thị trường càng nhiều.
Hiểu rõ về thị phần thảo luận sẽ giúp Doanh nghiệp nhìn rõ hơn về những thách thức và vị thế hiện tại của đối thủ trên thị trường, cũng như khám phá các “insights” – sự thật ngầm hiểu quan trọng thu hút khách hàng mục tiêu.
Dưới đây là 6 chiến thuật giúp Doanh nghiệp gia tăng thị phần thảo luận trên Mạng xã hội.
Mạng xã hội hiện nay đang sở hữu hàng triệu người dùng tương tác, bình luận, chia sẻ nội dung, và tìm kiếm thông tin mỗi ngày. Để tăng mức độ nhận biết và hiện diện trên Mạng xã hội, Doanh nghiệp cần hoạt động tích cực hơn trên môi trường này.
Doanh nghiệp cần sáng tạo các nội dung độc đáo nhằm thu hút sự chú ý của người dùng, duy trì hoạt động thường xuyên và nhất quán về nội dung.
Hãy bắt đầu với lịch đăng bài và xây dựng kế hoạch nội dung trên Mạng xã hội tối thiểu trong một tháng. Doanh nghiệp không nhất thiết phải lên kế hoạch cho từng bài đăng nhỏ lẻ mà mục đích chính là giúp định hướng các nội dung đặc biệt vào những ngày cụ thể (trong chiến dịch truyền thông & Marketing hoặc ngày lễ đặc biệt).
Từ đó, Doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc cải thiện chiến lược nội dung truyền thông & Marketing, duy trì ổn định tần suất hiện diện và lượng theo dõi trên Mạng xã hội.
Hoạt động tích cực trên Mạng xã hội không có nghĩa là Thương hiệu tạo ra một loạt bài đăng với các nội dung quảng cáo ( có phí hoặc không) và khuyến mại sản phẩm. Việc xem Mạng xã hội như một kênh phân phối nội dung là một sai lầm phổ biến.
Mạng xã hội tạo cơ hội cho Doanh nghiệp thu hút và gắn kết với khách hàng mục tiêu; tuy nhiên đôi khi Thương hiệu lại không thực sự tương tác hiệu quả với khách hàng, dẫn đến sự thiếu gắn kết giữa các hoạt động Thương hiệu và người dùng.
Kết quả của một khảo sát cho thấy 89% thông điệp từ người dùng gửi đến Doanh nghiệp trên môi trường này hoàn toàn bị bỏ qua, hoặc khi Doanh nghiệp đã phản hồi thì lại thì quá chậm so với mong đợi của khách hàng. Một nghiên cứu từ Sprout Social (như hình bên dưới) cho thấy hiệu quả bất ngờ nếu Thương hiệu thật sự “lắng nghe và phản hồi” thảo luận từ khách hàng.
Sức mạnh thực sự từ việc chăm chỉ tương tác với khách hàng, cho dù đó là phản hồi xin lỗi đã làm khách hàng không hài lòng, cảm ơn sự ủng hộ hay bất kỳ hình thức tương tác nào khác, tất cả đều nhắm đến việc tăng “Brand Love” – sự yêu thích của khách hàng đối với thương hiệu và từ đó tăng thị phần thảo luận của Doanh nghiệp trên môi trường số.
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng công cụ quản lý Mạng xã hội như Bảng giám sát truyền thông (Dashboard) của Kompa Group, để đảm bảo không bỏ sót những phản hồi trong thảo luận của người dùng.
Để người dùng nói về Doanh nghiệp nhiều hơn, hãy sáng tạo những nội dung mà người dùng sẽ muốn chia sẻ. Dù là trên kênh truyền thông nào, nội dung được chia sẻ nhiều hơn góp phần giúp Thương hiệu tăng thị phần thảo luận.
Bằng cách sáng tạo các nội dung được phỏng theo từ các xu hướng mới nhất, tin tức và nội dung khác trong ngành, người dùng sẽ tìm kiếm những nội dung tương tự hấp dẫn và hữu ích từ Doanh nghiệp, đăng và chia sẻ lại trên trang cá nhân của mình.
Tương tự với các nội dung thuộc một chiến dịch truyền thông & Marketing, các bài viết được định hướng nội dung chính xác, phù hợp và theo xu hướng có thể được lan truyền một cách rộng rãi và mạnh mẽ.
Lấy ví dụ hình tượng viral của Salt Bae. Gökçe – một đầu bếp người Thổ Nhĩ Kỳ – đã đăng hình ảnh rắc muối nổi tiếng lên Twitter và Instagram, tạo được hiệu ứng lan truyền khi rất nhiều người biết đến hình ảnh này.
Với lượng thảo luận tăng lên nhanh chóng, doanh thu từ nhà hàng của Gökçe đã tăng vọt do nhu cầu lớn của thực khách về món ăn do người đầu bếp này thực hiện.
Liệu người dùng có để lại bình luận trên trang Mạng xã hội của Doanh nghiệp, hay họ chỉ muốn gọi điện và gửi email?
Thay vì để những cuộc thảo luận diễn ra trên nhiều nền tảng, Doanh nghiệp nên hướng khách hàng sử dụng Mạng xã hội là cách tốt nhất để trò chuyện. Điều này không chỉ giúp chăm sóc và phản hồi ý kiến của khách hàng hiệu quả hơn, mà còn tăng thị phần thảo luận về Thương hiệu trên Mạng xã hội.
Hãy nhấn mạnh những lợi ích dành cho khách hàng khi liên hệ trực tiếp trên Mạng xã hội như thời gian phản hồi nhanh hơn, giao tiếp dễ dàng, thậm chí là có được câu trả lời nhanh chóng từ các chatbots*.
*Chatbot: công cụ tự động phản hồi khách hàng bằng tin nhắn.
Việc tăng thị phần thảo luận không dừng lại ở Mạng xã hội. Thương hiệu có thể sử dụng tất cả những kênh marketing khác để bổ trợ như:
Càng tích hợp nhiều kênh marketing, Doanh nghiệp càng tạo ra tác động lớn đến việc mở rộng thị phần thảo luận
Để tăng thị phần thảo luận, Doanh nghiệp cần tham gia vào các cuộc thảo luận đang diễn ra.
Tuy nhiên để có được vị trí dẫn đầu về thị phần thảo luận trong ngành, Doanh nghiệp cần phải được đề cập nhiều nhất trong các hội thoại so với đối thủ. Để làm điều này, Doanh nghiệp có thể xây dựng các cộng đồng riêng dành cho các khách hàng trung thành của mình trên Mạng xã hội như hội nhóm trên Facebook, hay trên các diễn đàn.
Simple Green Smoothies được biết đến như một trang blog tốt nhất trên thế giới về việc tuyên truyền giữ gìn sức khỏe, và họ cũng là một công ty truyền thông hùng hậu. Simple Green Smoothies đã bắt đầu mọi thứ từ việc xây dựng cộng đồng.
Nhờ xây dựng cộng đồng, Simple Green Smoothies có được một thị phần thảo luận lớn mỗi khi nhắc đến sản phẩm thức uống sinh tố tốt cho sức khỏe. Trên thực tế hashtag #simplegreensmoothies đã được sử dụng hơn 50,000 lần, chỉ tính riêng trên Instagram.
Thị phần thảo luận của Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng bao nhiêu trên Mạng xã hội? Tên Doanh nghiệp có đang dẫn dầu trong các cuộc trò chuyện hay đang bị cạnh tranh gay gắt với đối thủ? Hãy gia tăng thị phần để trở thành Thương hiệu dẫn đầu trong ngành bằng cách sử dụng các phương thức trên.
—–
*Với Kompa, Social Listening không chỉ dừng lại ở công cụ thu thập dữ liệu. Giải pháp Media & Social Listening của Kompa Group là sự kết hợp nhịp nhàng giữa công nghệ và con người. Các báo cáo insight từ dữ liệu Social Listening có thể giúp Doanh nghiệp khai thác những góc nhìn Insight mới về Thương hiệu, ngành, thị trường và đối thủ. Từ đó, Doanh nghiệp có thể định hướng chiến lược kinh doanh đột phá và hiệu quả hơn.