Sự kiện đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu thay đổi toàn bộ cách các Doanh nghiệp nhìn nhận và quản trị những rủi ro trong kinh doanh. Quản trị rủi ro đóng vai trò quan trọng thế nào đến sự sống còn của Doanh nghiệp? Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn thế nào là quản trị rủi ro Doanh nghiệp, và 8 bước cơ bản để quản trụ hiệu quả.

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp ảnh hưởng lớn như thế nào?

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp ảnh hưởng lớn như thế nào?

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là gì?

Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, việc quản trị rủi ro Doanh nghiệp là một vấn đề được đặt lên hàng đầu. Rủi ro là những tình huống không mong muốn có thể xảy ra và gây thiệt hại cho Doanh nghiệp. Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là quá trình định hướng, ước lượng, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Đây là một hoạt động quản lý chiến lược được thực hiện bởi các quản lý và lãnh đạo Doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững.

Để quản trị rủi ro hiệu quả, Doanh nghiệp cần phải tạo ra một kế hoạch quản trị rủi ro rõ ràng, cụ thể, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ giữa các bộ phận. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp cần phải có một quy trình kiểm soát rủi ro định kỳ, giúp đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu đã được triển khai, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Đồng thời, quản trị rủi ro cũng đòi hỏi sự hợp tác và giao tiếp chặt chẽ giữa các bộ phận trong Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để quản trị rủi ro hiệu quả, Doanh nghiệp cần phải có những kỹ năng và kiến thức chuyên môn về quản trị rủi ro. Việc đào tạo, nâng cao năng lực cho nhân viên là một điều cần thiết để tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là gì?

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là gì?

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro

Có 2 nhóm nguyên nhân chính khiến rủi ro xảy ra trong Doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan thường xuất phát từ yếu tố con người trong nội bộ Doanh nghiệp:

  • Khả năng quản lý rủi ro của nhân viên: Nếu nhân viên không có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thì có thể dẫn đến việc xảy ra rủi ro. Ví dụ, một nhân viên bán hàng không có kiến thức về sản phẩm hoặc cách giải đáp thắc mắc của khách hàng có thể dẫn đến việc bán sản phẩm không phù hợp hoặc giải đáp thắc mắc không đúng cách, dẫn đến mất khách hàng và giảm doanh số.
  • Thiếu trách nhiệm của các cấp quản lý: Nếu quản lý không đảm bảo đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc quản trị rủi ro Doanh nghiệp, việc xảy ra rủi ro có thể không được phát hiện và giải quyết kịp thời. Ví dụ, nếu quản lý không đảm bảo an toàn lao động thì có thể dẫn đến tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của nhân viên.
  • Thiếu tính cẩn trọng trong việc ra quyết định: Khi quá tự tin và thiếu tính cẩn trọng trong việc ra quyết định, Doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định sai lầm và gây ra rủi ro. Ví dụ, nếu Doanh nghiệp quyết định đầu tư vào một dự án không rõ ràng về tiềm năng lợi nhuận và rủi ro, có thể dẫn đến việc thua lỗ hoặc phá sản.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro xuất phát từ các yếu tố bên ngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát của Doanh nghiệp:

  • Thị trường và các yếu tố kinh tế: giá cả, cạnh tranh, chính sách tài chính và thuế có thể gây ra rủi ro đối với Doanh nghiệp. Ví dụ, nếu thị trường bất động sản giảm sút đột ngột, Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có thể gặp khó khó khăn trong việc bán sản phẩm.
  • Tác động của môi trường và tự nhiên: thời tiết, thiên tai, tác động của môi trường và các yếu tố tự nhiên khác cũng có thể gây ra rủi ro cho Doanh nghiệp. Ví dụ, một cơn bão có thể gây thiệt hại đáng kể cho tài sản Doanh nghiệp.
  • Thay đổi chính sách và quy định pháp luật: Ví dụ, nếu chính phủ áp đặt thuế mới hoặc thay đổi quy định liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa, Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
  • Phụ thuộc vào đối tác và nhà cung cấp: Nếu đối tác hoặc nhà cung cấp gặp vấn đề hoặc không đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp, việc sản xuất và kinh doanh của Doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro

Phân loại rủi ro

Dựa trên tác động

Xét trên mức độ tác động của rủi ro đến các hoạt động của Doanh nghiệp, rủi ro có thể được chi thành 4 loại như sau:

  • Rủi ro chiến lược phát sinh trong quá trình hoạch định và triển khai các chiến lược của Doanh nghiệp, ví dụ như rủi ro liên quan đến kế hoạch phân bổ nguồn lực, sáp nhập, mua lại và thoái vốn. 
  • Rủi ro hoạt động xảy ra trong quá trình vận hành của Doanh nghiệp: rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh, marketing, chuỗi cung ứng, nhân sự và công nghệ thông tin.
  • Rủi ro tuân thủ liên quan đến trách nhiệm của Doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định liên quan, bao gồm rủi ro liên quan đến pháp lý, quản trị Doanh nghiệp và các quy định khác. 
  • Rủi ro tài chính liên quan đến công tác quản trị tài chính của Doanh nghiệp, bao gồm rủi ro do sự biến động của các yếu tố thị trường (lãi suất, ngoại hối, hàng hóa và các công cụ phái sinh) và rủi ro do sự biến động trong khả năng thanh toán của Doanh nghiệp.

Rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp

Rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp

Dựa trên tính chất

Rủi ro có thể được phân loại dựa vào tính chất của chúng với 3 loại sau:

  • Loại đầu tiên là rủi ro kinh doanh, liên quan đến việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có đặc thù riêng, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Doanh nghiệp như chu kỳ kinh doanh, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tốc độ luân chuyển vốn.
  • Loại thứ hai là rủi ro hoạt động, xuất phát từ việc sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty. Khi sử dụng đòn bẩy hoạt động ở mức cao, công ty có thể đầu tư vào tài sản cố định nhằm tăng năng suất, tăng sản lượng và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, việc này cũng tăng chi phí đầu tư ban đầu, dẫn đến rủi ro cao hơn nếu khả năng tiêu thụ sản phẩm kém.
  • Rủi ro thứ ba là rủi ro tài chính, phát sinh khi Doanh nghiệp huy động và sử dụng nguồn vốn nợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ Thương hiệu

Rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ Thương hiệu

Dựa trên phạm vi ảnh hưởng

Rủi ro có thể được chia thành 2 loại, dựa trên phạm vi tác động của chúng:

  • Rủi ro hệ thống: là những rủi ro không thể kiểm soát được và ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế cũng như các ngành nghề kinh doanh. Các nguyên nhân chính gây ra rủi ro hệ thống thường là do biến động thiên tai hoặc môi trường kinh doanh như lạm phát, thay đổi trong hệ thống pháp luật.
  • Rủi ro phi hệ thống: đây là những rủi ro có thể kiểm soát được và chỉ ảnh hưởng tới một Doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh cụ thể. Các nguyên nhân gây ra rủi ro phi hệ thống thường liên quan đến các yếu tố như công tác quản lý nội bộ kém hiệu quả, sử dụng đòn bẩy kinh doanh và tài chính quá mức hoặc hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Tầm quan trọng của quản trị rủi ro

Những rủi ro của Doanh nghiệp thường gặp phải kể đến như rủi ro về tài chính, rủi ro về nguồn nhân lực, rủi ro về sản xuất, … Sự phát triển bền vững của một công ty hay Doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào cách họ xử lý và quản trị rủi ro tốt đến mức nào. Vậy tầm quan trọng của quản trị rủi ro đúng đắn là gì?
Để đạt được những sứ mệnh và mục tiêu mà Doanh nghiệp bạn đề ra thì các chiến lược, kế hoạch phải được người đứng đầu vạch ra rõ ràng và thực hiện một cách trôi chảy, đảm bảo tối ưu hóa tối đa nguồn nhân lực, có sự phối hợp ăn ý, đồng bộ giữa các phòng ban với người lãnh đạo. Tuy nhiên, thị trường luôn chuyển mình không ngừng từng giây, điều này đồng nghĩa với việc rất khó để Doanh nghiệp có thể nắm bắt và theo sát thị trường.Vậy nên, bộ phận chịu trách nhiệm quản lý rủi ro cần phải được thông báo trước về khả năng xảy ra các biến số rủi ro trong tương lai, từ đó họ tìm ra những phương án xử lý vừa hiệu quả vừa phù hợp với bối cảnh thực tại. Nếu xử lý rủi ro đúng đắn, Doanh nghiệp có thể “chuyển bại thành thắng”, tạo ra lợi thế và cơ hội để chạm gần hơn tới những mục tiêu chiến lược. Nhưng nếu quy trình quản trị rủi ro Doanh nghiệp bạn không hoàn hảo, đây chắc chắn là một “cơn bão lớn” mà bạn và Doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua an toàn.

Thuận lợi đầu tư

Các nhà đầu tư thường quan tâm và dựa vào quy trình các bước quản trị rủi ro Doanh nghiệp để đánh giá hoạt động kinh doanh của họ có thực sự hiệu quả và xứng đáng nhận được cái “gật đầu” đầu tư hay không. Trong thời buổi ngày nay, xuất hiện nhiều hơn những đối thủ tài giỏi cạnh tranh nhau khốc liệt, biến thương trường thành “chiến trường”. Để trở nên nổi bật nhất trong mắt các nhà đầu tư, Doanh nghiệp bạn phải chứng tỏ được mình có năng lực quản trị tốt mọi vấn đề rủi ro, từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu trong xã hội với vị thế vững chắc hơn.

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp tốt sẽ ghi điểm trong mắt các nhà đầu tư

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp tốt sẽ ghi điểm trong mắt các nhà đầu tư

Hạn chế lãng phí ngân sách

Đối với những rủi ro tài chính, phát hiện và đưa ra phương án quản trị càng sớm sẽ tiết kiệm tài chính đáng kể cho Doanh nghiệp. Duy trì các phương án sai lầm trong hoạt động kinh doanh, sản xuất dẫn đến lãng phí ngân sách Doanh nghiệp hoặc thậm chí đẩy Doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Ví dụ, không chú ý chất lượng nguyên liệu đầu vào ngay từ khâu sản xuất sẽ dẫn đến sản xuất hàng loạt các sản phẩm lỗi, sai mẫu mã, kích thước, kém chất lượng, … buộc phải tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề cho Doanh nghiệp về mặt tài chính.

Tăng cường chất lượng quản trị

Khi thực hiện quản trị rủi ro Doanh nghiệp, trước tiên cần thiết lập quy trình chuẩn trong việc nhận diện, đánh giá, phân tích và ưu tiên quản lý các rủi ro chính trước. Sau đó mới đến rủi ro kém quan trọng hơn, nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực được Doanh nghiệp sử dụng cho xử lý rủi ro. Từ đó, chất lượng quản trị của các cấp quản lý được củng cố và nâng cao hiệu quả.

Hoàn thành các mục tiêu chiến lược

Việc quản trị rủi ro đóng vai trò quan trọng để giúp Doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả. Để quản trị rủi ro tốt, Doanh nghiệp cần có một chiến lược rõ ràng và bao gồm các bước cụ thể. Đầu tiên, Doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá rủi ro trong quá trình kinh doanh. Tiếp theo, Doanh nghiệp cần phát triển kế hoạch quản trị rủi ro. Kế hoạch này nên bao gồm các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro. Sau khi triển khai kế hoạch, Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản trị rủi ro. Điều này giúp Doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện những điểm yếu và cải thiện các biện pháp quản trị rủi ro để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Quản trị rui ro Doanh nghiệp hiệu quả giúp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh

Quản trị rui ro Doanh nghiệp hiệu quả giúp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh

Tăng cường sự ổn định và bền vững của Doanh nghiệp

Việc quản trị rủi ro giúp giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng và tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định và bền vững của Doanh nghiệp trước những biến động của thị trường.

Tăng cường sự tin cậy và tín nhiệm của khách hàng và đối tác

Khi Doanh nghiệp có hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ và toàn diện, khách hàng và đối tác sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi hợp tác với Doanh nghiệp.

Tăng cường hiệu quả và năng suất của hoạt động kinh doanh

Khi Doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, việc thực hiện các hoạt động sẽ trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Điều này giúp tăng cường năng suất và hiệu quả của Doanh nghiệp.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Quy mô tổ chức của Doanh nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng đó là quy mô tổ chức của Doanh nghiệp. Quy mô tổ chức của Doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến việc phân chia trách nhiệm trong việc quản trị rủi ro. Nếu Doanh nghiệp quá nhỏ thì việc quản lý rủi ro có thể sẽ không được chú trọng và tồn tại nhiều khuyết điểm. Ngược lại, nếu quy mô của Doanh nghiệp quá lớn, việc quản lý rủi ro có thể trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Năng lực của Doanh nghiệp

Năng lực của Doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định quan trọng trong quá trình ngăn chặn, phòng ngừa, giải quyết rủi ro cũng như phục hồi hậu rủi ro. Nếu Doanh nghiệp có năng lực cao, thì các quyết định, biện pháp sẽ được đưa ra một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Ngược lại, nếu Doanh nghiệp không có đủ năng lực thì việc quản lý rủi ro sẽ gặp nhiều khó khăn.

Năng lực Doanh nghiệp ảnh hưởng khả năng giải quyết rủi ro

Năng lực Doanh nghiệp ảnh hưởng khả năng giải quyết rủi ro

Cơ cấu hoạt động của Doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp

Doanh nghiệp có cơ cấu hoạt động đơn giản thì việc quản trị rủi ro sẽ đơn giản hơn. Ngược lại, nếu cơ cấu hoạt động của Doanh nghiệp phức tạp thì việc quản trị rủi ro sẽ đòi hỏi nhiều quyết định và phân tích chi tiết hơn.

Trình độ của cấp quản lý

Trình độ của cấp quản lý sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định và các giải pháp quản trị rủi ro. Nếu cấp quản lý có trình độ cao và có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro thì việc quản lý sẽ được đưa ra một cách chính xác và hiệu quả. Ngược lại, nếu cấp quản lý không có đủ trình độ và kinh nghiệm thì việc quản lý rủi ro sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trình độ các cấp quản lý ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro

Trình độ các cấp quản lý ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro

8 hướng dẫn cơ bản về quản trị rủi ro Doanh nghiệp

1. Thiết lập mục tiêu

Bộ phận quản lý rủi ro cần tìm hiểu các thông tin thị trường, dự đoán chính xác các viễn cảnh rủi ro Doanh nghiệp có khả năng gặp phải trong tương lai. Từ đó, các mục tiêu quản trị rủi ro được đề ra dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như dài hạn/ ngắn hạn, chính/ phụ, …

2. Đánh giá rủi ro

Sau khi đã xác định khả năng rủi ro xảy ra và hậu quả đằng sau chúng, Doanh nghiệp cần đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro và phân loại chúng theo từng loại như có thể/ không thể chấp nhận, xác suất xảy ra rủi ro là cao hay thấp.

Doanh nghiệp cần đo lường, đánh giá các loại rủi ro

Doanh nghiệp cần đo lường, đánh giá các loại rủi ro

3. Ứng phó rủi ro

Với từng loại rủi ro sẽ có từng biện pháp phù hợp khác nhau để Doanh nghiệp đối phó, bao gồm:

  • Chuyển giao rủi ro: chuyển dịch một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm cho cá nhân hay tổ chức nhằm giảm thiểu thiệt hại cho Doanh nghiệp.
  • Né tránh rủi ro: Biện pháp này loại bỏ hẳn tất cả các vấn đề, dự án tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp sẽ tự tay gạt bỏ các cơ hội kinh doanh của mình.
  • Duy trì rủi ro: Nếu thiệt hại của rủi ro không đáng kể và khả năng xảy ra thấp, Doanh nghiệp sẽ chấp nhận đánh đổi để đạt lợi nhuận, lợi ích cao hơn.
  • Kiểm soát rủi ro: Doanh nghiệp phải liên tục đánh giá tình hình, lên sẵn các kế hoạch đối phó để kịp thời hạn chế thiệt hại đến từ rủi ro.

4. Văn hoá ứng xử nội bộ

Dạng rủi ro có thể phòng tránh được, thường là những rủi ro phát sinh từ nội bộ Doanh nghiệp như văn hóa ứng xử giữa các nhân viên trong công ty. Doanh nghiệp không nên “cứng nhắc” khi xử lý các khuyết điểm, sai sót của nhân viên mà nên có thái độ “mềm mỏng”, góp ý nhẹ nhàng với họ nếu thiệt hại từ những rủi ro đó là không đáng kể. Doanh nghiệp có thể soạn thảo văn bản nội quy ứng xử trong Doanh nghiệp, quy định những hành vi được phép/không được phép tại công ty, phù hợp với tính chất và văn hóa của Doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa ứng xử nội bộ công ty

Xây dựng văn hóa ứng xử nội bộ công ty

5. Nhận dạng rủi ro

Đây là bước phát hiện và làm sáng tỏ một cách có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Để xác định bất kỳ dạng rủi ro nào, Doanh nghiệp cần dựa vào hai thành phần. Một là là nguồn rủi ro – nơi phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm, thường đến từ các yếu tố môi trường hoạt động và Doanh nghiệp. Hai là nhóm đối tượng chịu rủi ro bao gồm tài sản và nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cần sử dụng linh hoạt các bảng liệt kê để áp dụng phương pháp từng nhận dạng cho phù hợp, không nên chỉ dựa vào một phương pháp duy nhất.

6. Đề xuất cách kiểm soát

Các biện pháp kiểm soát rủi ro rất quan trọng và cần thiết khi có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại, tổn thất và tăng cường cơ hội thành công cho các dự án:

  • Phân tích các phương pháp, kỹ thuật kiểm soát rủi ro
  • Chuyển giao kiểm soát rủi ro
  • Cách ly các mối nguy hiểm
  • Thay thế mối nguy hiểm bằng những thứ an toàn hơn
  • Sửa đổi, cung cấp thêm các biện pháp bảo vệ
  • Cung cấp chính sách hay chế độ và thời gian làm việc phù hợp

7. Đào tạo đội ngũ quản lý

Nhiều tập đoàn, Doanh nghiệp lớn sở hữu một đội ngũ quản trị rủi ro với các thành viên có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý rủi ro, khủng hoảng. Bằng cách thành lập và đào tạo một đội ngũ quản lý rủi ro, Doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện nỗ lực ứng phó hiệu quả, đảm bảo các kế hoạch xử lý rủi ro diễn ra suôn sẻ. Các yêu cầu cơ bản của một đội ngũ quản lý rủi ro bao gồm: Chịu được áp lực, Kỹ năng phân tích mạnh mẽ, Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả và Có tư duy hợp tác.

Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ xử lý rủi ro

Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ xử lý rủi ro

8. Giám sát và cập nhật

Là một phần của chiến lược quản trị rủi ro gồm những hoạt động như liên tục theo dõi và cập nhật thông tin về các rủi ro hiện tại và trong tương lai. Tiến độ và độ thành công của quy trình quản trị rủi ro cũng cần được quan sát và cập nhật cho phù hợp.

Vai trò của dữ liệu trong quản trị rủi ro Doanh nghiệp

 Xác định, đánh giá và giảm thiểu rủi ro

Quản trị rủi ro cho phép các chủ Doanh nghiệp có thể tận dụng các lợi thế về mặt chiến lược để giảm thiểu những khả năng thất bại của một chiến dịch. Thế nhưng, nếu thiếu đi yếu tố về dữ liệu và tính xác thực của dữ liệu, thì hoạt động quản trị không thể thực hiện quả được và chắc chắn sẽ phạm sai lầm trong quá trình hoạt động.

Quản trị rủi ro không đi tìm rủi ro mà đi xác định mấu chốt gốc rễ của rủi ro

Quản trị rủi ro không đi tìm rủi ro mà đi xác định mấu chốt gốc rễ của rủi ro

Dữ liệu giúp củng cố hoạt động của Doanh nghiệp thay vì chỉ dựa trên các phỏng đoán cá nhân của người điều hành. Các nhà quản trị rủi ro có thể xác định được nguyên nhân gốc rễ của các vụ việc khủng hoảng thông qua việc phân tích dữ liệu. Nhờ vậy, các chiến lược khắc phục khủng hoảng đúng trọng tâm, đúng đối tượng, nhanh chóng giải quyết vấn đề. Các phương án hoạt động của Doanh nghiệp cũng dựa trên cơ sở dữ liệu, với cơ sở dữ liệu có tính chính xác cao, thì việc lập hoạch, phương án hoạt động, quản trị rủi ro càng dễ dàng và chính xác.

Giúp Doanh nghiệp hành động nhanh chóng, hiệu quả

Những dữ liệu thu thập sẽ trở nên vô ích nếu Doanh nghiệp không tận dụng nguồn thông tin đó để tạo ra giá trị cho hoạt động kinh doanh. Việc các dữ liệu được giữ lại và tồn động mà không đưa ra sử dụng sẽ gây cản trở các Doanh nghiệp “nhìn được bức tranh lớn về thị trường” và đưa ra những quyết định, hành động chưa thật sự chuẩn xác và hiệu quả.

Đưa ra hành động nhanh chóng, chính xác và hiệu quả giúp biến rủi ro thành cơ hội mới

Đưa ra hành động nhanh chóng, chính xác và hiệu quả giúp biến rủi ro thành cơ hội mới

Hiện tượng các dữ liệu thu thập bị tồn động giữ lại còn được gọi là các “xi-lô dữ liệu”. Hiện tượng này xảy ra trong các Doanh nghiệp không có sự liên kết trao đổi thông tin và nhiệm vụ giữa các phòng ban, thay vào đó các phòng ban hoạt động hoàn toàn biệt lập, hoặc không có sự liên kết trao đổi thông tin giữa các nhân viên với nhau, các cán bộ lãnh đạo với nhau. Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của dữ liệu giúp cho mọi hoạt động nội bộ của Doanh nghiệp diễn ra trơn tru, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Hiện tượng xi-lo dữ liệu cũng là dạng rủi ro cho các Doanh nghiệp 

Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả, phù hợp

Dữ liệu thu thập được cần phải được xử lý, đánh giá và tổng hợp thành những thông tin có giá trị để các chủ Doanh nghiệp có thể định hướng các hoạt động quản trị rủi ro chính xác hơn. Việc quản lý các cơ sở dữ liệu giúp cho Doanh nghiệp nâng cao khả năng quản trị rủi ro hơn. Qua việc xử lý, phân tích xác thực của dữ liệu thì khả năng xác định rủi ro càng chính xác hơn. Một hệ thống cơ sở dữ liệu chính xác và mạnh mẽ kết hợp với các giải pháp phân tích, tổng hợp báo cáo chuẩn xác sẽ giúp các chủ Doanh nghiệp quản trị rủi ro dễ dàng hơn, dễ dàng đào sâu xác định nguyên nhân gốc rễ.

 Xây dựng chiến lược đóng  vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro

 Xây dựng chiến lược đóng  vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro

Case study: cách dữ liệu được sử dụng để xây dựng chiến lược quản trị rủi ro 

Có rất nhiều Doanh nghiệp nhận ra được mặt có lợi của việc áp dụng thu thập dữ liệu vào trong quản trị rủi ro để có thể tiếp cận với những rủi ro mới, biến những rủi ro thành những cơ hội và lợi thể để thu về lợi nhuận. Các dữ liệu thu thập có độ chính xác cao cho phép các Doanh nghiệp chủ động tiếp cận các rủi ro và thu về nhiều lợi nhuận. Trong lĩnh vực môi trường, một số tổ chức sử dụng các dữ liệu thu thập được để xác định các yếu tố nào về rủi ro trong cộng đồng, môi trường, cơ sở hạ tầng cần được nhiều sự quan tâm chú ý và ưu tiên cải thiện môi trường. Một ví dụ là CoastAdapt đã ứng dụng các dữ liệu trực quan để có thể hiểu về rủi ro tiềm ẩn của vùng ven biển đối với cư dân sinh sống. 

Bí quyết quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Tuyển dụng các chuyên gia có chuyên môn

Một trong những bí quyết đầu tiên có thể quản trị được rủi ro tốt đó chính Doanh nghiệp phải có một đội ngũ chuyên gia liên tục theo dõi và tác động đến quy trình quản lý. Nguồn nhân lực chính là điểm mấu chốt để có được một đội ngũ tốt. Giá trị của một con người tốt sẽ cho ra một sản phẩm nhất định cho khách hàng. Một chuyên gia có kinh nghiệm trong việc xử lý rủi ro phải đảm ứng được các nhu cầu cơ bản như việc giữ một cái đầu lạnh khi giải quyết vấn đề và luôn giữ tỉnh táo trong mọi công việc. Chính như thế rủi ro sẽ không trở thành vật cản, ngáng chân các Doanh nghiệp trên con đường đi đến thành công.

Doanh nghiệp cần làm việc với chuyên gia đầu ngành

Doanh nghiệp cần làm việc với chuyên gia đầu ngành

 Thành lập các đội ngũ quản trị rủi ro cho các phòng ban

Trên thực tế có rất nhiều nhân viên không có đủ khả năng để quản trị rủi ro Doanh nghiệp. Do đó, Doanh nghiệp cần thành lập một đội ngũ xử lý rủi ro để từ đó họ có thể tập trung thu thập thông tin từ đội ngũ quản lý cấp cao. Điều này không những giúp đội ngũ có thể biết thêm về các vấn đề đã và đang sống tiềm ẩn trong tổ chức. Bên cạnh đó còn giúp Doanh nghiệp chủ động phát hiện, phòng ngừa tất tần tật các rủi ro tiềm ẩn của công ty một cách nhanh chóng. Thành lập một đội ngũ quản trị rủi ro từ nhân viên các phòng ban cũng chính là phương pháp giúp quản trị rủi ro hiệu quả và an toàn nhất.

Tham khảo dịch vụ Social listening để quản lý tốt hơn các rủi ro

Các rủi ro đều phải được xử lý càng sớm càng tốt trước khi rủi ro chồng rủi ro. Điều này sẽ được thực hiện thông qua các chuyên gia có chuyên môn về quản trị rủi ro. Trong môi trường kinh doanh, không phải rủi ro nào cũng có thể giải quyết triệt để. Social listening là một trong những công cụ thiết thực, hiệu quả giúp Doanh nghiệp kịp thời phát hiện, ngăn chặn những rủi ro trên nền tảng số, đảm bảo hiệu quả hoạt động truyền thông Thương hiệu.

Social listening là một công cụ quan trọng cho Doanh nghiệp để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của họ và phản hồi nhanh chóng cho các phản ánh từ khách hàng. Nó giúp Doanh nghiệp phát hiện và giải quyết các vấn đề sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi chúng được lan truyền. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép Doanh nghiệp so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với đối thủ cạnh tranh để cải thiện trải nghiệm khách hàng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp có thêm thông tin về nhu cầu tiêu dùng, thị trường và đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả và tăng khả năng tương tác với khách hàng.

Sử dụng Social listening để quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Sử dụng Social listening để quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Nâng cao khả năng quản trị rủi ro Doanh nghiệp cùng Kompa

Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air….

Nếu Doanh nghiệp bạn không có một đội ngũ và kinh nghiệm để quản lý các rủi ro, thì việc tìm kiếm các đơn vị chuyên sâu về quản trị rủi ro Doanh nghiệp như Kompa chắc chắn sẽ là một lựa chọn đúng đắn. Kompa tự tin cung cấp các dịch vụ quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp tối ưu nhất, bao gồm:

  • Ngăn chặn rủi ro nguy cơ thành khủng hoảng truyền thông: Tận dụng công nghệ dữ liệu tiên tiến, Kompa đảm bảo phát hiện ngay lập tức những hội thoại tiêu cực có nguy cơ dẫn đến rủi ro, khủng hoảng và cảnh báo tự động trong thời gian thực trực tiếp đến các bộ phận liên quan.
  • Xử lý và theo dõi ngay lập tức: Kompa thấu hiểu được việc cảnh báo sớm có thể góp phần giảm thiểu mối đe dọa mỗi khi rủi ro hay khủng hoảng xảy ra. Ngoài ra, chúng tôi còn mang đến bảng một dịch vụ xử lý khủng hoảng với các bước tiếp cận nhanh & hiệu quả.
  • Dịch vụ tư vấn 24/7: Không chỉ cung cấp các bước tiếp cận giải quyết triệt để và hiệu quả, dịch vụ tư vấn 24/7 của Kompa được thiết kế nhằm mục tiêu xây dựng các kịch bản ứng phó và cách khôi phục hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Kompa để quản trị rủi ro hiệu quả

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Kompa để quản trị rủi ro hiệu quả

Rủi ro là những biến số ngẫu nhiên, luôn xuất hiện vào bất cứ giai đoạn trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Do đó, Doanh nghiệp không thể nào tránh né được rủi ro. Thế nhưng, Doanh nghiệp vẫn hoàn toàn có thể biết trước và hạn chế thiệt hại, tổn thất từ rủi ro nếu nắm bắt được nguyên nhân cốt lõi và có các biện pháp xử lý bài bản. Ngoài ra, để quản trị tốt danh tiếng Thương hiệu, Doanh nghiệp có thể nhờ đến các giải pháp ngăn ngừa khủng hoảng truyền thông từ các bên thứ ba có nhiều chuyên gia kinh nghiệm như Kompa.

>Đọc thêm: Top 10 phương thức giúp Doanh nghiệp xử lý khủng hoảng truyền thông

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn