Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm phân tích thị trường là gì, cùng nhau khám phá các yếu tố trọng yếu cần lưu ý khi thực hiện quy trình này. Hiểu rõ và thành thạo phân tích tìm hiểu thị trường sẽ giúp Doanh nghiệp nắm bắt thông tin quan trọng và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn, hướng tới sự phát triển bền vững và thành công trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Phân tích thị trường là gì?
Phân tích thị trường (Market Analysis) là quá trình nghiên cứu, thu thập, kiểm tra và đánh giá thông tin về một thị trường cụ thể một cách toàn diện mà Doanh nghiệp đang quan tâm. Mục đích khi tìm hiểu thị trường là giúp cho Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường từ đó đưa ra phương án kinh doanh phù hợp hơn.
Khi nghiên cứu thị trường, các Doanh nghiệp cần tìm hiểu về quy mô, sự cạnh tranh, xu hướng thị trường và khả năng tăng trưởng. Hơn hết, cần quan tâm tới các đối tượng như khách hàng, sự đa dạng của các loại sản phẩm, lợi nhuận mang lại, tiến bộ công nghệ, nguồn lực, kênh phân phối, cơ cấu chi phí…
Phân tích thị trường mang lại nhiều lợi ích cho các Doanh nghiệp. Dù kinh doanh trực tuyến hay mở cửa hàng thì hình thức này cũng giúp Doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và cạnh tranh với đối thủ tốt nhất. Quá trình phân tích và tổng hợp được các thông tin có giá trị sẽ giúp Doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến lược kinh doanh.
Với những yếu tố như sản phẩm, giá, quảng cáo, dịch vụ mục tiêu tiềm năng đều sẽ được khoanh vùng chính xác và thu được lợi nhuận kinh doanh cao. Doanh nghiệp sẽ thấu hiểu được khách hàng hơn để hoàn thiện sản phẩm của mình. Biết được thói quen online của khách hàng, kênh giải trí thông tin họ hay sử dụng và thời gian sử dụng mạng xã hội để quảng cáo đúng kênh tiếp thị.
Lợi ích khi phân tích thị trường
Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ đang cạnh tranh với ai để vượt qua những rào cản khó và tạo cơ hội kinh doanh lý tưởng cho mình. Thu thập thông tin, quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, yếu tố con người đều được tính toán. Lợi nhuận thị trường và những yếu tố tạo nên sự thành công mà Doanh nghiệp sẽ đều nắm rõ. Điều này sẽ giúp tránh lãng phí chi phí đầu tư và hạn chế được nhiều rủi ro trong kinh doanh.
Hiểu rõ được ưu và nhược điểm của Doanh nghiệp sẽ cho bạn có lợi thế khi ra mắt sản phẩm, niêm yết mức giá hợp lý. Đặc biệt, tìm hiểu thị trường còn giúp Doanh nghiệp có thể loại bỏ được nhiều đối thủ cạnh tranh với mình.
Khách hàng chính là yếu tố quan trọng có sức ảnh hưởng lớn nhất đến toàn bộ sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích thị trường, Doanh nghiệp cần phân tích xem khách hàng của mình là ai, độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích hay thói quen mua hàng của họ. Càng hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, Doanh nghiệp sẽ càng có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của họ.
Trong quá trình phân tích thị trường, sản phẩm và dịch vụ cũng là yếu tố quan trọng mà Doanh nghiệp cần chú ý. Doanh nghiệp cần xem xét về các lợi ích, tính năng, chất lượng, giá cả và điểm đặc biệt so với các sản phẩm hay dịch vụ cùng loại đang có trên thị trường. Điều này giúp Doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về sự cạnh tranh và đánh giá đúng vị trí của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong môi trường kinh doanh hiện tại. Từ đó, Doanh nghiệp có thể đề xuất và phát triển các chiến lược tiếp thị và nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
>>> Xem thêm: Phân tích hành vi khách hàng trong ngành hàng nước giải khát
Dịch vụ và sản phẩm là 2 yếu tố quan trọng khi phân tích thị trường
Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả và phù hợp, Doanh nghiệp sẽ cần tiến hành phân tích mục tiêu kinh doanh, vị trí cạnh tranh, giá cả, các kênh phân phối, quản lý sản phẩm, các hình thức khuyến mãi và quảng cáo. Đây là những yếu tố quan trọng giúp Doanh nghiệp tạo ra sự đột phá và thành công trong thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.
Phân tích chi tiết và chính xác những yếu tố này sẽ giúp hiểu được được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời tối ưu hóa các nguồn lực và chiến lược kinh doanh. Điều này đảm bảo Doanh nghiệp có thể định hướng đúng, triển khai các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, từ đó đạt được sự phát triển bền lâu, thành công trong thị trường cạnh tranh.
Đối thủ trên thương trường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân tích thị trường, cần hiểu rõ thông tin về đối thủ, bao gồm thị phần, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, các điểm mạnh và điểm yếu, cũng như các chiến lược kinh doanh của họ. Điều này giúp Doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về môi trường kinh doanh, từ đó định hình được chiến lược cạnh tranh riêng.
Phân tích đối thủ cũng giúp xác định những điểm mạnh và điểm yếu của Doanh nghiệp so với đối thủ, từ đó tận dụng những cơ hội và đối phó với những thách thức trong thị trường cạnh tranh. Việc nắm bắt thông tin về đối thủ sẽ giúp Doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ và chiến lược kinh doanh, từ đó tăng cường sức cạnh tranh và đạt được thành công bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.
Phân tích đối thủ trên thương trường
Doanh nghiệp sẽ cần hiểu rõ về các thị trường tiềm năng, quy mô thị trường, xu hướng, tốc độ tăng trưởng, cũng như các yếu tố liên quan đến chính trị, kinh tế và xã hội. Điều này bao gồm việc dự báo tương lai của thị trường, nhằm xác định các cơ hội và thách thức tiềm ẩn. Phân tích thị trường cung cấp cho Doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc về môi trường kinh doanh, giúp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và xu hướng thị trường.
Đồng thời, nó cũng giúp định hình chiến lược kinh doanh phù hợp, từ việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới đến việc mở rộng thị trường và xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Bằng việc phân tích thị trường một cách chính xác và chi tiết, Doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn và bước vào con đường phát triển bền vững và thành công.
Với mục đích là hiểu rõ khách hàng, nắm bắt thông tin của đối thủ cũng như hiểu sâu về ngành kinh doanh và xu hướng xã hội, từ những thông tin này Doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh lý tưởng và tận dụng cơ hội để đạt được thành công.
Trước khi bắt đầu phân tích thị trường, Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu nghiên cứu và phân tích. Điều này có thể là thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hay xu hướng thị trường… Khi xác định mục tiêu đồng nghĩa với việc sẽ dễ dàng xây dựng kế hoạch triển khai và điều hướng công việc đúng hướng, tăng khả năng thành công hơn cho Doanh nghiệp.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách TikTok Influencers ảnh hưởng lên hành vi người tiêu dùng
Xác định mục tiêu
Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như khách hàng, đối thủ, và xu hướng là một bước quan trọng nhất trong quy trình phân tích tìm hiểu thị trường. Có rất nhiều phương pháp để thu thập dữ liệu, ví dụ như thực hiện khảo sát khách hàng, nghiên cứu trực tuyến, tham gia vào các sự kiện thị trường hoặc mua báo cáo thị trường từ các chuyên gia.
Sau khi đã thu thập được dữ liệu mà Doanh nghiệp mong muốn, việc tiến hành đánh giá và phân tích dữ liệu này là rất quan trọng để xác định tính chính xác và đáng tin cậy. Dưới đây là một số phương pháp phân tích mà Doanh nghiệp có thể áp dụng:
Phân tích dữ liệu
Sau khi đã đặt ra các câu hỏi phân tích về khách hàng tiềm năng, thiết kế mẫu quảng cáo, và sơ đồ phân tích, bạn cần xử lý các số liệu dư thừa và loại bỏ các kết quả không cần thiết để làm nổi bật những thông tin chính. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp có mức giá thị trường hợp lý hơn và hiểu rõ hơn cách cạnh tranh với đối thủ sau quá trình tìm hiểu thị trường.
Mục tiêu kinh doanh và marketing sau khi phân tích thị trường là tùy thuộc vào kết quả phân tích. Tìm hiểu thị trường không chỉ dành cho tối ưu hóa sản phẩm mà còn có thể áp dụng cho việc phân tích web, chiến lược SEO, CTA trên web… Tùy theo mục đích phân tích, Doanh nghiệp sẽ đưa ra những mục tiêu cuối cùng họ muốn đạt được trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bước cuối cùng trong quá trình phân tích thị trường, Doanh nghiệp cần phải có phương án để đánh giá kết quả chiến lược đã đưa ra và theo dõi sự thay đổi của thị trường. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp có khả năng đánh giá xem việc đưa ra quyết định là đúng hay sai và có phương án can thiệp, điều chỉnh khi cần thiết.
Theo dõi kết quả
Qua bài viết này, hy vọng Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về định nghĩa, các yếu tố quan trọng và các bước phân tích thị trường để có được những quyết định kinh doanh phù hợp nhất.
>>> Đọc thêm: Cách xác định Target audience chính xác và hiệu quả