Trong một thế giới nơi một tweet và bài đăng đơn giản có thể tạo nên xu hướng mới trong cộng đồng hoặc gây ra khủng hoảng cho một Thương hiệu, Social Listening đã trở trở nên quan trọng hơn cả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào ba trường hợp nổi bật đã thành công trong việc ứng dụng lắng nghe mạng xã hội. McDonald’s, Duolingo và Spotify đã áp dụng Social Listening như thế nào để tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả và tạo ra mối quan hệ mạnh mẽ hơn với khách hàng của mình?

Bằng cách phân tích các chiến lược và thành công của họ, chúng ta sẽ nhận thấy sức mạnh của việc lắng nghe mạng xã hội trong việc xây dựng một Thương hiệu trong thời đại số hóa ngày nay.

3 ông lớn tận dụng Social Listening để bắt xu hướng mạng xã hội

3 ông lớn tận dụng Social Listening để bắt xu hướng mạng xã hội

1. Ông trùm thức ăn nhanh – McDonald’s

McDonald’s xuất sắc trong việc sử dụng Social Listening để nắm bắt tình hình của các chiến dịch tiếp thị của mình, và một ví dụ điển hình cho điều này là chiến dịch “Sinh Nhật của Grimace” gần đây.

Ra mắt vào tháng Sáu, Sinh Nhật của Grimace là một sự kiện kỷ niệm ngày sinh của biểu tượng màu tím đặc trưng. Để kỷ niệm dịp này, McDonald’s giới thiệu bữa ăn và ly kem Grimace có thời hạn, cùng với một loạt các trải nghiệm độc đáo cho khách hàng của mình. Chiến dịch nhằm mục tiêu tăng cường sự tương tác, tạo ra sự hứng thú và cuối cùng là tăng doanh số bán hàng.

McDonald’s và ly kem màu tím đã trở nên nổi tiếng trên các kênh mạng xã hội một cách bất ngờ. Một trào lưu sớm nổi lên trên TikTok – “trào lưu ly kem Grimace”. Mọi người tạo video về việc uống ly kem màu tím kết hợp với biểu cảm như những phim kinh dị, kết quả là tạo ra nội dung được chia sẻ rộng rãi khi ai cũng hào hứng tham gia.

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 52 của Grimace - một nhân vật biểu tượng của McDonald's

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 52 của Grimace – một nhân vật biểu tượng của McDonald’s

Nhờ tập trung vào việc lắng nghe mạng xã hội, McDonald’s nhanh chóng nhận ra trào lưu ly kem Grimace. Theo dõi tích cực các nền tảng mạng xã hội, Thương hiệu đã nhận ra sự tăng trưởng nhanh chóng của trào lưu. Thay vì chỉ quan sát, McDonald’s đã tiếp tục ”bắt trend” này.

McDonald’s đã khiến cộng đồng mạng “dậy sóng” với màn đáp trả cực kỳ dí dỏm về trào lưu Grimace Shake đang thịnh hành. Bằng cách tạo một meme đơn giản với hình ảnh Grimace cùng dòng chữ “meee pretending i don’t see the grimace shake trendd.” (Tạm dịch: Tôi giả vờ như tôi không thấy kiểu lắc nhăn mặt đang là xu hướng), McDonald’s đã thành công “gây bão” mạng xã hội. Màn đối đáp thông minh này của McDonald’s đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng. McDonald’s và meme hài hước về trào lưu ly kem Grimace đã nhận được hơn 497.000 lượt tương tác. Nhiều người bày tỏ sự thích thú và khen ngợi sự sáng tạo của Thương hiệu. Đây cũng là một ví dụ điển hình cho thấy cách thức mà các Thương hiệu có thể sử dụng mạng xã hội để kết nối với khách hàng một cách hiệu quả.

Bằng cách nhận biết và bắt kịp trào lưu, McDonald’s thu hút thêm nhiều sự chú ý cho chiến dịch của mình. Nội dung do người dùng tạo ra tràn ngập các nền tảng mạng xã hội, về cơ bản trở thành tiếp thị miễn phí cho Thương hiệu. Tất nhiên, sự thành công của chiến dịch sinh nhật Grimace không chỉ dừng lại ở việc tạo nên một trào lưu náo nhiệt trên internet. Nhờ vào hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ của chiến dịch, McDonald’s đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trong lợi nhuận quý 2.

Meme dí dỏm của McDonald's nhận được phản hồi tích cực trên mạng xã hội

Meme dí dỏm của McDonald’s nhận được phản hồi tích cực trên mạng xã hội

Tóm lại, chiến dịch này là minh chứng của việc áp dụng Social Listening thành công trong việc gia tăng hiệu quả và theo dõi chính xác các nỗ lực tiếp thị của một Thương hiệu. Bằng cách áp dụng Social Listening, McDonald’s không chỉ củng cố mối quan hệ với khách hàng của mình mà còn tạo ra một chiến dịch truyền thông ấn tượng trên internet.

2. Ứng dụng Duolingo

Trong khi nhiều công ty tập trung chỉ vào việc theo dõi các đề cập về Thương hiệu, những công ty xuất sắc nhất lại đưa nó lên một tầm cao mới bằng cách tận dụng Social Listening để tham gia vào các cuộc trò chuyện rộng lớn liên quan đến lĩnh vực của họ, ngay cả khi tên Thương hiệu của họ không được nhắc đến trực tiếp. Duolingo – ứng dụng học tập nổi tiếng này là một ví dụ điển hình.

Khi có thông tin trên Twitter về Cillian Murphy học tiếng Hà Lan cho vai diễn trong phim Oppenheimer, ứng dụng học ngôn ngữ Duolingo không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào. Ứng dụng đã nắm bắt cơ hội để tham gia vào khen ngợi nam diễn viên và sau đó bình luận một cách dí dỏm đến vai trò của mình trong việc học ngôn ngữ bằng cách đăng 1 dòng trạng thái “when a sexy actor does it, he gets an Oscar. when i do it i’m annoying. double standards smh.” (Tạm dịch: Tại sao khi một siêu sao học ngoại ngữ, anh ấy nhận được giải Oscar, còn khi tôi làm thì tôi bị coi là phiền phức. Tiêu chuẩn kép quá.)

Diễn viên Cillian Murphy học tiếng Hà Lan cho vai diễn trong phim Oppenheimer

Diễn viên Cillian Murphy học tiếng Hà Lan cho vai diễn trong phim Oppenheimer

Trong một ví dụ khác, Duolingo thể hiện kỹ năng lắng nghe mạng xã hội của mình bằng cách bình luận về sự thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Twitter một cách hóm hỉnh. Tổng giám đốc Twitter Linda Yaccarino công bố logo mới cho mạng xã hội này, thay biểu tượng chim xanh quen thuộc bằng chữ ‘X’ màu trắng trên nền đen. Khi Twitter công bố logo mới, Duolingo – nổi tiếng với biểu tượng con cú, tỏ ra hơi trêu ghẹo khi tuyên bố rằng con cú của họ giờ đây đã trở thành “con chim alpha.”

Trong cả hai ví dụ trên, Duolingo chứng tỏ sự thành thạo của mình trong việc lắng nghe mạng xã hội bằng những tương tác thông minh trong cuộc thảo luận có thể không trực tiếp liên quan đến Thương hiệu của mình. Thay vì chỉ tập trung vào việc quảng cáo ứng dụng học ngôn ngữ của mình, Thương hiệu đưa ra một cách tiếp cận con người hơn, tương tác với người dùng ở một cấp độ rộng hơn và tham gia vào các cuộc trò chuyện với đối tượng khán giả mục tiêu của mình.

>> Xem thêm: Cách sử dụng Social Listening để cải thiện thông điệp truyền thông

3. Nền tảng nghe nhạc Spotify

Khi người dùng Spotify ở Vương Quốc Anh và Ireland đưa ra mong muốn về tính năng AI DJ trên các kênh mạng xã hội, những người làm việc tại Spotify đã nhanh chóng hành động, tận dụng việc lắng nghe mạng xã hội để nhận biết nhu cầu lặp đi lặp lại cho tính năng này.

Kết quả là, Spotify đã triển khai tính năng AI DJ cho người nghe ở Vương Quốc Anh và Ireland. Nhưng họ không chỉ đơn giản là tung ra bản cập nhật và kết thúc ngay. Thay vào đó, nền tảng âm nhạc này đã đăng lại những bình luận của người dùng khi mong muốn cập nhật tính năng AI DJ, cho thấy rằng khách hàng chính là lý do cho bản cập nhật. Hành động này thể hiện rằng Spotify đã lắng nghe được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng nhanh chóng khi cần thiết.

Ví dụ này cho thấy làm thế nào các Doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu Social Listening để hiểu rõ hơn về khách hàng của họ và cải thiện sản phẩm của mình tương ứng. Nhìn chung, khi các Thương hiệu thực sự chú ý đến phản hồi của khách hàng và hành động một cách tích cực thì không chỉ có thể tăng độ nhận diện và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn xây dựng kết nối cảm xúc mạnh mẽ với đối tượng khách hàng của họ.

Spotify đã triển khai tính năng AI DJ cho người nghe ở Vương Quốc Anh và Ireland sau những bài đăng của khách hàng.

Spotify đã triển khai tính năng AI DJ cho người nghe ở Vương Quốc Anh và Ireland sau những bài đăng của khách hàng.

4. Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã thấy cách mà ba Thương hiệu lớn – Duolingo, Spotify và McDonald’s – đã thành công trong việc áp dụng Social Listening vào chiến lược tiếp thị của họ. Bằng cách này, họ đã không chỉ hiểu rõ hơn về khách hàng của mình mà còn tạo ra các sản phẩm và chiến dịch tiếp thị thực sự nắm bắt nhu cầu và ý kiến của khách hàng. Việc này đã giúp họ xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và gắn kết với khách hàng, đồng thời tạo ra những trải nghiệm tiêu biểu và độc đáo cho người tiêu dùng.

Hãy bắt đầu áp dụng các chiến lược lắng nghe mạng xã hội vào chiến dịch tiếp thị của bạn ngay hôm nay để tận dụng những cơ hội mới và tạo ra sự kết nối chặt chẽ với khách hàng. Đồng thời, hãy khám phá thêm về cách Kompa có thể giúp Thương hiệu của bạn lắng nghe mạng xã hội và phân tích dữ liệu để đạt được thành công.

>> Xem thêm: 30 công cụ Social listening cho Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn