Social Listening – một giải pháp ứng dụng quan trọng trong Marketing và quản lý Thương hiệu, hướng đến theo dõi, thu thập và phân tích tương tác của người dùng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội. Vậy thời điểm nào phù hợp để Doanh nghiệp ứng dụng Social Listening?
Doanh nghiệp cần ứng dụng Social Listening khi muốn theo dõi và hiểu rõ hơn về Khách hàng mục tiêu trên các nền tảng mạng xã hội đang nói gì về họ, đối thủ, ngành hàng, cũng như kịp thời nắm bắt ý kiến Khách hàng, hỗ trợ chăm sóc Khách hàng. Dưới đây là 5 thời điểm khi Doanh nghiệp nên sử dụng Social Listening.
Đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số. Điều đó cho thấy hoạt động truyền thông MXH là điều sớm hay muộn Thương hiệu phải thực hiện để tiếp cận người dùng mục tiêu trên các nền tảng này.
Vấn đề đặt ra là chiến lược nội dung truyền thông MXH có những đặc thù khác biệt so với các kênh truyền thông thông thường. Nó mang tính cá nhân hoá, bắt kịp xu hướng thịnh hành được người dùng quan tâm thảo luận.
Social Listening giúp Thương hiệu có những bước thăm dò thị trường MXH hiện đang có những xu hướng, chủ đề nào được quan tâm, động thái của đối thủ và ngành hàng như thế nào từ đó có những chiến lược đúng đắn, tối ưu ngân sách đầu tư cho truyền thông trên MXH trước khi triển khai thực hiện chiến dịch truyền thông MXH.
Tham khảo báo cáo Xu hướng Social Media 2022 từ Sprout Social, dữ liệu cho thấy 60% Khách hàng có phản hồi về sản phẩm dịch vụ trên nền tảng Facebook. 69% Thương hiệu sử dụng MXH là nền tảng chăm sóc Khách hàng. Điều này cho thấy MXH dần đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ Khách hàng, và là một kênh chăm sóc Khách hàng Thương hiệu cần cân nhắc, không nên bỏ qua.
Người dùng MXH tham gia thảo luận về sản phẩm dịch vụ Thương hiệu trong đa dạng các chủ đề, việc lắng nghe nắm bắt ý kiến phản hồi từ Khách hàng giúp Thương hiệu hỗ trợ và phản ứng nhanh, đồng thời giúp Thương hiệu tạo ra các chiến lược cải tiến sản phẩm dựa trên phản hồi Khách hàng, hay thực hiện chiến lược nội dung truyền thông có cùng ngôn ngữ với Khách hàng.
Mục tiêu cuối cùng của Doanh Nghiệp là bán được sản phẩm, đạt được mục tiêu doanh thu lợi nhuận đề ra. Vậy nên tất cả các hoạt động Sale và Marketing bắt buộc cần hướng đến việc giúp tăng được tỉ lệ chuyển đổi về doanh thu bán hàng trên các tệp Khách hàng mục tiêu.
Khi ứng dụng Social Listening Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Khách hàng, sự cạnh tranh ngành hàng, xu hướng và các nội dung mà Khách hàng quan tâm tìm kiếm trên mạng xã hội. Từ đó có cơ hội tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, nội dung truyền thông phù hợp hơn, phản hồi kịp thời các vấn đề Khách hàng gặp phải, tạo dựng lòng tin và gia tăng các tương tác tích cực với Khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh của Thương hiệu.
Bằng việc thu thập dữ liệu thảo luận thông qua những từ khoá liên quan đến ngành hàng, Thương hiệu và đối thủ. Doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhiều insight hữu ích giúp cải thiện và phát triển Thương hiệu. Doanh nghiệp có thể phát hiện sớm các xu hướng mới, những điểm Thương hiệu cần cải thiện, hiểu rõ hơn về sự cạnh tranh trong ngành và tìm cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.
Social Listening giúp doanh nghiệp theo dõi cách mọi người nói về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của họ trên mạng xã hội. Điều này giúp họ phát hiện ra những ý kiến tích cực và tiêu cực, từ đó có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để cải thiện hoặc duy trì danh tiếng của mình, phát hiện sớm các xu hướng mới hoặc nguy cơ tiềm tàng. Điều này giúp Doanh nghiệp chủ động hơn khi có các tình huống tiêu cực xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa.
Social Listening không chỉ đơn thuần là việc theo dõi số lượng bài viết hoặc bình luận. Để thực sự hiệu quả, bạn cần phải phân tích và hiểu sâu hơn về ngữ cảnh và ý nghĩa sau những dữ liệu thu thập được. Kompa đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) – tích hợp tính năng máy học (Machine Learning) và phân tích ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) cho phép “xử lý đọc hiểu” chính xác hơn 90% lượng dữ liệu. Sau đó, nội dung sẽ được thẩm định chất lượng bởi đội ngũ chuyên gia của Kompa để đánh giá mức độ nhạy cảm, đưa ra được góc nhìn toàn cảnh và chi tiết về sự thấu hiểu ngành hàng, khách hàng mục tiêu cũng như đo lường hiệu quả truyền thông & Marketing của doanh nghiệp.. Nhờ đó, Thương hiệu có thể kịp thời đón đầu các thông tin sai lệch có nguy cơ trở thành khủng hoảng truyền thông để xây dựng trước kịch bản, phương án ứng phó.
Hiện nay, Kompa đang cung cấp nhiều giải pháp giúp Doanh nghiệp khai thác tối đa dữ liệu thị trường, thúc đẩy tăng trưởng Doanh nghiệp:
Hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như: Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air… Với khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhanh nhanh hoàn toàn tự động, Kompa trở thành tác đối tác mạnh mẽ của các Doanh nghiệp, một người đồng hành tuyệt vời của nhiều người đội ngũ nhân viên làm Marketing và truyền thông.
Qua bài viết này, Doanh nghiệp cũng đã hiểu hơn và biết khi nào cần ứng dụng Social listening cho những thời điểm thích hợp nhất, giúp thăm dò thị trường cũng như quản trị hình ảnh, thương hiệu của mình tốt hơn.
Xem thêm: Các công cụ Social listening hiệu quả