Theo số liệu trong năm 2022, quy mô thị trường bán lẻ tại Việt Nam đạt 142 tỷ USD và dự kiến con số này sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025. Có thể thấy, người tiêu dùng Việt Nam đã chi tiêu rất nhiều vào những vật dụng sinh hoạt, lương thực hay vật phẩm thiết yếu. Một trong những động lực giúp thúc đẩy số liệu trên đó chính là những dịp lễ hội truyền thông hoặc sự kiện khuyến mãi lớn. Như vậy, hành vi của người tiêu dùng có gì khác biệt so với thường ngày? Nhà sản xuất, đầu tư và nhà quản lý có thể sử dụng nguồn thông tin này trong nghiên cứu thị trường bán lẻ như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung được đề cập dưới đây.

Thị trường bán lẻ trong những ngày hội, lễ

Gần đây nhất, người dân Việt Nam đã trải qua kỳ nghỉ “Tết thứ hai” với 5 ngày nghỉ liên tục khi ngày Lễ Giỗ tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 Âm lịch) và dịp lễ 30/04 – 01/05 liền kề nhau. Đây là thời điểm người dân tiến hành những chuyến du lịch, về thăm quê nhà hoặc chọn ở lại thành phố để vui chơi và giải trí. Không khó hiểu khi ngành bán lẻ đã hoạt động hết công suất để phục vụ lượng lớn nhu cầu tăng nhanh. Các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị lớn như MM Mega, AEON Mall, Co.opmart,… liên tiếp tung ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn và kích thích mua sắm của người dân.

Các ngành hàng có số lượng người tiêu dùng lớn chính là may mặc, thiết bị gia đình và thực phẩm

Các ngành hàng có số lượng người tiêu dùng lớn chính là may mặc, thiết bị gia đình và thực phẩm

Không chỉ riêng trong dịp lễ 30/04 – 01/05, người tiêu dùng Việt Nam cũng ra sức chi tiêu trong vào dịp Tết Nguyên Đán. Cụ thể, tổng doanh thu và mức bán lẻ hàng hóa vào dịp Tết 2023 tăng 20% so với năm trước. Các mặt hàng đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng đó là hàng may mặc, đồ dùng dụng cụ và thiết bị gia đình, lương thực thực phẩm,…

Có thể thấy, trong các kỳ nghỉ dài ngày, người tiêu dùng Việt Nam sẽ ưu tiên hoạt động mua sắm nhiều hơn, sử dụng dịch vụ và chi tiêu cho các sở thích. Tuy nhiên, các dịp lễ này chỉ diễn ra với tần suất mỗi năm một lần. Trong xu thế phát triển của sàn thương mại điện tử, những dịp kỷ niệm không chính thức như Ngày Thứ sáu đen tối, Ngày lễ tình nhân,.. được tận dụng cho các chương trình kích cầu nhằm thu hút các đơn đặt hàng xuyên suốt mọi thời điểm và đây cũng xem là các ngày hội nhận được sự hưởng ứng và đón nhận khá nhiều.

Các yếu tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm

Nhìn chung, từ hai tình huống nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam trong các dịp lễ hội được thực hiện chủ yếu vào các dịp lễ lớn hoặc diễn ra quanh năm. Họ bị kích thích và phản ứng lại lời kêu gọi từ các những yếu tố có thể được nêu sau đây

Thời gian

Trong các dịp lễ thì người dân có được lượng thời gian rảnh rỗi sau một khoảng thời gian làm việc dài dặn và mệt mỏi. Chính những kỳ nghỉ đã trao cho họ cơ hội được thỏa mãn nhu cầu bản thân và chăm sóc gia đình của mình. Một hoạt động mua sắm tại các trung tâm thương mại được xem là một hình thức giải trí cùng gia đình, người thân, bạn bè và họ chi tiêu cho những khoảnh khắc ấy. Bên cạnh đó, những ngày lễ Việt Nam đều nằm trong những thời điểm thuận lợi trong năm như dịp Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 hằng năm khi thời tiết ôn hòa và người dân sẽ ra ngoài nhiều hơn.

Những kỳ nghỉ dài là cơ hội để người dân mua sắm và chăm sóc gia đình của mình

Những kỳ nghỉ dài là cơ hội để người dân mua sắm và chăm sóc gia đình của mình

Khuyến mãi

Tiếp đến, chính những hoạt động tiếp thị và chương trình khuyến mãi là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến số lượng người mua tăng. Người tiêu dùng sẽ nhận được các lợi ích về giảm giá, quà tặng hay bốc thăm trúng thưởng,… khi tiến hàng mua hàng ở các chuỗi bán lẻ. Ví dụ, trong dịp lễ 30/04, Saigon Co-opmart đã đưa ra mức giảm giá 50% cho các ngành hàng tiêu dùng như bia, nước giải khát và sản phẩm tươi sống.

Đặc trưng của ngành hàng bán lẻ đó là các sản phẩm có mức độ khác biệt rất ít, do đó, để thu hút khách hàng thì giá cả là mấu chốt quyết định đến tăng trưởng doanh thu. Việc các chương trình khuyến mãi đã khuyến khích người dân mua sắm và đánh đúng tâm lý người dùng đó là tranh thủ dịp lễ để tiết kiệm chi tiêu.

Ý nghĩ ngày lễ

Cuối cùng, ngày lễ là một ngày có tính chất đặc biệt, mang một ý nghĩa cụ thể nên xu hướng chung đó là người dân sẽ thực hiện những hoạt động khác biệt so với thường ngày. Các dịp hội hay lễ thì việc trao tặng những món quà, kỷ niệm hoặc chúc mừng sẽ diễn ra. Do vậy, trong các khoảng thời gian trước đó, một lượng lớn nhu cầu người dân sẽ tăng cao về quà tặng. Khi đấy, thị trường bán lẻ sẽ được kích thích và các chủ doanh nghiệp sẽ tận dụng được thời điểm này.

Các nhà bán lẻ có thể sử dụng các thông tin này trong thấu hiểu thị trường như thế nào?

Các yếu tố nêu trên đã cho thấy hành vi và tâm lý người tiêu dùng khi các dịp lễ hội tới gần. Tuy vậy, các nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp kinh doanh sẽ sử dụng được nguồn thông tin này như thế nào? Câu trả lời chính là họ có thể sử dụng vào mục đích nghiên cứu thị trường bán lẻ trong tổng thể nền kinh tế và đưa ra các quyết định chiến lược cho chính mình. Những quyết định đó có thể kể đến như ra mắt sản phẩm mới, thúc đẩy hàng tồn kho và thu thập thông tin nhằm tránh rủi ro kinh doanh.

Ra mắt sản phẩm mới

Nghiên cứu thị trường bán lẻ giúp các nhà sản xuất phát triển thêm về sản phẩm mới

Nghiên cứu thị trường bán lẻ giúp các nhà sản xuất phát triển thêm về sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm mới là một chiến lược rất được các nhà sản xuất bán lẻ sử dụng thường xuyên nhưng rủi ro chứa dựng cũng rất cao khi người tiêu dùng chưa thích nghi được với bao bì hoặc độ nhân diện thấp. Do vậy, khi những dịp lễ hội diễn ra và người tiêu dùng tập trung đông đúc thì khả năng cao số lượng người nhận biết sẽ nhiều hơn so với các ngày thông thường. Những sản phẩm mới tiêu biểu sẽ được thiết kế với chủ đề ngày hội đấy và tăng sự chú ý, tạo khác biệt với những hàng trưng bày khác. Việc nghiên cứu thị trường giờ đây sẽ dễ dàng hơn khi có được số lượng mẫu ý kiến và đánh giá của người tiêu dùng một cách rõ rệt và đáng tin cậy.

Thúc đẩy hàng tồn kho

Song song với chiến lược ra mắt sản phẩm mới thì việc thúc đẩy hàng tồn kho bằng những chương trình giảm giá sâu sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí lưu kho bãi, chi phí vận chuyển,… Với ngành bán lẻ thì có đến hàng trăm, hàng nghìn mã sản phẩm khác nhau nên số lượng tồn kho tại các hệ thống hay trung tâm đều rất lớn. Chính vì vậy, các dịp lễ hội lại là cơ hội để các nhà quản lý hoạch định và lên kế hoạch quản lý chuỗi cung ứng của mình tốt hơn.

Thu thập dữ liệu

Theo như những thông tin được cung cấp và dự báo thì ngành bán lẻ sẽ đóng góp khoảng 59% vào GDP tại Việt Nam. Có thể thấy, việc người mua tăng là một dấu hiệu tốt của ngành kinh tế. Người tiêu dùng sẽ thúc đẩy các ngành sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, dòng tiền được luân chuyển và tạo việc làm. Trong giai đoạn này, các nhà quản lý kinh tế hoặc chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành quan sát, thu thập từ các hóa đơn, thống kế báo cáo,… để xác định người dân đang có nhu cầu về mặt hàng nào, Có như thế, thì những chính sách, chiến lược phát triển được điều chỉnh phù hợp hơn với xu thế thông các số liệu nghiên cứu thị trường bán lẻ trên cả nước. Trái lại, nếu như thông tin tình hình kinh tế quá ảm đạm, các chủ doanh nghiệp có thể phòng tránh rủi ro bằng việc không đẩy mạnh sản xuất hoặc quản lý chi phí chặt chẽ hơn.

Số lượng người mua tăng sẽ là một thông tin xác nhận nền kinh tế đang phát triển tốt

Số lượng người mua tăng sẽ là một thông tin xác nhận nền kinh tế đang phát triển tốt

Kompa – Cung cấp giải pháp nghiên cứu thị trường bán lẻ cho doanh nghiệp

Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air….

Tổng kết

Các dịp lễ hội không chỉ là một dịp để người dân vui chơi giải trí, họ còn thực hiện hoạt động mua sắm tại những siêu thị, dịch vụ ăn uống và du lịch. Họ bị thúc đẩy bởi những chương trình ưu đãi, tiện ích hấp dẫn và tận dụng thời gian này để trải nghiệm và tận hưởng sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Ngược lại, đây cũng là một nguồn thông tin xác đáng cho các chủ doanh nghiệp khi họ có thể đưa các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn từ những xu hướng tiêu dùng của người dân trong kết quả nghiên cứu thị trường bán lẻ toàn quốc. Do vậy, các dịp lễ đã mang lại những lợi ích chung cho đôi bên và là cơ hội kinh doanh hiếm có.

Xem thêm>>> Nghiên cứu thị trường là gì? Các phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn