Với hơn 1 tỷ người dùng hàng ngày, TikTok đang trở thành nền tảng mạng xã hội không thể thiếu với các nhà sáng tạo nội dung đến từ các Thương hiệu lẫn Agency. Chỉ một xu hướng được lan tỏa mạnh trên TikTok cũng có thể mang đến thay đổi lớn cho một chiến lược Marketing, có khi là cả Thương hiệu.

Nhưng để tạo ra được sự thành công trên TikTok, cần phải hiểu rõ về nền tảng này với các khía cạnh liên quan như các thuật toán được sử dụng, các yếu tố về lượt thảo luận, tương tác và cách để sử dụng KOLs/KOCs hiệu quả.… Đó là lý do cần có công cụ social listening trên tiktok.

1.Tại sao Social Listening trên TikTok lại quan trọng?

Social Listening mang lại hiệu quả cao trong việc tối ưu các hoạt động tiếp cận và thấu hiểu khách hàng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với họ để từ đó thúc đẩy doanh thu. Không riêng các nền tảng social media quen thuộc như Facebook, Instagram hay YouTube, TikTok đã và đang trở thành đối tượng cần được “lắng nghe” để giúp các Doanh nghiệp tối ưu hoạt động Marketing của mình.

Dưới đây là những lý do khiến Social Listening trên TikTok trở nên quan trọng?

    • TikTok được ưa chuộng bởi cả thế hệ millennials và genZ – lực lượng tiêu dùng đầy tiềm năng của nhiều ngành hàng khác nhau.
    • Thời gian trung bình một người dùng TikTok là 21 giờ/tháng.
    • Các xu hướng mới nhất đều được khởi xướng trên TikTok và điều này vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi.
    • Các tính năng để sáng tạo và hiển thị nội dung trên TikTok giống như một cánh cửa mở rộng cho các nhà quảng cáo và quản trị Doanh nghiệp bước vào và tận dụng để triển khai các hoạt động truyền thông Thương hiệu.
    • TikTok là nền tảng mạng xã hội mang lại những insight chất lượng và phản hồi hữu ích từ khách hàng.

2. Social Listening có thể “nghe” được gì từ TikTok?

2.1 Các xu hướng mới nhất và thảo luận xung quanh xu hướng

Social listening giúp nắm bắt các xu hướng trên TikTok

Social listening giúp nắm bắt các xu hướng trên TikTok

Các xu hướng trên mạng xã hội luôn thay đổi mỗi ngày. Sự thay đổi trên TikTok thậm chí còn diễn ra nhanh hơn so với các nền tảng khác như Facebook, YouTube, Instagram. Rất nhiều xu hướng ra đời từ TikTok, sau đó lan toả sang các nền tảng còn lại.

Khi đã nắm bắt được dòng chảy của xu hướng, Doanh nghiệp sẽ biết chủ đề mà khách hàng đang quan tâm, từ đó chọn lọc, tham gia vào dòng chảy và sáng tạo các nội dung phù hợp, giúp thu hút khách hàng biết đến Thương hiệu của mình.

Việc các xu hướng xuất hiện mỗi ngày cũng đang thúc đẩy sự rút ngắn trong thời gian chuẩn bị và triển khai các chiến dịch truyền thông. Xu thế ưa chuộng nội dung quảng cáo dạng video hơn cũng đòi hỏi các nhà sáng tạo từ Thương hiệu và agency phải liên tục thay đổi và học hỏi để chinh phục thị hiếu người tiêu dùng.

Social Listening có khả năng phân tích ngôn ngữ tự nhiên, tổng hợp và phân tích mọi luồng thảo luận về các xu hướng trên nền tảng TikTok. Từ đó, Doanh nghiệp dễ dàng tìm ra được đâu là xu hướng phù hợp để hoà vào dòng chảy xu hướng, hoặc có sự điều chỉnh để không nằm ngoài xu hướng chung nhưng vẫn mang lại giá trị nhất định cho Thương hiệu.

2.2 Tương tác của người dùng với các xu hướng và nội dung

Thu thập dữ liệu về hành vi người dùng trên TikTok

Thu thập dữ liệu về hành vi người dùng trên TikTok

Ngoài lượt xem, lượt yêu thích, chia sẻ và bình luận, Social Listening trên TikTok còn thu thập và phân tích những chỉ số khác để đánh giá mức độ tương tác của người dùng đối với các xu hướng các nhà sáng tạo và Thương hiệu:

    • Lượt sử dụng âm thanh: Do đặc thù của nền tảng này là chia sẻ những video ngắn nên âm nhạc trở thành yếu tố quan trọng khi xây dựng nội dung. Mỗi xu hướng trên TikTok đều gắn liền với một giai điệu đặc trưng. Số lượng người sử dụng một âm thanh càng nhiều chứng tỏ mức độ lan tỏa của xu hướng càng cao, tương tự với những âm thanh đến từ chiến dịch truyền thông.
    • Lượt sử dụng hashtag: Tương tự với âm thanh, mỗi xu hướng trên TikTok đều có một hashtag riêng. Cũng vì vậy mà nhiều Thương hiệu dành thời gian để cho ra đời một hashtag thú vị, độc đáo cho các chiến dịch truyền thông, thu hút người dùng sử dụng hashtag trong các video của mình. Việc đo lường lượt sử dụng hashtag sẽ giúp xác định được mức độ lan tỏa của xu hướng hoặc chiến dịch.
    • Nội dung do người dùng tạo ra (User-generated content): Cùng một xu hướng nhưng không phải tất cả các video đều có nội dung giống nhau, các nhà sáng tạo luôn muốn trở thành một phần của xu hướng nhưng theo cách độc nhất. Càng sở hữu nhiều UGC càng chứng tỏ xu hướng đó có sức hút, nó kích thích người dùng TikTok phải suy nghĩ và sáng tạo để tạo ra nội dung của riêng mình.

2.3  Ai đã đề cập đến Thương hiệu?

Social listening cung cấp nhiều thông tin giá trị cho Doanh nghiệp

Social listening cung cấp nhiều thông tin giá trị cho Doanh nghiệp

Khi ai đó nhắc đến tên Thương hiệu, đó được xem như một lượt đề cập. Những đề cập này có thể tích cực hoặc tiêu cực, nhưng đều là những cơ hội đáng giá để tiếp cận với khách hàng và thiết lập sự nhận diện Thương hiệu

Lý do người dùng đề cập đến Thương hiệu có thể vì họ đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ và muốn đưa ra những đánh giá chân thực, hoặc có thể họ muốn thu hút sự chú ý. Những lượt đề cập này giúp Doanh nghiệp hiểu được khách hàng đang cảm thấy thế nào và có mối liên hệ ra sao với Thương hiệu. 

Đề cập mang sắc thái tích cực sẽ tạo độ nhận diện, xây dựng sự tín nhiệm lòng trung thành của khách hàng đối với Thương hiệu. Nếu đề cập mang sắc thái tiêu cực, đây chính là tín hiệu cảnh báo, đã đến lúc cần tập trung vào việc quản trị danh tiếng Thương hiệu.

2.4  KOLs/KOCs nào thực sự mang lại giá trị cho Thương hiệu?

Thương hiệu có thể thu thập thông tin về KOL/KOCs

Thương hiệu có thể thu thập thông tin về KOL/KOCs

TikTok hiện nay được xem là nền tảng hiệu quả bên cạnh Facebook để triển khai hoạt động influencer marketing; đặc biệt các hoạt động cần “đẩy mạnh doanh thu”. Tuy nhiên, không phải KOLs/KOCs nào cũng phù hợp để tạo sự lan tỏa và sức ảnh hưởng như mong muốn. 

Để tìm kiếm và xác định KOL/KOC phù hợp trên nền tảng TikTok, có thể áp dụng các tips sau:

    • Sử dụng các hashtag có liên quan về ngành hàng để tìm kiếm các KOLs/KOCs có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực của Thương hiệu. Việc sử dụng KOLs/KOCs không phù hợp với ngành hàng có thể gây phản tác dụng cho chiến lược truyền thông. Ví dụ: một KOC chuyên về làm đẹp sẽ khó tạo được độ tín nhiệm khi lên tiếng về sản phẩm ngành công nghệ.
    • Đảm bảo KOLs/KOCs được lựa chọn là người có tập khán giả và nội dung đồng nhất với những giá trị của Thương hiệu. Nếu không, sẽ rất khó để truyền tải thông điệp truyền thông qua các KOL/KOC này.
    • Khách hàng mục tiêu của Thương hiệu phải biết đến và tin tưởng vào influencer được lựa chọn. Điều này giúp đảm bảo thông điệp truyền thông tiếp cận chính xác đối tượng và thực sự tạo được sức ảnh hưởng đến họ. 

3. Những giải pháp Social Listening phù hợp với nền tảng TikTok

Với hơn 10 năm kinh nghiệm phát triển giải pháp Social Listening với các ứng dụng công nghệ từ Trí tuệ nhân tạo AI, Máy học (Machine Learning) và Dữ liệu lớn (Big Data), Kompa mang đến các giải pháp lắng nghe mạng xã hội trên nhiều nền tảng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của Doanh nghiệp. 

Trong đó, các giải pháp mang lại nhiều giá trị hữu ích với dữ liệu từ nền tảng TikTok bao gồm:

  • Social Listening – Giải pháp toàn diện để theo dõi sức khoẻ truyền thông Thương hiệu hàng tháng/quý và quản trị rủi ro Doanh nghiệp.
  • Campaign Measurement – Báo cáo theo dõi sức khoẻ Thương hiệu và hiệu quả truyền thông trước, trong và sau chiến dịch.

(Bài viết tham khảo nội dung từ trang web Radarr.com)

>Xem thêm: Đâu là những công cụ Social listening hữu ích cho Doanh nghiệp?

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn