Bán hàng online là hoạt động kinh doanh vô cùng phổ biến ngày nay trên mạng xã hội từ các nhãn hàng lớn đến các startup nhỏ. Mô hình này không chỉ giúp công ty có lợi nhuận từ việc bán sản phẩm mà còn hỗ trợ dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn của các Doanh nghiệp, tổ chức. Cùng tìm hiểu thật rõ trong bài viết nghiên cứu thị trường bán hàng online bạn nhé!
Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao kỷ lục đứng vị trí thứ 8 trong khu vực Châu Á và top 20 quốc gia sử dụng internet nhiều nhất trên thế giới. Dịch vụ internet có nhiều loại hình kết nối tốc độ cao như wifi, 4G, 5G cực kỳ tiện lợi cho mọi người có truy cập vào mạng xã hội, cập nhật thông tin dễ dàng tại bất kỳ đâu quán cà phê, công viên, vườn bách thú,… Internet phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh doanh và truyền thông của mọi lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống như đi chợ online, xe ôm công nghệ, khám sức khỏe trực tuyến, livestream bán sản phẩm,…
Từ khi đại dịch Covid bùng phát cho tới nay thì thị trường kinh doanh online được mọi người chú ý hơn tất thảy vì có thể bán hàng ngay tại nhà không cần tốn kém chi phí mặt bằng, thuê nhiều nhân viên,… Các sàn thương mại điện tử được xem là chiếc bánh đầy hấp dẫn được các Doanh nghiệp lớn nhỏ khai thác triệt để như mở rộng buôn bán trên Shopee, Tiki, Lazada, hợp tác tung các gói ưu đãi, chương trình hấp dẫn cho khách hàng, quảng bá được thương hiệu và doanh thu tăng cao nhờ tiếp thị liên kết,…
Kinh doanh online không có ranh giới địa lý nên Doanh nghiệp có thể tiếp cận và hoạt động buôn bán trên thế giới dễ dàng. Hơn nữa là các tập đoàn, công ty đa quốc gia có thể vận hành 24/24 tạo ra lợi nhuận trên từng giây. Các khách hàng trong và ngoài nước đều có thể dễ dàng tiếp cận được Doanh nghiệp và tìm hiểu được Doanh nghiệp, mua sản phẩm trên các website, social media, sàn thương mại.
Việc đầu tư quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội được các công ty, người kinh doanh nhỏ chú ý bởi chi phí truyền thông thấp hơn so với quảng cáo truyền thống, lại hiệu quả cao chẳng hạn ở khu vực Bắc Mỹ 14% Doanh nghiệp thực hiện chiến lược quảng cáo, còn ở Hàn Quốc là 20%. Hiện tại, Facebook và Instagram có các gói đăng ký “chạy ads” dài hạn vô cùng hấp dẫn cho các nhà kinh doanh có thể tiếp cận được các đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
Shopee được thành lập năm 2015 bởi tập đoàn SEA Singapore. Hiện tại nền tảng thương mại điện tử mua sắm này phủ sóng tại 7 quốc gia khu vực Châu Á là Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Philippines, Thái Lan. Shopee chiếm được sự tín nhiệm cao từ các chủ Doanh nghiệp, người kinh doanh nhỏ và các khách hàng nên có hơn 160 triệu người dùng dịch vụ, 6 triệu người tham gia bán sản phẩm và hơn 7000 thương hiệu của các nhà phân phối uy tín.
Đặc điểm nổi bật:
Facebook là mảnh đất màu mỡ cho các nhà Doanh nghiệp khai thác bán hàng bởi hơn 1,9 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày trên nền tảng mạng xã hội phổ biến này. Theo thống kê cuối năm 2021, Facebook có đa dạng các nhóm tuổi sử dụng ứng dụng trong đó có 31,5% độ tuổi từ 25 – 34 chiếm nhiều nhất và 74% người có thu nhập cao sử dụng mạng xã hội này để mua các sản phẩm. Thêm vào đó là 44% khách hàng thừa nhận họ bị tác động bởi Facebook trong hành vi mua sắm. Tuy nhiên, một thử thách lớn cho các Doanh nghiệp nhỏ làm sao để nổi bật để cạnh tranh với hơn 80 triệu trang kinh doanh trên Facebook hiện nay. Công cụ livestream được các nhà bán hàng nhỏ sử dụng triệt để nhằm thu hút các khách hàng mua sản phẩm ngay trong lúc phát sóng để hưởng nhiều ưu đãi từ họ.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp được những thông tin cần thiết đối với Doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường bán hàng online. Nếu bạn là người mới bắt đầu tập kinh doanh online hãy chọn Shopee và Facebook là nơi bắt đầu khởi nghiệp. Đơn vị Kompa hân hạnh được hỗ trợ bạn trong các bước đầu tiên của sử nghiệp là nghiên cứu thị trường hot nhất hiện tại và còn nhiều dịch vụ khác nếu bạn hứng thú.
>>Xem thêm: Doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu thị trường như thế nào?