Môi trường truyền thông là nơi chứa đựng những hoạt động, sự việc muôn màu muôn vẻ mà không ai có thể đoán trước hay dự báo được, kể cả những chuyên gia giau kinh nghiệm nhất. Điều này gây ra các khủng hoảng truyền thông có tác động lớn đến hình ảnh, uy tín Thương hiệu nặng nề mà Doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu. Để ngăn chặn hậu quả trên, rất nhiều công cụ và giải pháp được áp dụng cũng như tiêu tốn số tiền không nhỏ nhằm có được lớp bảo mật cho mình. Thế nhưng, Doanh nghiệp đã biết đến công dụng của “Tick xanh chính chủ” trên các trang mạng xã hội hội hay chưa? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu xem đó là gì nhé!

Tài khoản “tick xanh” là gì?

Có lẽ, với những người dùng, người theo dõi theo dõi mạng xã hội lâu năm sẽ không cảm thấy quá xa lạ với các bài viết từ nguồn cấp thông tin (newsfeed) của mình và người đăng tải là các nhãn hàng lớn, nổi tiếng trên thị trường mà phía cuối tên xuất hiện biểu tượng tích xanh. Vậy tick xanh này thể hiện điều gì? Câu trả lời rất đơn giản, đó là dấu xác nhận chính chủ từ nhà cung cấp nền tảng dành cho Fanpage hoặc tài khoản cá nhân, là kênh thông tin chính thức, độc nhất và uy tín của Thương hiệu và Doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội

“Tích xanh” thường xuất hiện với những tài khoản cá nhân hoặc Doanh nghiệp có lượng người dùng cao

“Tích xanh” thường xuất hiện với những tài khoản cá nhân hoặc Doanh nghiệp có lượng người dùng cao

Với những tài khoản có lượt theo dõi cao, thông tin đầy đủ, cập nhật bài viết thường xuyên và tuân thủ những quy tắc từ chính sách đặt ra sẽ nhận được chứng nhận này. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng mạng xã hội phổ biến nhất đó là Facebook, thì không quá khó hiểu khi đây là nền tảng có nhiều tài khoản có tích xanh nhất, tiếp đến có thể là Twitter hoặc Instagram.

Tại sao tài khoản “tick xanh” lại quan trọng trong xử lý khủng hoảng truyền thông?

Sự xuất hiện rủi ro khủng hoảng truyền thông luôn không được báo trước hay có một dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn nằm trong thế bị động do không kịp trở tay và tốc độ lan truyền thông tin đã vượt mức kiểm soát. Tuy nhiên, rủi ro xảy ra là điều rất bình thường trong kinh doanh nhưng vấn đề chính yếu ở đây đó là cách mà Doanh nghiệp phản ứng lại như thế nào mới là quan trọng. Giải pháp đơn giản nhất đó là Thương hiệu lên tiếng đính chính, đáp trả các hoài nghi và tuyên bố cam kết tìm hiểu và phương án khắc phục. Nhưng làm thế nào để người dùng có thể tin tưởng rằng những bài viết đấy xuất phát từ chính Doanh nghiệp?

Dấu hiệu xác nhận chính chủ giúp phân biệt tin giả nếu khủng hoảng truyền thông xảy ra

Dấu hiệu xác nhận chính chủ giúp phân biệt tin giả nếu khủng hoảng truyền thông xảy ra

Chính dấu hiệu tick xanh trong trường hợp này đã phát huy được tác dụng của nó vì rằng người dùng sẽ dễ dàng phân biệt được đâu là nguồn thông tin xác thực nhất. Một tính chất đặc trưng của khủng hoảng chính là có vô số thông tin trôi nổi, thất thiệt và hàng loạt bài chia sẻ không đáng tin cậy xuất hiện chỉ với một từ khóa tìm kiếm. Sự có mặt của một chứng nhận từ chính chủ là một cách trấn an dư luận và giảm thiểu hoài nghi trong cộng đồng tối ưu nhất. Không có lý do gì mà Doanh nghiệp sẽ không tận dụng lợi thế này và tiết kiệm nguồn lực cho những vấn đề cần giải quyết diễn ra sau đó.

>Xem thêm:Cách xây dựng chiến lược quản trị khủng hoảng truyền thông mạng xã hội

Làm sao để Doanh nghiệp sở hữu “tick xanh” trên mạng xã hội?

Tùy vào những quy định cụ thể đến từ nhà phát hành nền tảng, các Doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng những tiêu chí như lượt đăng ký, hoạt động Fanpage, hồ sơ và thông tin cung cấp để được chứng nhận và nhận dấu tích xanh ở cuối tên. Dưới đây là những tiêu chí đến từ những nền tảng mạng xã hội phổ biến mà Doanh nghiệp có thể tham khảo.

  • Facebook

Vào đầu năm 2023, công ty mẹ của Facebook là Meta đã cho ra mặt dịch vụ Meta Verified – một dịch vụ cho phép người dùng cá nhân, doanh nghiệp xác minh tài khoản là chính chủ trên ứng dụng Facebook hoặc Instagram thông qua mức phí đăng ký là 11.9 USD/tháng cho nền tảng web và 14.99 USD/tháng với phiên bản app. Trong hiện tại, chính sách này đang được Meta triển khai ở tại quốc gia như Mỹ, Úc và New Zealand với mục đích là duy trì trạng thái tích xanh cũng như bảo mật và độ xác thực cao.

  • Twitter
Nền tảng Twitter đặt ra các tiêu chuẩn nhận tích xanh nhằm hạn chế những tài khoản chưa đạt yêu cầu

Nền tảng Twitter đặt ra các tiêu chuẩn nhận tích xanh nhằm hạn chế những tài khoản chưa đạt yêu cầu

Với mạng xã hội Twitter, họ sẽ có cho mình một đội sẽ tiến thành kiểm tra độ minh bạch của tài khoản bằng những tiêu chí chất lượng mà nền tảng này đặt ra. Những tiêu chí cơ bản như thể hiện tên và ảnh đại diện, tài khoản phải được kích hoạt trong thời hạn 30 ngày để đăng ký tích xanh từ Twitter và tài khoản phải được sử dụng trong một khoảng thời gian cùng với số điện thoại được xác nhận,… Có thể nói, những tiêu chí đạt ra sẽ loại bỏ đi những tài khoản chưa đạt yêu cầu và giá trị của tích xanh từ đó cũng sẽ cao hơn cho những tài khoản đã được xác minh. Tuy nhiên, kể từ tháng 4/2023, Twitter đã bắt đầu thực hiện chính sách thu phí 8 USD/tháng để duy trì “Twitter Blue” đối với cá nhân, 1000 USD/tháng dành cho Doanh nghiệp với sự thay thế bằng dấu “tick vàng” thay vì “tick xanh” thông thường.

  • LinkedIn
Tính xác thực chính là chìa khóa hướng đến hoạt động hợp tác ý nghĩa

Tính xác thực chính là chìa khóa hướng đến hoạt động hợp tác ý nghĩa

LinkedIn là một nền tảng mạng xã hội với chức năng và mục đích hướng đến công việc tuyển dụng. Tuy vậy, uy tín cũng là vấn đề được rất nhiều ứng viên và Doanh nghiệp quan tâm trong việc đáp ứng nhu cầu trong công việc của mình. Tại LinkedIn, tính xác thực là chìa khóa hướng đến hoạt động hợp tác ý nghĩa. Việc xác minh thông tin là một tín hiệu để mọi người có thể tin tưởng là những điều Doanh nghiệp thể hiện cũng là chính là bản thân của Doanh nghiệp đó. Khác biệt ở hai nền tảng được miêu tả trên, việc nhận được tích xanh trên LinkedIn là hoàn toàn miễn phí với hồ sơ cá nhân, những việc mà Doanh nghiệp cần làm đó là đảm bảo các thông tin tài khoản như email, địa chỉ, và ID là có thể sở hữu cho mình “tick xanh” xác nhận một các dễ dàng.

Ngoài những nền tảng phổ biến kể trên, sự xác minh chính chủ còn được cung cấp bởi những trang mạng xã hội khác như TikTok, Youtube, Snapchat và thậm chí Google Gmail cũng đã xuất hiện tính năng xác nhận này.

Tổng kết

Thông qua bài viết giới thiệu về khái niệm cũng như tầm quan trọng của việc sở hữu riêng “tick xanh” cho tài khoản của cá nhân, tài khoản Doanh nghiệp, chúng ta đã có thêm một phương pháp bảo vệ danh tiếng Thương hiệu khác ít tốn kém hơn những tác động mang đến lại rất hữu ích. Đã có nhiều trường hợp tiếp nhận và xử lý khủng hoảng truyền thông không hiệu quả là bởi việc đính chính thông tin từ Doanh nghiệp chưa chạm đến được phạm vi người dùng mục tiêu. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình huống trên là sự lan truyền các nguồn tin giả mạo, không có căn cứ, dẫn dắt dư luận xuất hiện quá dày đặc, khiến sự việc càng lún sâu trong vô vọng và Doanh nghiệp bị tước đi cơ hội được lên tiếng đính chính. Do vậy, giải pháp “tick xanh” xác minh chính chủ nên được các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp cân nhắc tìm hiểu khi sự mở rộng Thương hiệu trên nền tảng số đang là xu thế thị trường.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn