R&D (Research and Development – Nghiên cứu và Phát triển) là hoạt động không thể thiếu trong mỗi Doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường giúp Doanh nghiệp đo lường, phân tích hành vi khách hàng cũng như dự đoán nhu cầu, xu hướng thị trường từ đó có những điều chỉnh về sản phẩm, dịch vụ cũng như chiến lược phát triển để nhanh chóng thích nghi với sự vận động và phát triển liên tục của xã hội hiện đại. Nghiên cứu là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi những bước nhất định để đảm bảo tính chặt chẽ, liên kết cũng như hiệu quả nghiên cứu. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây 10 bước cơ bản khi nghiên cứu dành cho Doanh nghiệp mới bắt đầu.
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, là tiền đề vững chắc để có thể thực hiện những bước tiếp theo. Trong đa số các trường hợp, các Doanh nghiệp quyết định nghiên cứu khi vấn đề xảy ra ở một giai đoạn, một bộ phận nào đó trong quá trình hoạt động. Việc xác định chính xác, rõ ràng vấn đề nghiên cứu giúp Doanh nghiệp đi đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của Doanh nghiệp.
Hơn nữa, nghiên cứu tốn rất nhiều thời gian và khả năng tài chính. Vì vậy, việc lệch hướng nghiên cứu gây ra những tổn thất kinh tế nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn.
Khi nghiên cứu, Doanh nghiệp cần phân biệt giữa vấn đề quản trị và vấn đề nghiên cứu. Chẳng hạn, “doanh thu không tăng trưởng” là vấn đề quản trị, nhưng “ tại sao doanh thu không tăng trưởng” là vấn đề cần nghiên cứu.
Giải quyết vấn đề quản trị tập trung vào những hành động cụ thể: tăng cường chiến dịch quảng cáo, thay đổi thông điệp quảng cáo, … Xác định vấn đề nghiên cứu, mặc khác, tập trung vào “tại sao, như thế nào” để đưa ra được những “insight” giúp Doanh nghiệp giải quyết vấn đề quản trị.
>> Đọc thêm: Những yếu tố quan trọng trong nghiên cứu thị trường
Vấn đề nghiên cứu định hình toàn bộ nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu là bức tranh tổng thể về những hoạt động bạn cần làm để đạt được kết quả nghiên cứu mong muốn. Việc đề ra kế hoạch giúp quá trình nghiên cứu diễn ra đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nghiên cứu.
Kế hoạch nghiên cứu cần thể hiện rõ: tại sao lại nghiên cứu vấn đề này, mục tiêu nghiên cứu cần đạt được, phương pháp nghiên cứu, kết quả cần đạt được sau khi thực hiện nghiên cứu.
Kế hoạch nghiên cứu nên được xây dựng theo mô hình SMART: Specific (rõ ràng, cụ thể), Measurable (Có thể đo lường được bằng số liệu cụ thể), Attainable (Thiết thực, có thể thực hiện được), Realistic (Thực tế, phải giải quyết được vấn đề Doanh nghiệp), Time-bound (phải có thời gian xác định).
Kế hoạch nghiên cứu thể hiện những hoạt động cần thực hiện
Phương pháp nghiên cứu là cách mà bài nghiên cứu sẽ được thực hiện. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, tuỳ thuộc vào từng mục đích nghiên cứu cụ thể. Việc xác định đúng phương pháp giúp nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả. Có 3 loại nghiên cứu thường gặp:
>Xem thêm: Doanh nghiệp có thể nghiên cứu thị trường với phương phap nào?
Có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
Kỹ thuật lấy mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của bài nghiên cứu. Khi thực hiện các nghiên cứu, việc tiếp cận và sử dụng toàn bộ mẫu (thuật ngữ trong ngành gọi là population) là việc gần như không thể. Vì vậy, việc sử dụng sample (một nhóm mang tính đại diện cho toàn bộ population) có tính khả thi nhiều hơn. Khi xác định mẫu khảo sát, bạn cần đáp ứng những yếu tố sau:
(1): Phương pháp lấy mẫu theo xác suất (lấy mẫu ngẫu nhiên): lấy mẫu đơn giản, mẫu phân tầng, mẫu có hệ thống, mẫu theo cụm,…
(2): Phương pháp lấy mẫu phi xác suất: mẫu hạn ngạch, mẫu mục tiêu, snowball, hay mẫu tiện lợi,…
Số lượng mẫu khảo sát được lựa chọn từ tổng thể
Thông tin nghiên cứu có thể được thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, tuỳ vào mục đích nghiên cứu cũng như nội dung nghiên cứu cụ thể.
Đối với dữ liệu thứ cấp, đây là dữ liệu đã được cá nhân hoặc tổ chức thu thập trước đây. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc mức độ phù hợp của những nguồn dữ liệu đối với bài nghiên cứu của mình. Ngoài ra, độ uy tín, xác thực của dữ liệu cũng là vấn đề cần được quan tâm. Nguồn dữ liệu thứ cấp có thể đến từ các tài liệu, báo cáo chuyên ngành của từng lĩnh vực, các cơ sở dữ liệu từ nhà nước, các tổ chức, cũng như những bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín.
Khi lựa chọn các nguồn dữ liệu trên Internet, bạn nên ưu tiên lựa chọn những ấn phẩm có mã định danh ISSN – một chỉ số đảm bảo sự uy tín của tài liệu mà bạn sử dụng.
Đối với dữ liệu sơ cấp, bạn có thể thu thập thông tin thông qua khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu với focus group hay phỏng vấn 1-1, phỏng vấn chuyên gia trong ngành, phỏng vấn điện thoại, email,..
Ngoài các kênh thu thập dữ liệu truyền thống, mạng xã hội là một kênh thu thập thông tin mà bạn không nên bỏ lỡ. Các nền tảng mạng xã hội giúp Doanh nghiệp dễ dàng lắng nghe người dùng (Social listening) cũng như quan sát những chuyển biến, xu hướng, và những hoạt động của đối thủ trên nền tảng người dùng rộng lớn từ đó đúc kết được những insight có ích cho nghiên cứu.
Có nhiều kênh thu thập dữ liệu khác nhau
Việc thiết kế câu hỏi khảo sát cần đảm bảo 3 yếu tố: đối tượng khảo sát phải hiểu câu hỏi khảo sát, phải có khả năng cung cấp thông tin, và phải sẵn lòng cung cấp thông tin. Vì vậy, việc lựa chọn đối tượng khảo sát cũng như ngôn ngữ, cách trình bày khảo sát là yếu tố quan trọng đảm bảo kết quả thu được từ khảo sát.
Khi thiết kế mẫu khảo sát, bạn cần lựa chọn những loại câu hỏi phù hợp, chẳng hạn:
Trước khi tiến hành nghiên cứu thực tế trên số lượng mẫu lớn, nghiên cứu sơ bộ (hay gọi là pilot study) cần được thực hiện trên số lượng mẫu nhất định để đánh giá mức độ hiệu quả sơ bộ của nghiên cứu.
Thông qua nghiên cứu sơ bộ, bạn có thể đánh giá những câu hỏi khảo sát có giải quyết được vấn đề nghiên cứu hay không. Hơn nữa, đối tượng khảo sát có hiểu câu hỏi theo cùng một nghĩa hay không. Từ đó bạn có thể tiến hành điều chỉnh câu hỏi khảo sát để đảm bảo khai thác được vấn đề mà bạn mong muốn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu ban đầu để kiểm tra, đối soát trên các phần mềm để đánh giá nghiên cứu của bạn có đi đúng hướng hay chưa. Nếu chưa thì bạn có thể tiến hành rà soát và điều chỉnh lại từng bước trong quy trình nghiên cứu.
Nghiên cứu sơ bộ giúp kịp thời điều chỉnh cho phù hợp
Sau khi nghiên cứu sơ bộ đã đảm bảo, bạn sẽ tiến hành thu thập dữ liệu trên diện rộng. Quá trình thu thập dữ liệu thực tế là công việc đòi hỏi thời gian cũng như công sức của người thu thập dữ liệu.
Để đảm bảo hiệu quả lưu trữ thông tin dữ liệu, bạn có thể sử dụng các công cụ thu thập là lưu giữ dữ liệu trực tuyến như Google Form để tăng hiệu quả lưu trữ cũng như tiết kiệm thời gian thu thập và lưu trữ thông tin. Khi tiến hành thu thập dữ liệu, một số lỗi cơ bản cần tránh như:
Sau khi đã thu thập đủ nguồn dữ liệu cần thiết, bạn cần rà soát để kiểm tra đối chiếu xem các phản hồi có đầy đủ chưa, có sai sót nào không. Đây là quá trình làm sạch dữ liệu. Tiếp theo bạn có thể sử dụng những công cụ thống kê (SPSS, Smart PLS,…) để tiến hành làm việc với nguồn dữ liệu thu thập được.
Những công cụ thống kê này sẽ giúp bạn tìm hiểu:
Có rất nhiều phần mềm thống kê khác nhau, nhưng bạn cần lựa chọn những phần mềm có tích hợp nhiều công cụ khác nhau (Hồi quy, Annova, T-test,…), có tính chuẩn xác (có đo lường đúng vấn đề cần nghiên cứu), và độ tin cậy (tính chính xác, ổn định của công cụ qua những lần nghiên cứu khác nhau).
Xử lý và phân tích số liệu giúp khai thác tối đa dữ liệu nghiên cứu
Sau khi hoàn thành quy trình nghiên cứu, những thông tin về kết quả nghiên cứu phải được tổng hợp và trình bày dưới dạng một báo cáo hoặc PowerPoint (nếu cần thiết) và phải bao gồm những yếu tố cơ bản (tiêu đề, mục lục, tóm tắt nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, đề xuất).
Kết quả hoạt động nghiên cứu thị trường cần được trình bày bằng hình thức, ngôn ngữ, và đồ hoạ phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ thông tin nhưng gãy gọn, khúc chiết; không bỏ sót những thông tin quan trọng, nhưng cũng không quá hàn lâm khiến mọi người khó hình dung.
>>> Xem thêm: Báo cáo truyền thông ngành ngân hàng trên Internet
Nghiên cứu thị trường là hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ năng,kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ marketing, quản trị, phân tích và xử lý số liệu,… Vì vậy, để đảm bảo chất lượng nghiên cứu, Doanh nghiệp cần phải tích cực trau dồi kiến thức ở những mảng liên quan.
Việc trau dồi kiến thức không những đảm bảo Doanh nghiệp có nền tảng vững chắc về nghiên cứu thị trường, từ đó tạo tiền đề vững chắc để thực hiện nhiều loại hình nghiên cứu khác nhau trong quá trình hoạt động và phát triển của Doanh nghiệp. Ngoài ra, nền tảng vững chắc không những đảm bảo Doanh nghiệp đi đúng hướng mà còn giải quyết vấn đề nhanh hơn, đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của Doanh nghiệp.
>> Đọc thêm: Tìm hiểu về kiến thức nghiên cứu thị trường trên nền tảng số
Hành vi người tiêu dùng cũng như xu hướng thị trường luôn thay đổi liên tục và thường xuyên. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu nên là một phần trong những hoạt động định kỳ thường xuyên của Doanh nghiệp, chứ không chỉ mang tính chất nhất thời.
Việc nghiên cứu thường xuyên giúp Doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt nhu cầu và cơ hội thị trường, từ đó điều chỉnh hoặc đề ra chiến lược phát triển phù hợp.
Như đã chia sẻ ở trên, nghiên cứu là hoạt động đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở nhiều mảng khác nhau. Vì vậy, các Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ nghiên cứu thị trường của các công ty uy tín để đảm bảo hiệu quả và chất lượng nghiên cứu.
Với thế mạnh hơn 10 năm trong nghề cùng năng lực công nghệ vượt trội, Kompa là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp nghiên cứu thị trường giúp Doanh nghiệp có chiến lược phát triển phù hợp. Hiện nay, Kompa có khả năng giúp Doanh nghiệp nghiên cứu hoạt động thị trường theo phương thức truyền thống (offline) và nghiên cứu trải nghiệm khách hàng online – giúp Doanh nghiệp khai thác tối đa những nguồn dữ liệu có thể tiếp cận trên thị trường.
Giải pháp nghiên cứu thị trường của Kompa giúp Doanh nghiệp nắm rõ xu hướng và suy nghĩ của người tiêu dùng dựa trên các nền tảng công nghệ Big Data và AI. Công nghệ này đảm bảo thông tin và dữ liệu khách hàng nhận được luôn được cập nhật liên tục, kịp thời, đảm bảo không bỏ sót những thông tin quan trọng, hữu ích cho Doanh nghiệp.
Ngoài ra, với mong muốn đồng hành và mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng, Kompa còn giúp Doanh nghiệp quản trị hiệu quả với đa dạng các giải pháp quản trị khác nhau. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
>> Xem thêm: Dịch vụ nghiên cứu thị trường tích hợp của Kompa
Kompa giúp Doanh nghiệp khai thác tối đa dữ liệu đa nền tảng
Trên đây là quy trình cơ bản giúp Doanh nghiệp đảm bảo yếu tố hệ thống, khoa học khi nghiên cứu thị trường. Để đảm bảo hiệu quả nghiên cứu, các Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ nghiên cứu của các công ty cung cấp giải pháp uy tín, giàu kinh nghiệm trong ngành như Kompa.
>> Tìm hiểu thêm: Top các lợi ích của nghiên cứu thị trường đối với Doanh nghiệp