Mỗi năm, doanh nghiệp đều triển khai các chiến dịch truyền thông với mục tiêu tăng độ nhận diện, sự gắn kết của khách hàng hoặc đẩy mạnh doanh thu cho sản phẩm, thương hiệu.

Để tối ưu việc đo lường hiệu quả chiến dịch, thương hiệu đặt ra những chỉ số đo lường và hệ thống KPI làm thước đo thành công trước khi bắt đầu. Nhưng liệu các chỉ số này đã đủ để đánh giá hết các khía cạnh cần thiết của một chiến dịch? Và quan trọng hơn, các nội dung được triển khai trong chiến dịch liệu đã thật sự tạo được ảnh hưởng tích cực đến “insight” của khách hàng mục tiêu và giúp thương hiệu có được cái “gật đầu” của họ?

Tại sao doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả chiến dịch?

Lấy ví dụ: Doanh nghiệp A đã lên kế hoạch trong một thời gian dài để ra mắt một sản phẩm mới. Ngoài giai đoạn nghiên cứu và chuẩn bị sản phẩm để tung ra thị trường, doanh nghiệp còn cần tới một chiến dịch marketing trên nhiều nền tảng để quảng bá và kích thích khách hàng chọn mua sản phẩm.

Khi chiến dịch kết thúc, số lượng bán ra không đạt KPI mà doanh nghiệp A đặt ra ban đầu, dù chất lượng sản phẩm tốt và ngân sách cho hoạt động marketing cũng được phân bổ đáng kể. Lúc này, doanh nghiệp đánh giá lại chiến dịch, nhưng không xác định được đâu là điểm mạnh và đâu là điểm cần cải thiện. Điều này tạo ra không ít khó khăn trong việc cải thiện các chiến dịch marketing và ra mắt sản phẩm mới của doanh nghiệp A trong tương lai.

Lúc này, doanh nghiệp A cần một công cụ giúp thu thập toàn bộ dữ liệu có liên quan về chiến dịch, sản phẩm và thương hiệu để đo lường và phân tích hiệu quả chi tiết từng kênh truyền thông: own – kênh sở hữu, paid – kênh mua và earn – kênh lan truyền, cũng như tổng thảo luận từ chiến dịch, việc khách hàng phản hồi như thế nào về sản phẩm cũng như thông điệp truyền thông của thương hiệu.
Công cụ này giúp doanh nghiệp tối ưu được các chiến dịch trong tương lai, tránh tốn kém chi phí cho các hoạt động marketing thiếu hiệu quả, không mang lại lợi ích thiết thực cho thương hiệu và doanh nghiệp.

>>Xem thêm: Sử dụng social listening đẻ xây dựng chiến lược phát triển Thương hiệu

3 thời điểm doanh nghiệp cần công cụ đo lường hiệu quả chiến dịch

Trước khi triển khai chiến dịch

Việc chuẩn bị triển khai một chiến dịch truyền thông không chỉ dừng lại ở một bản kế hoạch gồm những nội dung sẽ được đăng tải, danh sách các nền tảng triển khai, số lượng KOL/influencer sẽ hợp tác, và ngân sách cho các hoạt động này. Điều doanh nghiệp cần trước hết là đánh giá tình hình hiện tại của thương hiệu, đối thủ, thị trường và quan trọng nhất đó chính là hiểu “đối tượng khách hàng mục tiêu” đang nhắm đến thật sự cần gì đối với sản phẩm khi so sánh giữa Thương hiệu và đối thủ.
Việc đo lường trước chiến dịch mang đến các lợi ích:

    • Giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích kết quả cho các hoạt động marketing để đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả và đưa ra các đề xuất thích hợp.
    • Theo dõi sức khỏe thương hiệu và kết quả các hoạt động tạo độ nhận diện của chiến dịch đến đối với tượng mục tiêu.
    • Đo lường KPIs, phân tích và đúc kết các rào cản, yếu tố thành công giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định, giải pháp. phù hợp hơn trong thời gian diễn ra hoặc những chiến dịch sau.
    • Benchmark với đối thủ và ngành hàng.
Minh hoạ biểu đồ báo cáo chiến dịch

Minh hoạ biểu đồ báo cáo chiến dịch

Những lợi ích này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn mình cần phải làm gì khi triển khai một chiến dịch truyền thông. Các chiến thuật, nội dung dễ dàng được trau chuốt dựa trên các thông tin thực tế từ thị trường và người dùng, từ đó nhắm tới chính xác khách hàng mục tiêu, tạo sức hút và thúc đẩy hành động sau đó của doanh nghiệp.

Trong khi triển khai chiến dịch

Bằng việc liên tục thu thập thảo luận từ khách hàng, doanh nghiệp sở hữu cơ hội nắm bắt các thời cơ để tối ưu hoá các phương pháp triển khai hoạt động marketing và nội dung, với thông điệp như “thay lời muốn nói” của khách hàng. Các chỉ số mà giải pháp Campaign Measurement mang đến cho thương hiệu vào thời điểm chiến dịch đang diễn ra gồm có:

    • Số lượng thảo luận của khách hàng về chiến dịch, thương hiệu và các vấn đề liên quan.
    • Nguồn và các kênh xuất hiện thảo luận, kênh nào mang lại hiệu quả tạo được nhận diện và kết nối với khách hàng nhiều nhất.
    • Sắc thái thảo luận từ khách hàng về chiến dịch, thông điệp truyền thống, ý kiến/ muốn của khách hàng.
    • Thị phần thảo luận của thương hiệu và chiến dịch so với chiến dịch diễn ra cùng khoảng thời gian của đối thủ.
    • Hiệu suất của các nội dung đã được triển khai.
Đánh giá tổng quan chiến dịch

Đánh giá tổng quan chiến dịch

Những chỉ số này giúp doanh nghiệp xác định được mức độ lan tỏa của thông điệp từ chiến dịch, cảm xúc khách hàng dành cho chiến dịch và thương hiệu, từ đó có sự so sánh với đối thủ và chiến dịch của họ.
Khách hàng – những người luôn muốn phản hồi của mình được thương hiệu ghi nhận và hồi đáp, sẽ tương tác mạnh mẽ hơn, mang lại sức lan toả lớn hơn cho chiến dịch và thương hiệu.

Chiến dịch kết thúc

Thời điểm kết thúc chiến dịch là lúc doanh nghiệp có được trọn vẹn thông tin về chiến dịch, cũng như tương quan so sánh trước – trong – sau chiến dịch. Các thông tin doanh nghiệp cần quan tâm lúc này bao gồm:

    • Hiệu quả của chiến dịch được đánh giá dựa trên mục tiêu ban đầu.
    • Sự thay đổi trong sắc thái và xu hướng các cuộc thảo luận từ khách hàng xoay quanh chiến dịch, thương hiệu, sản phẩm…
    • So sánh đối tượng mục tiêu cho chiến dịch mà doanh nghiệp đặt ra ban đầu và tập khách hàng đã tiếp cận được với thông tin từ chiến dịch trong thời gian triển khai.

Khi so sánh các chỉ số này tại 3 thời điểm trước, trong và sau chiến dịch, doanh nghiệp có thể xác định được chiến dịch đã thực thi có đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu hay chưa? Độ lan tỏa của chiến dịch được bóc tách và nhận định rõ ràng để xem đã thực sự tiếp cận được khách hàng mục tiêu hay chưa?
Hiệu suất đến từ các kênh truyền thông khác nhau cũng được phân tích để nhìn ra đâu thực sự là nơi nên được đầu tư chi phí truyền thông? Chiến dịch của thương hiệu có điểm gì vượt trội hơn và điểm gì cần học hỏi từ các chiến dịch khác?
Doanh nghiệp cũng nhìn nhận được những yếu tố tạo nên thành công cũng như vấn đề gây trở ngại cho chiến dịch. Bên cạnh đó, bài học kinh nghiệm và dữ liệu để dự đoán xu hướng trong tương lai với ngành hàng, lĩnh vực của mình cũng là những thông tin hữu ích cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

[Case study]

Báo cáo hoạt động thảo luận của gameshow “Street Dance Việt Nam”, do đội ngũ Kompa thực hiện, bao gồm một số thông tin như:

    • Tỉ lệ thảo luận liên quan đến chương trình trên các nền tảng mạng xã hội TikTok, Facebook, YouTube.
    • Các chủ đề thu hút nhiều lượng thảo luận nhất.
    • Tỉ lệ sắc thái thảo luận phân loại theo Tích Cực, Trung lập và Tiêu cực.

Đo lường hiệu quả các kênh truyền thông

Đo lường hiệu quả các kênh truyền thông

Xem chi tiết Báo cáo hoạt động thảo luận Street Dance Việt Nam TẠI ĐÂY!

Giải pháp đo lường hiệu quả chiến dịch Campaign Measurement từ Kompa

Với hơn 10 năm hình thành và phát triển trong lĩnh vực Social Listening, Kompa là nhà cung cấp giải pháp và đồng hành cùng nhiều thương hiệu thuộc đa dạng lĩnh vực và chiến dịch như Tuborg, gameshow “Street Dance Viet Nam”, California Gym & Yoga Center,… với dịch vụ Campaign Measurement – Theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch.
Kompa tự tin mang đến cái nhìn toàn cảnh và sâu sắc dựa trên dữ liệu được thu thập, xử lí bởi Trí tuệ nhân tạo AI, Máy học Machine Learning, Dữ liệu lớn Big Data và nguồn lực đầy kinh nghiệm về kiến thức Marketing, Branding.

 Nếu doanh nghiệp quan tâm đến giải pháp Campaign Measurement của Kompa, liên hệ ngay với Kompa để  được tư vấn và trải nghiệm sản phẩm , email info@kompa.ai, hoặc hotline 0932 796 882.

>Xem thêm: Đâu là các công cụ Social listening hiệu quả nhất?

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn