Quản trị truyền thông cùng với danh tiếng Thương hiệu là hai khái niệm lớn và liên quan mật thiết với nhau. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mối liên hệ này cũng như những phương pháp giúp Doanh nghiệp xây dựng chiến lược quản trị Danh tiếng hiệu quả.

Quản trị truyền thông là gì

Hoạt động quản trị truyền thông luôn được được đề cập rất nhiều trên nhiều phương tiện thông tin khác nhau, nhưng rất khó để có thể hiểu sâu về vấn đề này. Theo cách hiểu đơn giản nhất thì quản trị truyền thông bao gồm những hoạt động tổ chức, xây dựng truyền thông, cải thiện và giữ vững bộ mặt của một Doanh nghiệp trong mắt khách hàng trên phương tiện truyền thông (internet, báo chí, truyền hình, mạng xã hội, điện thoại). Vì thế nếu muốn làm tốt hoạt động truyền thông, Doanh nghiệp cần phải có những chiếc lược về truyền thông đứng đắn dựa trên nghiên cứu thị trường, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Một chiến lược dù đúng hay sai cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt Thương hiệu của Doanh nghiệp.

Truyền thông là một công cụ quan trọng của Doanh nghiệp

Truyền thông là một công cụ quan trọng của Doanh nghiệp

Tầm quan trọng của Danh tiếng Thương hiệu

Trong kinh doanh, Bộ mặt của Thương hiệu, hay danh tiếng Thương hiệu là cách mà khách hàng, hoặc đối thủ nhìn nhận và đánh giá về Thương hiệu của một Doanh nghiệp. Thuật ngữ này xuất phát từ ngành Public Relation (PR), ý chỉ khi khách hàng lần đầu biết về một Doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông như: truyền hình, truyền miệng, in ấn báo chí, mạng xã hội, đài phát thanh, điện thoại. Các hoạt động quản trị danh tiếng Thương hiệu sẽ tác động trực tiếp tới danh tiếng của tổ chức, cá nhân và chính bản thân người sở hữu Thương hiệu đó.

Xây dựng và bảo vệ Danh tiếng Thương hiệu là vô cùng khó khăn

Xây dựng và bảo vệ Danh tiếng Thương hiệu là vô cùng khó khăn

Cùng với sự ra đời và phát triển của các các loại phương tiện truyền thông đại chúng, các công cụ tìm thông tin trực tuyến, các nền tảng trang mạng xã hội, thì công việc quản trị Thương hiệu ngày càng lan rộng và giữ vai trò quan trọng trong việc đo lường chỉ số sức khỏe Thương hiệu (tiêu cực hoặc tích cực). Thông qua khả năng tương tác, bình luận trên các nền tảng mạng xã hội, các khách hàng đã có thể trực tiếp nêu lên ý kiến cá nhân về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của, và có thể lan truyền thông tin cực kỳ nhanh chóng. Công cụ tìm kiếm Google, Yahoo, Safari trở thành các cổng thông tin nổi tiếng cung cấp thông tin đa dạng.. Với chỉ một thông tin, lời bình luận cảm xúc đã có thể tác động mạnh mẽ tới danh tiếng của Doanh nghiệp.

>> Đọc thêm: Quản trị danh tiếng Thương hiệu trên các kênh truyền thông đại chúng

Mối liên hệ giữa Quản trị truyền thông và Danh tiếng Thương hiệu

Xác định vị trí Thương hiệu

Trong giới kinh doanh, thuật ngữ này còn được biết đến là Brand Positioning. Bao gồm tất cả các hành động, quyết định đưa ra bởi Doanh nghiệp (dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa, giá trị cốt lõi) để cải thiện vị trí danh tiếng, hoặc xây dựng danh tiếng mới tích cực trong mắt khách hàng. Xác định vị trí Thương hiệu vô cùng quan trọng vì nó có ảnh hưởng tới chiến lược truyền thông và quản trị danh tiếng Doanh nghiệp.
Quản lý hoạt động truyền thông có diễn ra thành công nhờ vào việc Xác định vị trí Thương hiệu trên thị trường. Doanh nghiệp thu thập thông tin về vị trí của bản thân trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh để có cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của danh tiếng trong mắt khách hàng.

Kiểm soát negative mention

“Negative mention” nghĩa là “nhắc tới theo hướng tiêu cực”. Thương hiệu của Doanh nghiệp luôn có nguy cơ bị ảnh từ những lời bình luận của các cá nhân, tổ chức về hoạt động dịch vụ và sản phẩm của Doanh nghiệp. Dù đúng hay sai thì với sự lan truyền nhanh chóng của một lời bình trên các nền tảng mạng xã hội có thể phá hủy Danh tiếng cũng như những nỗ lực mà Doanh nghiệp đã xây dựng chỉ qua một đêm. Kiểm soát các negative mention trên các phương tiện truyền thông sẽ hỗ trợ việc củng cố Danh tiếng Thương hiệu.
Một trong những bí quyết trong việc kiểm soát các thảo luận tiêu cực là “3 Không” gồm có:

  • Không phớt lờ: khách hàng và cộng đồng mạng có thể “làm ầm” lên, kêu gọi tẩy chay, để Doanh nghiệp phải chú ý đến yêu cầu của họ nếu Doanh nghiệp cố ý bỏ ngoài tai. Việc phớt lờ không giúp Doanh nghiệp kiểm soát hay giảm thiểu những tác động tiêu cực mà tái lại có thể làm xấu hình ảnh trong mắt khách của mình.
  • Không tranh luận: Tuyệt nhiên không nên lao vào cãi lý với khách hàng, hành động này chỉ khiến cho cuộc tranh luận không đi đến hồi kết và đánh mất sự chuyên nghiệp.
  • Không kích động: Các hành động khiêu khích, công kích lại khách hàng tuyệt đối không nên xảy ra.

Kịp thời đưa ra chiến lược quản trị truyền thông

Chiến lược quản trị truyền thông bao gồm các phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu (Target customer), hỗ trợ kiến thức cho khách hàng, nhờ đó mà khách hàng hiểu hơn về Doanh nghiệp, dùng thử qua dịch vụ/sản phẩm, đưa ra quyết định và trung thành với dịch vụ/sản phẩm mà Doanh nghiệp cung cấp. Chiến lược truyền thông là yếu tố cốt lõi quyết định khả năng quảng bá bộ sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp đến khách hàng. Doanh số bán hàng, dịch vụ có đạt chỉ tiêu không phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược truyền thông mà Doanh nghiệp đặt ra.

>Xem thêm: Doanh nghiệp xây dựng chiến lược quản trị truyền thông như thế nào?

Đo lường các chỉ số của Thương hiệu (Brand metrics)

Các chỉ số sẽ cho Doanh nghiệp biết được tình trạng “sức khỏe của Thương hiệu”. Việc theo dõi chỉ số là vô cùng quan trọng tới sự hình thành nên các chiến dịch truyền thông và các mục tiêu đặt ra trong tương lai. Một số chỉ số tiêu biểu thường được các Doanh nghiệp quan tâm như:

  • Chỉ số mức độ nhận diện của khách hàng với Thương hiệu (Brand awareness)
  • Chỉ số người dùng nghĩ gì về Thương hiệu
  • Chỉ số tài chính kinh doanh do chịu sự ảnh hưởng từ Thương hiệu
  • Chỉ số tương tác, chia sẻ, bình luận, cảm xúc tỉ lệ nhấp, xem trên các nền tảng mạng xã hội

Các Doanh nghiệp luôn theo dõi các chỉ số về sức khỏe Thương hiệu

Các Doanh nghiệp luôn theo dõi các chỉ số về sức khỏe Thương hiệu

Làm thế nào để Doanh nghiệp quản trị danh tiếng hiệu quả

Thường xuyên thực hiện Social listening

Thông tin và dữ liệu về thị trường, nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục. Nhờ có các công cụ Social listening, Doanh nghiệp có thể kịp thời phát hiện những cơ hội hay ngăn chặn những tình huống bất lợi cho Doanh nghiệp. Với các thông tin này, Doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược và phương án phù hợp, thấu hiểu được những vấn đề khách hàng đang gặp phải và sử dụng cách tiếp cận phù hợp, kịp thời để nâng cao hình ảnh Thương hiệu trong mắt khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả lâu dài, Social listening cần được thực hiện thường xuyên và liên tục, trên nhiều nền tảng khác nhau, giúp Doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn dữ liệu hiện có trên thị trường.
>>> Tham khảo thêm: Cách sử dụng Social listening dành cho Doanh nghiệp

Cập nhập chiến lược truyền thông

Không phải bất kì chiến lược truyền thông nào đặt ra đều hoàn hảo và phù hợp với mọi thời điểm. Các Doanh nghiệp cần phải dựa trên những chỉ số, thông tin thu thập được về tình hình thị trường hiện tại, vị thế của Thương hiệu trong thị trường, doanh thu theo quý, các chỉ số tương tác của khách hàng, phản ứng thông qua các kênh truyền thông đã được sử dụng,… để có cái nhìn tổng thể về những gì đã đạt được và những điểm còn hạn chế, từ đó đề ra những mục tiêu mới, chiến lược mới phù hợp với tình hình hiện tại.

Đội ngũ truyền thông luôn thu thập thông tin cho những chiến dịch trong tương lai

Đội ngũ truyền thông luôn thu thập thông tin cho những chiến dịch trong tương lai

Kompa – đối tác cung cấp giải pháp quản trị truyền thông đáng tin cậy

Việc thu thập các dữ liệu, thông tin chỉ số, trên các phương tiện truyền thông khác nhau để rồi lập chiến lược là một công việc vô cùng quan trọng nhưng cũng rất khó khăn đối với nhiều Doanh nghiệp. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc phân tích và thu thập thập các thông tin giờ đây có thể hoàn toàn tự động hóa và ít tốt thời gian hơn. Đã có rất nhiều công ty áp dụng công nghệ tiên tiến để hỗ các Doanh nghiệp đối tác tác trong quản trị truyền thông. Một Thương hiệu được biết rộng rãi nhiều năm qua là Kompa.
Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa có hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air…Các giải pháp quản trị Doanh nghiệp của Kompa giúp thu thập thông tin chính xác xác, cập nhật liên tục theo thời gian thực trên nhiều nền tảng khác nhau, đảm bảo tính chính xác và kịp thời của thông tin, mang lại giá trị cho các hoạt động của Doanh nghiệp.

Kompa cung cấp các giải pháp thu thập thông tin và cố vấn cho các Thương hiệu

Kompa cung cấp các giải pháp thu thập thông tin và cố vấn cho các Thương hiệu

 

Tổng kết

Hoạt động quản trị truyền thông và danh tiếng Thương hiệu luôn có mối liên kết mật thiết với nhau. Doanh nghiệp càng tìm ra được những phương pháp, kỹ thuật quản trị truyền thông và xây dựng danh tiếng Thương hiệu quả sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng và thu được lợi nhuận cao. Sự ra đời của các Doanh nghiệp cung cấp các giải pháp thu thập thông tin, và cố vấn quản trị truyền thông, Thương hiệu bằng trí tuệ nhân tạo, điển hình như Kompa đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của nhiều Doanh nghiệp nổi tiếng hiện nay.
>>> Xem thêm: Các phương pháp quản trị truyền thông hiệu quả dành cho Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn