Phân tích đối thủ cạnh tranh cung cấp nhiều dữ liệu và thông tin hữu ích cho Doanh nghiệp. Hoạt động này giúp Doanh nghiệp đặt ở thế đối trọng với đối thủ, từ đó xem xét, đánh giá, và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Để đạt được hiệu quả mong muốn, Doanh nghiệp cần sử dụng những phương pháp thăm dò đối thủ mang tính chiến lược, kết hợp với các hoạt động social listening để có bức tranh tổng thể về đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược CLA là gì?

CLA (Competitive Landscape Analysis) – phân tích bối cảnh cạnh tranh là việc hệ thống hoá những thông tin thu thập được về đối thủ trên thị trường. Đây là chiến lược giúp Doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về đối thủ thông qua nhiều hoạt động khác nhau: cách phát triển sản phẩm, chiến lược tiếp thị, bán hàng, hệ thống kênh phân phối,… Những thông tin này giúp Doanh nghiệp có nguồn dữ liệu xác đáng để có những định hướng phù hợp cho công ty.
Chiến lược CLA nên bao quát những yếu tố then chốt sau:

  • Đối thủ cạnh tranh của Doanh nghiệp là ai (trực tiếp, gián tiếp).
  • Loại hình sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ đang cung cấp.
  • Điểm mạnh và hạn chế của đối thủ.
  • Những chiến lược mà đối thủ đang áp dụng.
  • Tình hình cũng như triển vọng của thị trường.

>> Đọc thêm: Phát triển định hướng phù hợp thông qua việc thấu hiểu khách hàng

Vai trò của chiến lược CLA

Chiến lược CLA giúp Doanh nghiệp định hướng đường lối phát triển trong tương lai. Bằng việc biết và hiểu chân dung đối thủ của mình, Doanh nghiệp có thể áp dụng những “nước cờ” phù hợp. Hơn nữa, thông qua CLA, Doanh nghiệp cũng biết được cách mà đối thủ tiếp cận khách hàng, từ đó Doanh nghiệp có thể đổi mới cách tiếp cận của mình để thu được thêm nhiều khách hàng cho mình.
Ngoài ra, chiến lược CLA góp phần giúp Doanh nghiệp xác định giá trị UVP (Unique Value Proposition) độc nhất của mình. Việc biết và hiểu được UVP giúp Doanh nghiệp xác định những khía cạnh, đặc tính vượt trội để chú trọng đầu tư phát triển, tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Chẳng hạn, bạn dễ dàng tìm thấy sản phẩm mong muốn ở Amazon hay Walmart. Nhưng UVP của Amazon là quá trình giao nhận nhanh chóng cũng như chính sách logistics thuận tiện (dễ dàng đổi trả hàng) làm cho Amazon nổi bật hơn so với đối thủ.

>> Đọc thêm: Bài học từ những cú bắt tay đình đám của Thương hiệu

Chiến lược CLA góp phần xác định UVP của Doanh nghiệp

Chiến lược CLA góp phần xác định UVP của Doanh nghiệp

7 bước xây dựng chiến lược CLA cho Doanh nghiệp

1. Xác định đối thủ

Bước đầu tiên là bạn cần lựa chọn đối thủ để phân tích và phân loại thành những nhóm như sau:

  • Đối thủ trực tiếp: là những Doanh nghiệp cùng chung mô hình kinh doanh và bán các sản phẩm, dịch vụ cho cùng đối tượng khách hàng. Khi đưa ra quyết định mua hàng, đây là những Thương hiệu mà khách hàng sẽ cân nhắc lựa chọn nhiều nhất. Ví dụ như Adidas và Nike và hai Thương hiệu cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực giày tập luyện thể thao.
  • Đối thủ gián tiếp: cung cấp phiên bản sản phẩm cao hơn hoặc cấp thấp hơn so với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho một đối tượng khác. Giá cả thường là điểm khác biệt chính giữa Thương hiệu của bạn và của họ. Ví dụ, Nike và Adidas là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trong khi hãng giày nội địa Ananas lại là đối thủ gián tiếp của 2 Thương hiệu này.
  • Đối thủ cảm nhận: cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ về cơ bản khác với của bạn và giải quyết một vấn đề khác. Doanh nghiệp của bạn không xem họ là đối thủ cạnh tranh, nhưng công chúng thì có. Những tên Thương hiệu này có thể không xuất hiện thường xuyên như đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình bán hàng, nhưng bạn vẫn phải giải thích lý do tại sao sản phẩm hoặc giải pháp của bạn đôi khi không giống với sản phẩm hoặc giải pháp của họ.

>> Xem thêm: Cách lắng nghe mạng xã hội để xác định khách hàng mục tiêu cho Doanh nghiệp

2. Phân tích chiến lược nội dung của đối thủ với Social listening

Sau khi đã phát hoạ được chân dung đối thủ, tiếp theo bạn cần phân tích chiến lược phát triển nội dung của họ trên các nền tảng:

  • Chiến lược quảng cáo.
  • Định hướng hình ảnh mà họ đang sử dụng.
  • Website và những nội dung trên website (blog, ebook, bản tin,…).
  • Các nội dung đa phương tiện như video, webinar, podcast,…

Bạn có thể sử dụng các giải pháp Social listening để thực hiện đo lường và phân tích dữ liệu và thông tin đối thủ trên các nền tảng khác nhau. Hơn nữa, bạn cũng nên tham khảo cách mà đối thủ tương tác với người dùng. Chẳng hạn như chủ đề, hay nội dung gì mà đối thủ sẽ gợi ý, cung cấp cho khách hàng. Nhờ vậy, bạn sẽ có nguồn dữ liệu khách quan, chân thực.

>> Tìm hiểu thêm: Có thể “lắng nghe” đối thủ trên nền tảng TikTok hay không?

Doanh nghiệp cần phân tích chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp cần phân tích chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh

3. Đo lường hoạt động truyền thông

Các kênh truyền thông xã hội của đối thủ cạnh tranh cung cấp nguồn dữ liệu mở cho các Doanh nghiệp. Bằng cách đánh giá họ, bạn có thể hiểu rõ đặc điểm của Thương hiệu, các chiến lược tiếp thị hiện tại và cách họ tương tác với khán giả. Bạn có thể học hỏi từ cả những yếu tố thành công và cả những hạn chế của họ trên mạng xã hội và áp dụng những chiến lược tương tự cho thương hiệu của riêng bạn.
Bởi vì mạng xã hội là một không gian rộng lớn, các công cụ Social listening là trợ thủ vô cùng đắc lực trong trường hợp này. Trên thực tế, việc lắng nghe mạng xã hội để phân tích cạnh tranh có thể đảm bảo bạn đang quan sát các #, từ khóa và các cuộc trò chuyện có liên quan có thể đang diễn ra.

Social listening giúp theo dõi, thu thập dữ liệu dựa trên các từ khoá

Social listening giúp theo dõi, thu thập dữ liệu dựa trên các từ khoá

> Xem thêm: Sử dụng Social listening để xây dựng chiến lược phát triển Thương hiệu

4. Phân tích chiến lược marketing của đối thủ

Sau khi thực hiện hoạt động Social listening ở những nền tảng phù hợp, bạn sẽ có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh hơn về chiến lược marketing của những đối thủ cạnh tranh. Những câu hỏi Doanh nghiệp cần trả lời bao gồm:

  • Họ đang tập trung các chiến lược tiếp thị, quảng cáo ở đâu, ở nền tảng nào?
  • Họ đang cung cấp những ưu đãi nào để thu hút người mua vào kênh bán hàng của họ?
  • Đối thủ cạnh tranh có hiển thị nổi bật trong kết quả tìm kiếm không? Bạn được chuyển đến trang nào khi nhấp vào trang của đối thủ?
  • Chiến lược định giá của đối thủ như thế nào? Giá mà đối thủ đang bán cho khách hàng cao hơn hay thấp hơn so với Doanh nghiệp của bạn?

Việc phân tích và hiểu rõ chiến lược marketing đối thủ giúp Doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá những chiến lược hiệu quả cũng như những mặt còn hạn chế của đối thủ, từ đó có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả cho Doanh nghiệp của mình.

>Xem thêm: 24 công cụ giúp Doanh nghiệp lắng nghe mạng xã hội hiệu quả

Doanh nghiệp cần phân tích chiến lược marketing của đối thủ

Doanh nghiệp cần phân tích chiến lược marketing của đối thủ

5. Định vị đối thủ

Để xây dựng chiến lược định vị Doanh nghiệp hiệu quả, xác định và đánh giá vị trí của đối thủ đối với khách hàng là điều cần thực hiện. Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp Doanh nghiệp xây dựng nên UVP- thêm giải nghĩa viết tắt của riêng mình trên thị trường. Chiến lược định vị rõ ràng, cụ thể giúp Doanh nghiệp có kế hoạch phát triển kỹ càng, đảm bảo đi đúng mục tiêu để ra, phát huy tính cộng hưởng của những nỗ lực marketing của Doanh nghiệp.
Lấy Tesla là một ví dụ. Thay vì tập trung chiến lược về giá, Tesla tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu chú trọng nhiều hơn về chất lượng, thúc đẩy sự phát triển bền vững thông qua việc sử dụng năng lượng bền vững. Chiến lược định vị khác biệt là một trong những nhân tố đang từng bước giúp Tesla khẳng định dấu ấn trên toàn cầu.

Định vị đối thủ là một phần quan trọng của chiến lượng CLA

Định vị đối thủ là một phần quan trọng của chiến lượng CLA

6. Sử dụng những mô hình đánh giá

Các mô hình đánh giá giúp bạn có những phương hướng cụ thể để đưa ra những quyết định phù hợp cho Doanh nghiệp. Tuỳ theo mục đích cụ thể, bạn có thể sử dụng một hay nhiều mô hình đánh giá dưới đây:

  • SWOT: Trong phân tích bối cảnh cạnh tranh, mô hình này giúp bạn phân tích Strength (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội), và Threat (Thách thức) của đối thủ, từ đó để so sánh với bản thân Doanh nghiệp.
  • PEST: mô hình này giúp Doanh nghiệp xác định những nhân tố ngoại vi có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình vận hành, phát triển, và thực hiện các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
  • Ma trận BCG: Thông qua việc đánh giá tương quan giữa tăng trưởng và thị phần của từng loại sản phẩm, Doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá tiềm lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Mô hình phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT

7. Xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhờ thực hiện Social listening thường xuyên

Sau khi đã sử dụng những công cụ và mô hình phân tích bối cảnh cạnh tranh của đối thủ, Doanh nghiệp cần tổng hợp, xử lý, và hệ thống hoá lại các nguồn dữ liệu và thông tin để xây dựng chiến lược cạnh tranh cho riêng Doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, bối cảnh cạnh tranh không phải là một bức tranh cố định. Vì vậy, Doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động Social listening thường xuyên và liên tục để nắm bắt những thông tin mang tính cập nhật.

Giải pháp Social listening của Kompa giúp các Doanh nghiệp “hiểu ta, hiểu mình”

Là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data), Kompa cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu (trong đó có Social listening) và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác.

>> Đọc thêm: Tìm hiểu về các chỉ số Social listening cơ bản

Giải pháp Social listening của Kompa được thiết kế với nhiều gói dịch vụ khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các Doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Theo dõi nhận diện Thương hiệu (Brand Monitoring): cập nhật nhanh chóng, tổng hợp những cuộc hội thoại về Doanh nghiệp/đối thủ thu thập được cả kênh truyền thông online và offline dưới dạng dashboard.
  • Theo dõi nhận diện Thương hiệu và thấu hiểu khách hàng mục tiêu (Brand and customer insight): đánh giá các chỉ số sức khỏe của Thương hiệu cũng như hiểu rõ hành vi, chân dung khách hàng trên các nền tảng.
  • Quản trị sức khoẻ Thương hiệu (Brand health management): dự đoán các xu hướng cũng như đo lường hiệu quả các chiến dịch của Doanh nghiệp.

Kompa giúp Doanh nghiệp khai thác tối đa dữ liệu thị trường

Giải pháp Social listening của Kompa giúp Doanh nghiệp khai thác tối đa dữ liệu thị trường

Tổng kết

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại tạo ra sự thay đổi cục bộ về tình hình thị trường cũng như nhiều khía cạnh khác của Doanh nghiệp. Để đảm bảo chiến lược phân tích bối cảnh cạnh tranh CLA đạt hiệu quả cao, Social listening là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng. Với sự đồng hành và hỗ trợ từ Kompa, Doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với nguồn dữ liệu khổng lồ, được cập nhật liên tục và nhanh chóng. Hãy liên lạc ngay với Kompa để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.

>> Xem thêm: Sử dụng Social listening để quản trị danh tiếng Thương hiệu

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn