Brand health (Sức khỏe Thương hiệu) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của một Doanh nghiệp. Trong lĩnh vực truyền thông, phương thức được dùng để theo dõi sức khỏe Thương hiệu – cụ thể ở đây là Social listening, vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ quý Doanh nghiệp. Cùng theo dõi bài viết này để biết Brand health là gì? Kèm theo đó là 3 công cụ lắng nghe mạng xã hội miễn phí giúp đo lường sức khỏe Thương hiệu có hiệu quả vô cùng tốt này nhé.
Sức khỏe Thương hiệu là thước đo đo lường mức độ phủ sóng của Thương hiệu hoặc chiến dịch truyền thông đến khách hàng mục tiêu. Dựa vào chỉ số Brand health, Doanh nghiệp có thể hình dung Thương hiệu của mình có sức ảnh hưởng thế nào trên thị trường? Chiến dịch truyền thông mà mình đang triển khai thực tế đã đem lại con số khả quan hay chưa?
Sức khoẻ Thương hiệu cần được quan tâm nhiều hơn
>>Xem thêm: Brand health management – giải pháp quản trị Sức khỏe Doanh nghiệp
NPS (Net Promoter Score)
NPS thang đo cực kỳ phổ biến, được dùng để đo lường mức độ trung thành của khách hàng đối với một sản phẩm hoặc dịch của Doanh nghiệp. Bằng việc thiết lập một bộ câu hỏi khảo sát kèm theo chỉ số đánh giá từ 0 đến 10, Doanh nghiệp có thể án chừng được kết quả cũng như mức độ hài lòng của đối tượng mục tiêu sau một thời gian dài quảng bá và kinh doanh sản phẩm. Thí dụ về loại câu hỏi được sử dụng cho mô hình đo lường này chính là: Trên thang điểm từ 0-10, mức độ hài lòng của bạn dành cho sản phẩm của Thương hiệu là bao nhiêu?
>Xem thêm: Top các công cụ Social listening giúp đo lường sức khoẻ Thương hiệu
CSAT (Customer Satisfaction)
Thanh đo CSAT cũng là mô hình thang đo được ưa chuộng và có cấu trúc tương tự với thang đo NPS. Tuy nhiên, thay vì sử dụng chỉ số đo lường từ 0 đến 10 giống như NPS, thì CSAT sẽ phân chia đánh giá thành 5 cấp độ như sau:
Khuyết điểm của cả 2 thang đo trên chính là mọi câu trả lời của khách hàng chỉ mang tính tương đối. Sẽ có một số khách hàng không sẵn lòng trả lời nghiêm túc những câu hỏi mà Doanh nghiệp đưa ra, mà họ chỉ thực hiện qua loa cho xong. Do đó, dữ liệu được lấy từ thang đo này đôi khi sẽ không chính xác.
Thị phần thảo luận (Share of voice) là thang đo phân tích mức độ nhận diện Thương hiệu và sự tương tác giữa khách hàng với Doanh nghiệp trong một bối cảnh cụ thể. Share of voice là một công cụ hữu ích đối với những Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường ngách có thể biết được sản phẩm của mình có được người tiêu dùng nhắc đến thường xuyên trên mạng xã hội hay không. Nếu số lần người tiêu dùng nhắc đến Thương hiệu của bạn cao hơn đối thủ, điều đó chứng tỏ sức khỏe Thương hiệu của bạn đang trong tình trạng rất tốt.
SOV là một trong những chỉ số đo lường sức khoẻ Thương hiệu quan trọng
Danh tiếng Thương hiệu (Brand reputation) là thuật ngữ ám chỉ trải nghiệm và cảm xúc hữu hình mà người tiêu dùng có được khi tương tác với một Thương hiệu nào đó, được chia thành 3 cấp độ: tiêu cực, bình thường, và tích cực.
Hiện nay, các công cụ lắng nghe mạng xã hội hoặc phần mềm đo lường trải nghiệm Thương hiệu đều cung cấp hệ thống phân tích tiêu chuẩn. Chúng cho phép truy ra tổng lượng thảo luận và sử dụng AI để phân tích cảm xúc Thương hiệu cũng như thấu hiểu khách hàng tốt hơn.
>Xem thêm: Tổng hợp các chỉ số Social listening quan trọng cần nắm vững
Brand recall là công cụ được sử dụng để đo lường mức độ nhận diện Thương hiệu (Brand awareness) của Doanh nghiệp. Dựa vào câu hỏi khảo sát, thí dụ như: “Khi nhắc đến mặt hàng kem đánh răng, bạn sẽ nghĩ ngay đến Thương hiệu nào?” Doanh nghiệp đã có thể nhanh chóng xác định phạm vi phủ sóng của mình trên thị trường, đồng thời giúp khoanh vùng nhóm đối thủ cần lưu ý để từ đó xây dựng chiến lược phù hợp.
Doanh nghiệp cần đo lường mức độ kết nối với khách hàng
Brand health đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là đối với ban quản trị cấp cao. Nó giúp Doanh nghiệp xác định khía cạnh nào cần nên tập trung, nỗi đau nào của khách hàng nên được chú trọng dựa trên 4 yếu tố sau: chỉ số cảm xúc, ưu khuyết điểm của sản phẩm, cơ hội và thách thức khi kinh doanh sản phẩm đó.
Brand health đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Doanh nghiệp
Câu chuyện nâng cao sức khỏe Thương hiệu luôn là mối trăn trở lớn của mọi Doanh nghiệp. Bởi lẽ, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một mô hình tiêu chuẩn nào mà nhà lãnh đạo có thể lấy đó làm kim chỉ nam cho công cuộc bảo vệ sức khỏe Thương hiệu của mình.Thế nhưng, Samsung – Đế chế công nghệ xứ Hàn đã tập trung vào 4 yếu tố cốt lõi mà họ đã duy trì xuyên suốt bao năm qua để có được vị thế vững chắc như hiện tại:
Samsung ngày càng khẳng định vị thế của mình suốt bao năm qua
Ngày nay, mạng xã hội dần trở thành vùng đất màu mỡ mà quý Doanh nghiệp có thể khai thác. Trong đó, thế hệ Z – thế hệ được xem là “cư dân bản địa kỹ thuật số”, hiện đang là nhóm nhân khẩu sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Đây cũng là nhóm khách hàng trọng yếu của hầu hết Doanh nghiệp hiện nay, nhất là ngành hàng kinh doanh online. Vì thế, Social listening ra đời, như là người bạn hỗ trợ Doanh nghiệp rà soát và gia tăng chỉ số hoạt động Thương hiệu trên mạng xã hội một cách đáng kể. Tuy nhiên bạn đọc cần lưu ý 3 điều khi sử dụng Social listening:
Nhiều Doanh nghiệp có độ nhận diện Thương hiệu tốt trên các kênh offline truyền thống nhưng lại khá mờ nhạt trên nền tảng mạng xã hội. Vì thế, nhân sự Marketing cần phải tìm ra sự khác biệt giữa mình so với đối thủ cạnh tranh bằng việc nắm rõ hình ảnh Thương hiệu, chỉ số hoạt động cũng như đặc điểm nhận dạng của mình trên mạng xã hội.
>Xem thêm: 10 lợi ích của Social listening đối với Doanh nghiệp
Việc thấu hiểu xu hướng ngành hàng hiện tại, ngành hàng thay thế và cảm xúc của người tiêu dùng đối với những ngành hàng đó là rất cần thiết. Nếu Doanh nghiệp không thể thấy được bức tranh toàn cảnh của chúng thì rất khó để họ có thể khuếch trương Thương hiệu của mình.
Tâm lý khách hàng là một thứ gì đó khó nắm bắt. Tuy nhiên, một khi đã nhìn thấu được họ thì nó sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho Doanh nghiệp. Social listening sẽ cho biết khách hàng của Doanh nghiệp đang yêu, ghét hoặc cần điều gì. Từ đó, Doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm thiết thực giải quyết được nhu cầu của người tiêu dùng.
Social listening tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả
Hootsuite là ứng dụng quản lý và đăng tải bài viết lên trang cộng đồng gồm Facebook, Instagram, Youtube, Pinterest mà không cần phải thông qua tài khoản mạng xã hội của Thương hiệu đó. Hootsuite hỗ trợ tìm kiếm insight, thiết lập quy trình phê duyệt bài cũng như đưa ra công cụ phân tích thời gian thực. Từ đó, Doanh nghiệp có thể tìm ra giải pháp biến nội dung của mình trở nên lôi cuốn và hấp dẫn khiến khách hàng không thể chối từ.
Hootsuite hỗ trợ tìm kiếm insight vô cùng tiện lợi
Social Mention là một công cụ lắng nghe mạng xã hội miễn phí, dễ sử dụng. Đây là công cụ giúp Doanh nghiệp đo lường và theo dõi khách hàng đang nói gì về sản phẩm mới hoặc công ty của bạn theo thời gian thực. Social Mention hỗ trợ theo dõi cho hơn 100 nền tảng mạng xã hội khác nhau bao gồm Twitter, Facebook, Google, Digg, YouTube, FriendFeed, v.v,…
Social Mention hỗ trợ theo dõi cho hơn 100 nền tảng mạng xã hội
Kompa công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như: Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air… Với khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhanh hoàn toàn tự động, Kompa trở thành tác đối tác mạnh mẽ của các Doanh nghiệp, một người đồng hành tuyệt vời của nhiều người đội ngũ nhân viên làm Media.
>Xem thêm: Phân tích khách hàng, thị trường mục tiêu với Social listening
Kompa cung cấp giải pháp thăm khám sức khỏe tuyệt vời
Như vậy, bạn đọc vừa tìm hiểu Brand health là gì, vai trò của Brand health và 3 công cụ social listening miễn phí hỗ trợ thăm khám sức khỏe hiệu quả. Kompa hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả.
>Đọc thêm: Cách sử dụng Social listening để tìm hiểu thị trường