Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc hiểu rõ về khách hàng là chìa khóa quan trọng để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả. Thông qua Insight khách hàng, Doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác nhu cầu, thói quen và mong đợi của khách hàng để đưa ra các quyết định đúng đắn. Bài viết dưới đây, Kompa sẽ chia sẻ 6 câu hỏi chiến lược giúp Doanh nghiệp xây dựng được Customer Insight sâu sắc và toàn diện.

insight khách hàng

1. Chiến lược Insight khách hàng là gì? Vai trò của chiến lược Customer Insight

1.1 Insight khách hàng là gì?

Insight khách hàng là những sự thật ngầm hiểu mà Doanh nghiệp sử dụng để hiểu cách thức và lý do khách hàng về suy nghĩ, hành động và cảm nhận. Insight khách hàng xuất phát từ niềm tin và hành vi của khách hàng, nó thúc đẩy quá trình suy nghĩ, ra quyết định và hành động mua hàng sau đó. Insight hỗ trợ Doanh nghiệp hiểu sâu sắc khách hàng mục tiêu của mình thông qua việc phân tích hành vi để tìm ra sở thích, mong muốn… từ đó đưa ra sản phẩm, dịch vụ và các chiến lược tiếp thị đáp ứng nhu cầu của họ.

1.2 Chiến lược Insight khách hàng là gì?

Chiến lược Customer Insight giúp tìm hiểu, phân tích và áp dụng thông tin về khách hàng

Chiến lược Customer Insight giúp tìm hiểu, phân tích và áp dụng thông tin về khách hàng

Chiến lược Insight khách hàng là một quy trình bao gồm các bước tìm hiểu, phân tích và áp dụng những thông tin sâu sắc về khách hàng vào hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Một chiến lược Insight của khách hàng hiệu quả có thể giúp Doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tăng doanh thu, tăng lợi thế cạnh tranh và tạo ra sự gắn kết với khách hàng. Các bước thường được thực hiện trong chiến lược Insight khách hàng là:

  • Trả lời các câu hỏi lập hồ sơ khách hàng mục tiêu, xác định nhu cầu, mong muốn và mục tiêu của họ.
  • Xây dựng bản đồ hành trình khách hàng để hiểu rõ các điểm tiếp xúc (touchpoint) giữa khách hàng và Doanh nghiệp, cũng như các cơ hội và thách thức trong quá trình mua hàng.
  • Thu thập dữ liệu về Insight khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như khảo sát, phỏng vấn, quan sát, phân tích web, phân tích dữ liệu lớn (big data), …
  • Phân tích và nghiên cứu dữ liệu để tìm ra những mẫu (pattern) và xu hướng (trend) trong hành vi của khách hàng, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
  • Xác định Insight khách hàng dựa trên những dữ liệu đã phân tích, đây là những thông tin có giá trị cao và có thể giải thích được nguyên nhân và ý nghĩa cho hành vi của khách hàng.
  • Áp dụng Insight của khách hàng vào kế hoạch kinh doanh, bao gồm thiết kế sản phẩm/dịch vụ, xây dựng chiến lược Marketing, tạo ra nội dung và thông điệp Thương hiệu, cải thiện trải nghiệm khách hàng, …

1.3 Vai trò của chiến lược Customer Insight

Chiến lược Customer Insight nâng cao lợi thế kinh doanh cho Doanh nghiệp

Chiến lược Customer Insight nâng cao lợi thế kinh doanh cho Doanh nghiệp

Chiến lược Customer Insight có vai trò quan trọng trong việc giúp Doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tăng doanh thu, tăng lợi thế cạnh tranh và tạo ra sự gắn kết với khách hàng. Cụ thể, chiến lược Customer Insight có những vai trò sau:

  • Hoạch định chiến lược hiệu quả: Insight giúp Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, và mục tiêu của khách hàng, từ đó điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với Insight của khách hàng nhất, giúp Thương hiệu tiếp cận được đối tượng mục tiêu và hoạt động truyền thông nhất quán, hiệu quả và có mục tiêu rõ ràng hơn.
  • Xây dựng cộng đồng người tiêu dùng trung thành bền vững cho Doanh nghiệp: Insight giúp Doanh nghiệp tạo ra sự liên kết và ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng, khiến họ cảm thấy được hiểu và quan tâm. Insight cũng giúp Doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu và phong cách sống của khách hàng, khiến họ hài lòng và tin dùng sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp.
  • Cải thiện vị thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp: Insight giúp Doanh nghiệp phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình so với đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra những chiến lược để khắc phục nhược điểm, tận dụng ưu thế, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo ra sự khác biệt cho Thương hiệu\

2. 6 câu hỏi chiếc lược xây dựng Insight khách hàng hiệu quả

Xây dựng Insight khách hàng hiệu quả là điều quan trọng đối với Doanh nghiệp

Xây dựng Insight khách hàng hiệu quả là điều quan trọng đối với Doanh nghiệp

Xây dựng Insight khách hàng là công việc rất quan trọng, là cốt lõi của các chiến dịch marketing. Khi nhắm đúng vào Insight của mỗi khách hàng tức là đã tìm ra được chìa khóa thành công cho Doanh nghiệp. Để có thể xây dựng chiến lược Customer Insight hiệu quả, Doanh nghiệp cần trả lời 6 câu hỏi sau đây:

2.1 Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này, Doanh nghiệp cần phải xác định rõ mong muốn và mục tiêu cuối cùng có thể đạt được khi “khởi chạy” kinh doanh: Bán hàng nhiều hơn, “kéo” được nhiều khách hàng mới, tăng nhận diện thương hiệu hay là tăng doanh thu… Hãy luôn ưu tiên các mục tiêu ngắn hạn, những thứ cần đạt được trong 3 tháng, 6 tháng hay trong 12 tháng tới!. Việc xác định mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể là nền tảng để Doanh nghiệp xác định mục tiêu xây dựng Customer Insight phù hợp.

>>>Xem thêm: Lợi ích của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng

2.2 Khi nào kế hoạch được thực hiện?

  • Bạn sẽ thu thập dữ liệu vào thời điểm nào? Bạn có thể thu thập dữ liệu liên tục hoặc theo định kỳ, tùy thuộc vào nguồn dữ liệu và mục tiêu nghiên cứu. Ví dụ, bạn có thể thu thập dữ liệu từ khảo sát khách hàng hàng tháng, hoặc từ các bình luận trên mạng xã hội hàng ngày.
  • Bạn sẽ phân tích dữ liệu trong bao lâu?
  • Bạn sẽ thông báo kết quả phân tích cho các bộ phận liên quan vào lúc nào và sử dụng phương thức nào để thông báo?
  • Bạn sẽ áp dụng thông tin chi tiết người dùng vào kế hoạch bán hàng, marketing hay quảng cáo vào thời điểm nào?

2.3 Những hạn chế hay giới hạn nào mà bạn phải cân nhắc?

Bạn gặp phải những khó khăn hay rào cản nào? Phần lớn các dự án đều có 3 yếu tố giới hạn: Thời gian, Ngân sách, Phạm vi. Do đó, bạn cần tìm cách sáng tạo 3 yếu tố này độc đáo hơn để vượt qua những giới hạn này và hoàn thành mục tiêu của dự án.

2.4 Phân khúc khách hàng nào có liên quan đến việc nghiên cứu Customer Insight của bạn?

Tìm hiểu phân khúc khách hàng riêng cho Doanh nghiệp của bạn

Tìm hiểu phân khúc khách hàng riêng cho Doanh nghiệp của bạn

Khách hàng nào liên quan đến việc nghiên cứu Customer Insight của bạn? Bạn muốn tìm hiểu thêm về khách hàng nào? Bạn cần biết được họ mua hàng như thế nào và có những thói quen mua sắm online gì. Sau đó, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân của những thói quen đó.

Ví dụ: Một người mua một chiếc Iphone mới có thể vì:

  • Iphone của họ đã cũ và muốn lên đời
  • Họ là một “ Fan cứng” của Iphone
  • Họ muốn sử dụng Iphone như món đồ trang sức

Nếu bạn là một Doanh nghiệp bán lẻ Iphone, bạn có thể phân loại 2 nhóm khách hàng này khi họ truy cập vào website của bạn. Nhờ đó biết được rằng họ có những xu hướng mua sắm khác nhau. Có người mua Iphone vì độ sang trọng. Người khác sẽ mua Iphone vì chất lượng và tính năng vượt trội. Ở đây, Customer Insight sẽ giúp bạn biết được bạn đang bán hàng cho ai và làm sao để tiếp cận họ!

2.5 Loại dữ liệu nào bạn cần phải thu thập?

Bạn cần thu thập dữ liệu nào? Dữ liệu nào sẽ hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu đã đặt ra? Hãy đảm bảo rằng dữ liệu bạn thu thập là có ích. Bởi vì tất cả các khía cạnh của Customer Insight đều dựa trên dữ liệu này. Nếu dữ liệu không chất lượng, quyết định bạn đưa ra từ Customer Insight cũng sẽ không chính xác.

2.6 Làm thế nào để thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu, bạn có thể áp dụng các phương pháp khảo sát khách hàng như phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát hành vi hay sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích khách hàng như Google Trends, Google Analytics, lắng nghe mạng thảo luận mạng xã hội, phân tích hành vi từ dữ liệu các nền tảng Social Media cung cấp…

Ứng dụng Customer Insight hiệu quả, Doanh nghiệp sẽ thành công

Ứng dụng Customer Insight hiệu quả, Doanh nghiệp sẽ thành công

3. Kết luận

Đặt ra 6 câu hỏi chiến lược xây dựng Customer Insight là một bước quan trọng trong quá trình phát triển chiến lược kinh doanh. Hiểu rõ hơn về khách hàng, nhu cầu của họ, cách họ tương tác với Doanh nghiệp và cách áp dụng thông tin này vào chiến lược sẽ giúp tăng cường hiệu suất kinh doanh cũng như cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng. Đúc kết và xây dựng Customer Insight thành công giúp Doanh nghiệp tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ, tạo ra mối quan hệ mạnh mẽ và lâu dài hơn với khách hàng. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển và thành công của Doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn