Sự chuyển đổi nhanh chóng của kỷ nguyên số đã đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động quản trị Doanh nghiệp. Các công nghệ kỹ thuật số mới đang thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh doanh mang tính đột phá, tạo ra nhiều trải nghiệm mới mẻ. Để khai thác triệt để giai đoạn chuyển đổi này, Doanh nghiệp cần hiểu rõ chuỗi giá trị của mình cũng như thay đổi tư duy trong việc đánh giá và nhìn nhận các vấn đề rủi ro. Nhiều cơ hội mở ra cho các Doanh nghiệp đồng nghĩa một bối cảnh rủi ro cũng đang mở rộng với tốc độ chưa từng có. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cách biến rủi ro thành cơ hội khi quản trị Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tận dụng rủi ro để chuyển biến thành cơ hội
Có một sự thật đơn giản là bạn không thể tạo ra giá trị nếu không chấp nhận rủi ro. Vì vậy, nếu không có phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả, Doanh nghiệp của bạn dễ dàng lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Tuy nhiên, điều này không chỉ đơn giản là bạn chỉ cần tìm được vùng Goldilocks (một khái niệm trong khoa học vũ trụ để chỉ một vùng có nhiệt độ vừa đủ, không quá nóng cũng không quá lạnh, hay có thể hiểu ngắn gọn là môi trường lý tưởng) trong quản trị Doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là bạn có thể phân biệt sự khác nhau giữa các loại rủi ro, từ đó vạch ra lộ trình cụ thể để biến rủi ro thành giá trị cho Doanh nghiệp. Thường 3 loại rủi ro Doanh nghiệp hay gặp phải:
Đây là loại rủi ro chỉ mang lại kết quả tiêu cực cho Doanh nghiệp. Những rủi ro này không tạo ra giá trị cho Doanh nghiệp, và chỉ có tiềm năng giảm thiểu tác hại cho Doanh nghiệp bằng việc loại trừ, kiểm soát, giảm nhẹ, hoặc chuyển biến các loại rủi ro. Rủi ro này bao gồm rủi ro về bảo mật thông tin và tội phạm mạng, sự gian lận của nhân viên hay rủi ro về việc tuân thủ quy định.
Liên quan trực tiếp đến khả năng thực hiện chiến lược và mục tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp, đồng thời cung cấp cơ hội tiềm năng để tạo ra và tăng trưởng giá trị Doanh nghiệp. Chúng bao gồm tiềm năng đổi mới để phát triển cơ sở người tiêu dùng, tăng thị phần hoặc mua lại, quản lý và thu được giá trị từ tài sản và tài năng mới. Những rủi ro đi lên này nên được cân nhắc đồng thời với chiến lược Doanh nghiệp.
Đây là loại rủi ro có thể mang lại tác động tích cực hoặc tiêu cực cho Doanh nghiệp, nhưng khó dự đoán trước vì những rủi ro này nằm ngoài vùng kiểm soát của Doanh nghiệp. Những rủi ro này bao gồm hành động của các đối thủ cạnh tranh hiện tại và mới nổi, các xu hướng địa chính trị, kinh tế, thay đổi nhân khẩu học, môi trường,…
Để quản trị rủi ro Doanh nghiệp trong thời đại mới hiệu quả, Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy quản lý và phương pháp tiếp cận, đánh giá rủi ro. Từ việc tập trung vào các chiến lược phòng tránh rủi ro ở mức tối đa sang việc xác định rủi ro như một nhân tố chiến lược.
>>> Đọc thêm: Top các vấn đề thường gặp khi quản trị rủi ro Doanh nghiệp
Việc chấp nhận rủi ro và những điều không chắc chắn là cách mà Doanh nghiệp có thể tiếp cận để tạo ra chuỗi giá trị mới cho sự phát triển của mình. Tuy nhiên, để có thể chuyển biến rủi ro thành những quyết định mang tính chiến lược, Doanh nghiệp cần chú ý kết hợp với những nhân tố sau:
Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là một nghệ thuật trong việc cân bằng những hành động cần thiết từ hoạt động phân tích dữ liệu và kết hợp những nhân tố then chốt để tạo ra những hiểu biết sâu sắc mang tính chiến lược, mang lại giá trị cho các hoạt động của Doanh nghiệp. Với cách tiếp cận đúng đắn, rủi ro đóng vai trò là một hàm tăng trưởng quan trọng của Doanh nghiệp trong tương lai.
Quản trị rủi ro hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau
Đa số các Doanh nghiệp vẫn nhìn nhận quản trị rủi ro Doanh nghiệp như một chức năng giúp đưa ra những giải pháp nhằm xác định và giảm thiểu những tác động xấu cho Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tiếp cận 2 mặt hơn để bao quát những vai trò của rủi ro khi quản trị Doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì chỉ tập trung vào những rủi ro đi xuống (Downside risk), Doanh nghiệp cần duy trì sự cân bằng và khai thác tối đa rủi ro đi lên và rủi ro bên ngoài thông qua việc sử dụng có hiệu quả các công cụ và phương pháp tiếp cận hiệu quả, giúp Doanh nghiệp tận dụng tối đa những nguồn lực, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của Doanh nghiệp.
Về cơ bản, Doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận những vấn đề rủi ro trong Doanh nghiệp. Từ vai trò là một chiến lược mang tính chất phòng thủ, quản trị rủi ro Doanh nghiệp nên trở thành yếu tố cốt lõi của chiến lược phát triển. Chức năng này của quản trị rủi ro giúp Doanh nghiệp vừa duy trì các sản phẩm hiện có vừa đầu tư thích đáng vào sản phẩm mới để thích nghi nhanh chóng với sự phát triển của thời đại.
Để có thể phát huy tính hai mặt của rủi ro, Doanh nghiệp cần có khả năng nhìn nhận, đánh giá lại hiệu quả công việc trong quá khứ để rút kinh nghiệm. Đồng thời, Doanh nghiệp cũng cần phát huy tối đa mạng sinh thái rộng lớn của mình để phản ứng nhanh sự thay đổi liên tục của rủi ro trong thời gian thực.
>Xem thêm: Quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả chỉ với 8 bước
Doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận và đánh giá rủi ro trong thời đại mới
Với sự phát triển vượt bật của các công nghệ hiện đại, việc thu thập và phân tích dữ liệu để truy xuất những rủi ro tiềm ẩn là một việc không mấy khó khăn.
Các công cụ và giải pháp Social listening giúp Doanh nghiệp dễ dàng thu thập, khai thác dữ liệu về những xu hướng thị trường đang thịnh hành, các chỉ số hoạt động truyền thông của Doanh nghiệp cũng như khách hàng đang nói gì về Doanh nghiệp trên các diễn đàn mạng xã hội. Nhờ vậy, Doanh nghiệp không những hạn chế được rủi ro nhờ cập nhật dữ liệu và thông tin liên tục theo thời gian thực mà còn có thể kịp thời nhận biết và khai thác cơ hội kinh doanh từ việc làm chủ dữ liệu thị trường.
Dữ liệu thay đổi và cập nhật liên tục
Ngoài việc đo lường và đánh giá những rủi ro ngắn hạn và dài hạn, các công cụ và thiết bị hiện đại cũng hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc đưa ra câu trả lời cho những tình huống giả định đối với các quyết định của Doanh nghiệp. Với cách này, Doanh nghiệp có thể tin hơn với các quyết định của mình, hạn chế những sai sót khi quản trị rủi ro Doanh nghiệp.
Với sự phát triển nhanh chóng của trình độ công nghệ và khoa học kỹ thuật hiện đại, sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Vì vậy, để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào, Doanh nghiệp cần xem xét các cơ hội và thách thức từ nhiều góc độ khác nhau. Điều này giúp Doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi của thời đại, cân bằng 3 loại rủi ro, đồng thời gây dựng niềm tin đối với những bên liên quan.
Để có thể kịp thời tận dụng những cơ hội phát triển, quản trị rủi ro Doanh nghiệp là hoạt động mà Doanh nghiệp cần đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả quản trị, Doanh nghiệp có thể tham vấn những đơn vị cung cấp giải pháp quản trị uy tín, giúp Doanh nghiệp có chiến lược quản trị rủi ro phù hợp, đạt hiệu quả mà Doanh nghiệp mong muốn.
Quản trị rủi ro cần được tiến hành nhanh chóng
Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác.
Các loại hình dịch vụ của Kompa vô cùng đa dạng và phong phú, giúp Doanh nghiệp có phương pháp quản trị hiệu quả, hạn chế rủi ro đến mức tối đa khi quản trị Doanh nghiệp. Dịch vụ một điểm đến của Kompa cung cấp giải pháp toàn diện, đầy đủ trong quản trị Doanh nghiệp. Chỉ với sử dụng các dịch vụ Kompa, Doanh nghiệp đã có thể bao quát nhiều khía cạnh khác nhau của Doanh nghiệp:
Kompa giúp Doanh nghiệp xây dựng chiến lược quản trị hiệu quả
Hy vọng qua bài viết trên, Doanh nghiệp sẽ áp dụng cách tiếp cận mới mẻ hơn khi nhìn nhận các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro Doanh nghiệp. Với phương pháp tiếp cận đúng đắn, Doanh nghiệp có thể chuyển “nguy” thành “cơ”, thúc đẩy sự phát triển của Doanh nghiệp. Ngoài ra, để tăng hiệu quả cho các hoạt động quản trị rủi ro Doanh nghiệp, Kompa luôn là người bạn đồng hành uy tín, nhiều năm kinh nghiệm, giúp Doanh nghiệp khai thác tối đa dữ liệu thị trường để tạo ra giá trị cho Doanh nghiệp.
>> Đọc thêm: Bí quyết ngăn ngừa khủng hoảng nhờ hoạt động quản trị rủi ro Doanh nghiệp