Khủng hoảng luôn là cụm từ các Doanh nghiệp sợ phải đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển Thương hiệu. Hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro Doanh nghiệp trong việc ngăn ngừa các khủng hoảng xảy ra trong bài viết dưới đây nhé.

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là gì

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là gì ?

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là gì ?

Quản lý rủi ro là quá trình xác định, phân tích và đề xuất cách thức quản lý các yếu tố rủi ro đã, đang hoặc có thể xảy ra đối với Doanh nghiệp. Khái niệm này thường được sử dụng với ý nghĩa kiểm soát rủi ro trong các sự kiện trong tương lai, biết trước sẽ giúp các công ty chủ động phòng ngừa thay vì muốn phản ứng và quản lý khi mọi thứ đã xảy ra.

>> Tìm hiểu thêm: Top 9 vấn đề trong quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Khủng hoảng là gì

Khủng hoảng được định nghĩa là những tình huống khẩn cấp, những tình huống đe dọa bất ngờ, nằm ngoài khả năng kiểm soát của chủ thể. Các cuộc khủng hoảng Doanh nghiệp thường nhận được nhiều sự quan tâm của báo chí, truyền thông và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và Thương hiệu của một cá nhân hay công ty. Đây được coi là sự kiện phát tán thông tin trong xã hội theo hướng tiêu cực, gây tổn thất lớn cho các chủ thể và đối tượng liên quan.

Vai trò của quản trị rủi ro Doanh nghiệp đối với khủng hoảng

Xác định các rủi ro tiềm ẩn

Nhờ vào việc quản trị rủi ro, các Doanh nghiệp sẽ xác định được những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Sau đó, Doanh nghiệp sẽ tiến hành và phân loại các rủi ro một cách cụ thể.
Dưới đây là bốn loại rủi ro thường gặp trong Doanh nghiệp:

  • Rủi ro chiến lược: Là loại rủi ro thường phát sinh khi các công ty không đánh giá trước thị trường mục tiêu của mình. Điều này làm cho quá trình chuẩn bị chiến lược không đạt được hiệu quả mong muốn, dẫn đến thất bại trong việc triển khai.
  • Rủi ro Thương hiệu: Thương hiệu quan trọng đối với tất cả các Doanh nghiệp. Khi Thương hiệu gặp sự cố không đáng có như: thiếu trung thực, thiếu tôn trọng người tiêu dùng,… Sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Rủi ro cạnh tranh: Trong môi trường kinh doanh, các Doanh nghiệp luôn cạnh tranh gay gắt với nhau. Do đó, nếu Doanh nghiệp thua kém quá nhiều so với các đối thủ về chiến lược kinh doanh, chiến lược truyền thông,… thì sẽ làm cho công ty mất đi lợi thế so với đối thủ.
  • Rủi ro pháp lý: Luật pháp ở Việt Nam đang thay đổi rất nhanh, nếu các công ty không thường xuyên cập nhật luật sẽ khiến các công ty vướng vào vòng pháp luật.

Xây dựng kế hoạch ứng phó với rủi ro

Mục đích của việc lập kế hoạch đánh giá rủi ro là cung cấp một con đường rõ ràng để giải quyết mọi vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh. Đối với mỗi rủi ro được xác định, người quản trị rủi ro Doanh nghiệp sẽ thiết kế kế hoạch ứng phó phù hợp với mỗi loại rủi ro khác nhau.

  • Chuyển giao rủi ro: Phương pháp này sẽ chuyển giao toàn bộ hoặc một phần rủi ro cho những người hoặc đơn vị có liên quan đến sự cố.
  • Né tránh rủi ro: Biện pháp này chỉ nên được áp dụng cho những rủi ro lớn và không thể chữa khỏi, bởi vì trong khi áp dụng biện pháp này, các công ty phải dừng tất cả các dự án và chiến lược tiềm ẩn rủi ro. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh Doanh của công ty.
  • Chấp nhận rủi ro: Với phương thức này, các công ty đã thấy trước những rủi ro có thể xảy ra với các dự án và họ chấp nhận những rủi ro này để có thể mang lại lợi ích tiềm năng cho công ty.
  • Kiểm soát rủi ro: Biện pháp này đòi hỏi các cấp quản lý phải liên tục đánh giá và có hành động để phản ứng nhanh chóng với những thiệt hại mà rủi ro sẽ gây ra.

Đo lường sức khỏe của Thương hiệu

Đo lường sức khỏe thương hiệu

Đo lường sức khỏe thương hiệu

Đo lường sức khỏe Thương hiệu có thể giúp Doanh nghiệp xác định các điểm chưa hoàn thiện cần cải thiện và thu hút khách hàng.  Hơn nữa, nó cũng có thể giúp bạn xác định điểm mạnh của Thương hiệu, cung cấp các kế hoạch chi tiết để phát triển chiến lược Thương hiệu.
Sức khỏe Thương hiệu là một trong những tài sản quan trọng nhất của Doanh nghiệp, cho phép Thương hiệu nổi bật và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc đo lường sức khỏe Thương hiệu sẽ giúp Doanh nghiệp biết được, liệu khi khủng hoảng xảy ra Thương hiệu có đủ vững để đương đầu với những rủi ro đó hay không ?

Có kế hoạch truyền thông để khắc phục khủng hoảng

Sau khi các cuộc khủng hoảng diễn ra, các làn sóng phản ứng đến từ khách hàng và những người quan tâm sẽ khiến cho cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên tồi tệ.  Do đó, nếu các Doanh nghiệp đã chuẩn bị cho mình một kế hoạch quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả, việc đưa ra những chiến lược truyền thông hoặc các thông cáo báo chí với mục đích đính chính với khách hàng và cộng đồng ngay lập tức sẽ giảm thiểu những tổn thất đáng kể cho Doanh nghiệp. Đồng thời, khi các Doanh nghiệp đã thiết lập một kế hoạch truyền thông cho các sự kiện khủng hoảng có khả năng xảy ra, việc thực thi và triển khai kế hoạch sẽ diễn ra nhanh chóng và kịp thời hơn.

Đưa ra những kế hoạch truyền thông để khắc phục

Đưa ra những kế hoạch truyền thông để khắc phục

Tips quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả

Cập nhật, đánh giá chiến lược truyền thông thường xuyên

Sau khi các chiến dịch truyền thông được thực hiện, bên cạnh việc liên tục cập nhật những chỉ số liên quan đến KPIs, lượt tương tác, lượt tiếp cận để đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch truyền thông. Các nhà quản trị truyền thông cần phải quan tâm đến phản ứng của cộng đồng về những sản phẩm truyền thông đó. Việc này sẽ giúp cho các Doanh nghiệp nắm rõ được tình hình của những chiến dịch, liệu có chiến dịch nào đang vướng vào những khủng hoảng truyền thông trên các trang mạng xã hội và báo chí. Đồng thời, trước khi thực hiện một chiến dịch truyền thông, các nhà truyền thông cần phải đánh giá cả sản phẩm đó một cách kỹ lưỡng để đảm bảo sản phẩm truyền thông đó không vướng vào những vấn đề nhạy cảm như: văn hoá, chính trị,… để hạn chế những khủng hoảng xảy ra.

>>Xem thêm: Kinh nghiệm quản trị rủi ro cho các Doanh nghiệp

Sử dụng công cụ Social listening

Social listening giúp quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả

Social listening giúp quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả

Để có thể kiểm soát và đánh giá các rủi ro đã và sắp xảy ra, các Doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng công cụ Social listening. Công cụ Social listening được hiểu đơn giản là một công cụ quản lý phương tiện truyền thông, lắng nghe và theo dõi người dùng. Đây là giải pháp hỗ trợ việc theo dõi phản hồi của khách hàng về Doanh nghiệp trên các kênh trực tuyến hoặc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và sản phẩm.
Lắng nghe xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh Thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Giải pháp này giúp các Doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung phù hợp, quản lý sản phẩm và tương tác với khách hàng đạt hiệu quả cao. Từ đó, Doanh nghiệp có thể hiểu được suy nghĩ, câu hỏi và câu trả lời của khách hàng. Đặc biệt, Social listening có thể phát hiện những rủi ro tiềm ẩn thông qua việc theo dõi và phân tích hành trình sử dụng mạng xã hội của khách hàng.

Tham vấn từ các công ty cung cấp giải pháp quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Đối với những Doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để thực hiện việc quản trị rủi ro, các Doanh nghiệp có thể tham khảo những dịch vụ của các công ty bên ngoài.
Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh Doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác.
Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air….
Với dịch vụ quản trị rủi ro Doanh nghiệp của Kompa, khách hàng sẽ nhận được báo cáo dữ liệu cảnh báo các thông tin tiêu cực, các phương án và kịch bản tiếp cận và ngăn ngừa nguy cơ đang xảy ra một cách nhanh chóng 24/24. Đồng thời Kompa sẽ giúp bạn tìm hiểu nguồn gốc xảy ra khủng hoảng và tối ưu những thông tin tích cực để trung hoà cuộc thảo luận về vụ việc song song với đó là hạn chế việc truyền đi những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.

>> Đọc thêm: Các giải pháp quản trị Doanh nghiệp của Kompa

Quản trị rủi ro giúp Doanh nghiệp có biện pháp hành động kịp thời

Quản trị rủi ro giúp Doanh nghiệp có biện pháp hành động kịp thời

Tổng kết

Bài viết trên đã nêu rõ về tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro Doanh nghiệp. Đồng thời, cũng nêu ra những tips để quản trị truyền thông hiệu quả cho Doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các Doanh nghiệp trong việc quản trị rủi ro hiệu quả.

>> Đọc thêm: Các chuyển biến rủi ro thành cơ hội khi quản trị Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn