Sau khi trải qua quá trình tạm ngưng và đình trệ kinh tế trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh mẽ thì hiện nay, các Doanh nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang bước vào giai đoạn hồi phục các hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, vào thời điểm đầu năm 2023 lại xuất hiện những rủi ro mới mang tính chất vĩ mô và các thay đổi có ảnh hưởng lớn đến các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc thậm chí cả Doanh nghiệp quy mô lớn. Do đó, hãy cùng bài viết này tóm gọn những rủi ro hiện có trong năm 2023 mà các nhà quản lý nên quan tâm, đề phòng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó trong việc quản trị rủi ro Doanh nghiệp.

Biến động kinh tế trong những tháng đầu năm 2023 đã làm gia tăng rủi ro trong môi trường kinh doanh

Biến động kinh tế trong những tháng đầu năm 2023 đã làm gia tăng rủi ro trong môi trường kinh doanh

Rủi ro về hệ thống tài chính

Rủi ro về tài chính là rủi ro có tác động nặng nề và sâu sắc nhất. Trong ba tháng đầu năm 2023, đã có nhiều sự kiện diễn ra khiến cho nhiều nhà quản trị phải lo lắng vì có nguy cơ phá vỡ các kế hoạch tăng trưởng, khiến tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn lại càng khó khăn hơn. Dưới đây chính là hai sự việc tiêu biểu được nêu ngắn gọn và những lưu ý trong quản trị rủi ro về tài chính.

Trái phiếu Doanh nghiệp đáo hạn với số lượng lớn

Điểm đáng lưu ý đầu tiên đó là trong quý 1/ 2023 xuất hiện những sự kiện về thanh khoản các trái phiếu Doanh nghiệp đang bị điêu đứng bởi thời hạn thanh toán lãi và gốc đang đến rất gần. Trong giai đoạn 2020-2021, rất nhiều những tổ chức phát hành trái phiếu để huy động vốn nhằm tái hoạt động sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Tuy vậy, nhu cầu thị trường yếu và suy thoái kinh tế bắt đầu diễn ra đã làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận khiến tổ chức phát hành mất đi khả năng thanh toán lãi trái phiếu. Vấn đề này khiến cơ quan Nhà nước phải vào cuộc để ổn định tình hình trong kênh đầu tư sinh lời này với hy vọng có thể níu giữ niềm tin của nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân.

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp về phương diện tài chính luôn phải được ưu tiên trong mọi thời điểm

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp về phương diện tài chính luôn phải được ưu tiên trong mọi thời điểm

Trong kinh doanh, ngoài việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ thì các Doanh nghiệp vẫn sử dụng dòng tiền để đầu tư nhằm bù đắp lợi nhuận của tình hình kinh doanh không khả quan. Với tình huống trên thì nếu như không có sự phối hợp từ cơ quan quản lý thì người chịu nhiều thiệt hại lại chính là Doanh nghiệp nếu như tiếp tục giữ số lượng lớn trái phiếu trong giai đoạn khá nhạy cảm như hiện nay.

Do vậy, Doanh nghiệp cần phải có một kiến thức và kinh nghiệm cụ thể trong dự báo và lập kế hoạch quản trị tài chính bằng việc cơ cấu lại danh mục kinh doanh với một tỷ lệ rủi ro nằm trong tầm kiểm soát.

Sụp đổ của ngân hàng

Trên thế giới vừa qua đang xôn xao về sự việc ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã tuyên bố phá sản và các nhà điều hành nước Mỹ phải trực tiếp can thiệp nhằm tránh rủi ro lan ra trên toàn hệ thống tài chính. Đã có rất nhiều bài viết phân tích, đưa ra về nguyên nhân, diễn biến và hậu quả. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý ở đây đó chính là, việc một ngân hàng sụp đổ trong giai đoạn nền kinh tế thế giới nói chung đang phục hồi hậu Covid-19 có là mối lo ngại cho các Doanh nghiệp không khi số tiền gửi của họ bị đang đe dọa và có nguy cơ mất trắng. Đây là sự lo lắng rất có cơ sở và hợp lý bởi vì tiền mặt có thể nói là tài sản quan trọng nhất trong tình hình hiện tại.

Trong sự việc SVB, các Doanh nghiệp công nghệ đã bị ảnh hưởng do thiếu đi số lượng tiền mặt cần thiết trong vận hành tổ chức mà ở đây có thể kể đến là thanh toán chi phí các dịch vụ khác và chi trả lương nhân viên. Với kinh nghiệm đúc kết được, dự phòng tiền mặt dùng trong trường hợp khẩn cấp là rất cần thiết cho các hoạt động kinh doanh nói chung. Việc duy trì thanh khoản giúp các nhà quản lý chủ động hơn khi thực hiện các quyết định mua hàng, thanh toán nhà cung ứng đúng hạn mà vẫn đảm bảo được uy tín trên thương trường.

Sự kiện SVB sụp đổ đã khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng về tài sản tiền mặt của mình

Sự kiện SVB sụp đổ đã khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng về tài sản tiền mặt của mình

Có thế thấy, bài học quản trị rủi ro trong tình huống này đó là giám đốc bộ phận tài chính hay chủ Doanh nghiệp luôn phải duy trì tính thanh khoản, dự đoán các thời điểm sẽ cần đến tiền mặt và hạn chế ký gửi quá nhiều tài sản tiền mặt vào một ngân hàng.

Rủi ro về nhu cầu thị trường

Từ tình hình tài chính nói trên đã làm lan tỏa tác động đến nhu cầu thị trường và hành vi mua hàng của người dùng. Tiêu dùng đã có dấu hiệu suy giảm từ giai đoạn cuối 2022 và tiếp tục trong năm 2023. Các nội dung dưới đây sẽ miêu tả những rủi ro mà trong trước mắt các tổ chức kinh doanh có thể sẽ gặp phải

Người tiêu dùng đang nhạy cảm về giá hơn

Do những nguyên nhân về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh ảm đạm khiến cho tiêu dùng đang bị giảm đi đáng kể. Theo báo cáo của PwC về “Thói quen tiêu dùng 2023”,62% người tiêu dùng Việt Nam sẽ giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu. Nguyên nhân trực tiếp đến từ tình hình lạm phát trong thời gian qua và hoạt động nâng lãi suất khiến dòng tiền đã bị rút khỏi thị trường. Các Doanh nghiệp cung cấp mặt hàng xa xỉ phẩm có thể sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn này bởi người tiêu dùng sẽ không ưu tiên tìm đến khi những áp lực về chi tiêu chưa được loại bỏ.

Kinh tế suy thoái khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Kinh tế suy thoái khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Mặc khác, người tiêu dùng đang chuyển sang hành vi mua hàng trực tuyến. Đây là rủi ro tiềm ẩn cho những Doanh nghiệp chưa thực sự chú tâm đến chuyển hướng hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Nếu vẫn duy trì hoạt động kinh doanh mặt bằng truyền thống thì khả năng cao sẽ đánh mất thị phần vào các kênh bán hàng livestream và mạng xã hội. Nguyên nhân của vấn đề này đó chính là các kênh trực tuyến sẽ có giá thành sản phẩm rẻ hơn do không cần chi trả chi phí mặt bằng và trong cuộc chiến về giá thì Doanh nghiệp nào có giá bán thấp hơn sẽ thu hút được người mua.

Thiếu các đơn hàng cho hoạt động xuất khẩu

Mở rộng thêm, tiêu dùng ở thị trường quốc tế vẫn không khả quan hơn vì ảnh hưởng của chiến tranh, giá nguyên liệu tăng cùng tình hình lạm phát kiến những đơn hàng xuất khẩu được ký kết có số lượng rất hạn chế. Đặc biệt, các ngành dệt may, giày da đã bị thiệt hại lớn khi không thể tiếp tục sản xuất vì không có nguồn doanh thu nhưng chi phí duy trì hoạt động vẫn còn đó. Các hoạt động sản xuất cầm chừng, thu hẹp quy mô hay cắt giảm giờ làm là những giải pháp trong ngắn hạn giúp duy trì thương hiệu.

Đề xuất quản trị rủi ro doanh nghiệp

Trước hai rủi ro hiện hữu trên thị trường hiện nay đang đặt ra rất nhiều những thách thức hoạt động kinh doanh và cả trong quản trị rủi ro khi những kế hoạch và tài trợ đang bị mất phương hướng và kiệt quệ. Người tiêu dùng và những sự kiện tài chính đều đang có xu hướng thoát ra phạm vi kiểm soát của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Doanh nghiệp sẽ mất đi toàn bộ cơ hội vươn lên. Các đặc thù về môi trường kinh doanh vĩ mô đã có sự hỗ trợ của cơ quan điều hành nhà nước. Còn lại, với yếu tố thị trường thì Doanh nghiệp có thể tự mình giải thoát bằng các công cụ phân tích và giải pháp công nghệ trong tiếp thị và lắng nghe khách hàng. Và Kompa là doanh nghiệp dẫn đầu về cung ứng sản phẩm dịch vụ này cho các tổ chức kinh doanh có nhu cầu.

đề xuất quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Đề xuất quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Đôi nét về Kompa

Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air….

Các dịch vụ tại Kompa

Như đã đề cập, xu hướng khách hàng thắt chặt chi tiêu khiến doanh nghiệp khó mời chào những sản phẩm. Tuy vậy, người dùng vẫn có những nhu cầu nhất định cho sản phẩm dịch vụ, vấn đề rằng, họ đang tìm kiếm cho mình một giá cả hợp lý và thương hiệu đáng giá. Và để muốn hiểu biết thông tin rõ hơn thì Doanh nghiệp cần phải tiếp cận đến những bàn luận và trò chuyện của họ. Tại Kompa, Doanh nghiệp có thể biết được các câu chuyện đó thông qua dịch vụ Social Listening với những ưu điểm sau đây

  • Theo dõi – Cập nhật – Phân tích nhận diện Thương hiệu
  • Đo lường hiệu quả truyền thông
  • Quản trị danh tiếng Thương hiệu
  • Cảnh báo thông tin nhạy cảm

Mỗi một bước là thể hiện khả năng chủ động để Doanh nghiệp nhận biết người dùng đang quan tâm về vấn đề gì. Có thể giá chưa phải là yếu tố hoàn toàn chính xác như dự báo đưa ra mà có lẽ là thị hiếu sản phẩm đã thay đổi, người dùng đang tìm kiếm một tính năng ưu việt. Nếu Doanh nghiệp cải tiến sản phẩm thì sẽ đạt được lợi thế dẫn đầu vượt trội trên thị trường.

Tổng kết

Trong năm 2023 này với những sự biến động trên thị trường tài chính và tiêu dùng là những sự kiện chính trong thời gian đầu năm. Những biến động đã gây ra các khó khăn và gia tăng chênh lệch các dự báo, tài trợ rủi ro và kế hoạch ứng phó trong quản trị rủi ro Doanh nghiệp. Tuy vậy, với thị trường tài chính đã có những góp sức từ cơ quan quản lý đã ổn định một phần hệ quả. Với nhu cầu thị trường thì Doanh nghiệp có thể xem xét về các đơn vị cung cấp dịch vụ giúp thấu hiểu ý định của người dùng.

<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
Đặt lịch hẹn