Rủi ro trong Doanh nghiệp là điều khó có thể tránh khỏi và diễn ra bất ngờ. Những nhà sáng lập chỉ có thể dự báo, thực hiện chuẩn bị về tài chính, con người, kế hoạch để đối mặt, giải quyết khó khăn và biết tận dụng khi có cơ hội mở ra trước mắt. Với những Doanh nghiệp thông thường thì những công việc trên thuộc về quản trị rủi ro Doanh nghiệp và đã trở nên quá quen thuộc. Nhưng với tổ chức xã hội hay Doanh nghiệp xã hội thì những hoạt động này có được áp dụng tương tự như khi rủi ro xảy ra hay không và kết quả mang lại có được như kỳ vọng? Vì thế, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này cùng những nội dung sau đây.

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Hoạt động kinh doanh vốn tồn tại rất nhiều hình thức tổ chức Doanh nghiệp có thể kể đến như công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… Nhìn chung, những Doanh nghiệp này luôn đạt mục tiêu hướng đến tối đa hóa lợi nhuận đạt được bằng việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng. Tuy nhiên, còn đó một loại hình Doanh nghiệp khác cần phải kể đến đó chính là Doanh nghiệp xã hội (DNXH). Loại hình Doanh nghiệp này hiện vẫn còn khá mới mẻ và chưa được biết đến, nhưng theo Báo cáo nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam”, vẫn có khoảng 200 tổ chức hoạt động theo hình thức này.

Doanh nghiệp xã hội hoạt động với mục tiêu giải quyết vấn đề trong cộng đồng và môi trường sống

Doanh nghiệp xã hội hoạt động với mục tiêu giải quyết vấn đề trong cộng đồng và môi trường sống

Về cơ bản, theo Luật Doanh nghiệp 2020, DNXH là hình thức tổ chức hoạt động không vì đạt mức lợi nhuận cao nhất mà đó là mong muốn giải quyết một vấn đề trong cộng đồng, môi trường sống và sử dụng lợi nhuận để nhằm phục vụ lại cho mục tiêu xã hội. Đặc điểm để nhận biết DNXH đó là trực tiếp giải quyết vấn đề xã hội thông qua sản phẩm, dịch vụ; tạo nguồn thu từ sản xuất – kinh doanh nhưng hướng tới giá trị xã hội như lan tỏa nhận thức về môi trường, tác hại của chất kích thích,…; đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu với tuyên bố rõ ràng khi thành lập.

Khác biệt quản trị rủi ro của Doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận

Doanh nghiệp vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận có những khác biệt quan trọng trong quản trị rủi ro. Doanh nghiệp vì lợi nhuận đối mặt với rủi ro rộng và toàn diện như biến động tài chính, xu hướng tiêu dùng, cạnh tranh và quy định pháp lý. Trong khi đó, Doanh nghiệp không vì lợi nhuận tập trung vào các vấn đề xã hội, môi trường và đạo đức. Đối tượng quan tâm rủi ro, mức độ ưu tiên và phương pháp đánh giá rủi ro cũng có sự khác biệt. Doanh nghiệp không vì lợi nhuận quan tâm đến cộng đồng địa phương, tuân thủ quy tắc và sử dụng phương pháp đánh giá rủi ro dựa trên hiệu quả hoạt động, giảm thiểu thiệt hại cho cộng đồng và bảo đảm sự bền vững.

Tại sao Doanh nghiệp xã hội cũng cần quản trị rủi ro?

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là cần thiết để giải quết các vấn đề phát sinh từ những bộ phận chức năng

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là cần thiết để giải quết các vấn đề phát sinh từ những bộ phận chức năng

Doanh nghiệp xã hội vẫn cần công tác quản trị rủi ro vì cho thấy được sự cấp thiết trong quá trình vận hành. Dễ hình dung, dù rằng không hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng loại hình Doanh nghiệp này đây vẫn được xem là một tổ chức kinh doanh với những hoạt động chức năng tương tự như tuyển dụng nhân sự, hành chính, tiếp thị, xây dựng kế hoạch hoạt động và duy trì phát triển.

Bởi lẽ, việc có cho mình quy trình quản trị rủi ro là cần thiết khi tổ chức này sẽ đối mặt và phản ứng trước những rủi ro phát sinh từ các chức năng kể trên. Mặc khác, lợi ích từ việc này đó là có thể gây ấn tượng, xây dựng lòng tin với nhà tài trợ giúp duy trì nguồn tài chính vì cho thấy được mức độ nghiêm túc với dự án, cam kết thực hiện đến cùng với mục tiêu đem lại lợi ích cho xã hội, cộng đồng. Do vậy, quản trị rủi ro Doanh nghiệp xã hội là quan trọng và thiết thực.

Xem thêm >>> 8 loại khủng hoảng mà Doanh nghiệp cần phải biết

Những rủi ro mà Doanh nghiệp xã hội có thể gặp phải

Định hướng mục tiêu chưa rõ ràng

Rủi ro đầu tiên đó chính là Doanh nghiệp đã lựa chọn vấn đề giải quyết quá sâu rộng và không thể thực hiện trong thời gian ngắn hoặc quá mơ hồ. Đây có thể được xem là rủi ro có tác động nặng nề đến hoạt động về sau khi định hướng ban đầu bị lệch đi mà từ đó những vấn đề vẫn sẽ không được giải quyết với thời gian, công sức đã bỏ ra.

Dự án bị tạm dừng hoặc không thể hoàn thành

Việc thực hiện tiến độ dự án phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản trị của người đứng đầu Doanh nghiệp. Khái niệm về Doanh nghiệp xã hội chỉ mới phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây và số lượng còn khá hạn chế, do đó, kinh nghiệm hoạt động của các Doanh nghiệp này vẫn còn non trẻ. Việc định hướng chưa rõ ràng, phân công nhiệm vụ chồng chéo hoặc mục tiêu quá cao khiến cho dự án khó mà đạt được trong thời gian cho phép, Đây được xem là rủi ro quản trị khi mà sản phẩm hoàn thiện không thể được sử dụng hoặc điều chỉnh liên tục khiến hoạt động tổ chức luôn bị trì trệ và không hiệu quả.

Kinh nghiệm quản trị non trẻ khiến những nhà sáng lập gặp khó khăn trong chèo lái dự án đạt đến mục tiêu

Kinh nghiệm quản trị non trẻ khiến những nhà sáng lập gặp khó khăn trong chèo lái dự án đạt đến mục tiêu

Thiếu đi nguồn nhân sự

Với mục tiêu sử dụng lợi nhuận để phục vụ lại xã hội và cộng đồng, Doanh nghiệp xã hội thường hoạt động với nhân viên đóng vai trò cộng tác viên và tinh thần tình nguyện. Tuy nhiên, điều này mang theo rủi ro về con người do biến động và không ổn định trong số lượng nhân sự. Ngoài ra, các vấn đề xã hội, môi trường, cộng đồng đòi hỏi nhân lực chuyên môn và sự đầu tư trong giải pháp. Tuy nhiên, nhân lực này chỉ có thể tham gia dưới vai trò tư vấn do vẫn phải làm việc chính trong giờ làm việc. Do đó, vấn đề nhân lực cần được coi là một rủi ro quan trọng vì con người là yếu tố quyết định thành công cuối cùng.

Cạnh tranh với những ý tưởng khác

Một rủi ro khác trong Doanh nghiệp xã hội là yếu tố cạnh tranh. Mặc dù không cần quan tâm đến thị phần bán hàng, nhưng Doanh nghiệp xã hội phải quan tâm đến tầm ảnh hưởng và sự lan tỏa của hình ảnh và hoạt động đến cộng đồng. Đối với những Doanh nghiệp xã hội chọn lĩnh vực như môi trường ô nhiễm, giáo dục và đời sống, họ cần phát triển ý tưởng và giải pháp sáng tạo để tạo sự khác biệt so với các tổ chức xã hội khác. Nếu hoạt động của họ tương tự nhau, sự phổ biến và công nhận từ cộng đồng sẽ không cao, vì đó chỉ là những giải pháp hiện có mà chưa có sự đổi mới phù hợp với thực tế và xu hướng hiện tại.

Quản trị rủi ro cho Doanh nghiệp xã hội

Khi đã hiểu về những rủi ro cho Doanh nghiệp xã hội, bước tiếp theo họ cần thực hiện đó là không phải giải quyết từng rủi ro mà năng tâm lên thành mức độ quản trị rủi ro toàn diện. Mục tiêu của việc này chính là nhằm đảm bảo được vị thế, hình ảnh cũng như duy trì sự tồn tại của tổ chức trong lâu dài. Việc quản trị sẽ gồm 3 hoạt động tìm hiểu, chuẩn bị và sẵn sàng

Tìm hiểu các khái niệm rủi ro của Doanh nghiệp xã hội

Hoạt động tìm hiểu bao gồm việc nhận biết, phân biệt và đáng giá rủi ro mà có thể sẽ xảy ra. Trong phạm vi bài viết này, những rủi ro nêu ra vẫn còn nhiều thiếu sót, bản thân Doanh nghiệp phải tự giác mày mò, nghiên cứu những sự việc liên quan về Doanh nghiệp xã hội đã gặp phải trong quá khứ và thấu hiểu các trường hợp. Từ đó người sáng lập sẽ có cho mình một hiểu biết cơ bản trong quản trị, vận hành một tổ chức hoạt động vì cộng đồng sao cho vững chắc và tự tin đối mặt với các biến cố, sự việc.

Chuẩn bị cho công tác ứng phó

DNXH hãy luôn lập kế hoạch cho những công việc chi tiết về xác định, đánh giá và phân tích rủi ro

DNXH hãy luôn lập kế hoạch cho những công việc chi tiết về xác định, đánh giá và phân tích rủi ro

Sau khi đã nắm cho mình một lượng kiến thức thì việc tiếp đó là lên kế hoạch, dự trù các giải pháp phù hợp về tài chính, công cụ, và nguồn lực cần thiết. Những công việc chi tiết hơn sẽ bao gồm xác định rủi ro, đánh giá mức độ ưu tiên, phân tích nguy cơ và cuối cùng là tìm biện pháp và theo dõi. Khi thực hiện đầy đủ những công việc này đó là lúc Doanh nghiệp đã chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng ứng phó.

Đọc tiếp >>> Quy trình 8 bước quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Tinh thần sẵn sàng và tiếp nhận

Với lượng kiến thức cùng sự chuẩn bị chu đáo thì trong thời điểm này, các Doanh nghiệp xã hội đã có cho mình một tinh thần tự tin đối mặt. Dù rằng việc rủi ro xảy ra có thể nằm ngoài dự tính nhưng với sự hiểu biết thì Doanh nghiệp cũng đã có thể bình tĩnh để phản ứng lại, dễ dàng vượt qua khó khăn và có bài học riêng cho quá trình phát triển của tổ chức. Những kinh nghiệm quý báu này là một bước chuẩn bị tiếp cho các tình huống rủi ro trong tương lai và Doanh nghiệp có thể chia sẻ như một bài học thực tế đến với cộng đồng và những tổ chức khác.

Khi đã có kiến thức và kế hoạch hoàn chỉnh thì Doanh nghiệp hãy tự tin và bình tĩnh đối mặt

Khi đã có kiến thức và kế hoạch hoàn chỉnh thì Doanh nghiệp hãy tự tin và bình tĩnh đối mặt

Tóm lại

Với những Doanh nghiệp xã hội thì mục tiêu kinh doanh không phải vì tìm kiếm mức lợi nhuận cao mà hướng tới những giá trị xã hội. Nhưng dù mục tiêu có thể có chút khác biệt nhưng quản trị rủi ro Doanh nghiệp là công việc rất cần thiết để duy trì sự tài trợ cũng như hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm tiếp tục lan tỏa những điều tích cực đến công đồng. Hy vọng với bài viết này, những nhà quản trị, nhà sáng lập hay những ai có ý định thành lập Doanh nghiệp xã hội sẽ tìm thấy hữu ích và nguồn thông tin tham khảo cho những kế hoạch của mình.

Xem thêm: Các cách xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả cho Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn