Với xu thế sử dụng mạng xã hội gia tăng thì những dịch vụ cung cấp tiếp thị trên nền tảng này cũng đang rất phát triển. Các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị nội dung sẽ hỗ trợ công việc quản lý kênh truyền thông sản phẩm, dịch vụ của những Doanh nghiệp khác trên những ứng dụng mạng xã hội phổ biến. Nhưng vẫn nên lưu ý rằng, quản trị truyền thông mạng xã hội đòi hỏi khối lượng lớn tác vụ cần làm như đăng bài, lên ý tưởng nội dung và phản hồi, theo dõi quá trình triển khai.
Với những Doanh nghiệp có nhiều khách hàng (Clients) thì có thể sẽ đối mặt tình trạng quá tải cho nguồn lực tổ chức. Do đó, sử dụng công cụ quản lý là một giải pháp hữu hiệu. Tuy vậy, Doanh nghiệp nên lựa chọn công cụ quản trị truyền thông nào là đúng và tối ưu nhất? Hãy cùng bài viết này trả lời câu hỏi trên quan 7 câu hỏi nhỏ sau.
Công cụ quản trị truyền thông mạng xã hội là giải pháp hữu hiệu cho Doanh nghiệp khi quá tải nhiệm vụ
Việc cốt lõi trong việc tiếp thị truyền thông mạng xã hội đó là bài đăng của bạn phát xuất hiện trên nhiều nền tảng, có như thế, tỷ lệ người dùng xem nội dung cũng sẽ tăng lên. Điều này cho thấy, việc đăng nhập và đăng xuất tài khoản mạng xã hội Doanh nghiệp để tiến hành đẩy nội dung sẽ phát sinh khá nhiều thời gian và công sức. Thế nên, việc cho phép thao tác chỉ trên một ứng dụng sẽ giải quyết triệt để vấn đề này.
Việc thao tác trên một ứng dụng sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo mức độ hiệu quả
Tuy nhiên, không phải bất cứ công cụ quản lý nào cũng có thể tiếp cận được đầy đủ các nền tảng. Doanh nghiệp nên dành thời gian thảo luận và quyết định xem những nền tảngnào sẽ là tối ưu và dễ tiếp cận nhất nhằm tránh phát sinh chi phí nhưng kết quả thu nhận lại không như kỳ vọng. Mặc khác, ngoài tính năng đăng tải thì công cụ có thể bổ sung thêm việc điều phối lịch bài đăng, đăng lại, phân loại chủ đề bài viết,… để việc sử dụng đạt được hiệu quả cao nhất.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn quản trị truyền thông đa kênh cơ bản cho Doanh nghiệp
Sau khi các bài viết được đăng tải thì việc người dùng phản hồi, bình luận, nêu ý kiến sẽ xuất hiện. Vẫn là câu chuyện tương tự như phía trên khi Doanh nghiệp không thể đăng nhập hoặc trả lời từng người dùng một cách chi tiết. Việc phản hồi trên nền tảng mạng xã hội sẽ tạo sự khác biệt trong việc thu hút và thâu tóm khách hàng vì rằng khách hàng sẽ đánh giá cao việc nhận lại câu trả lời ngay lập tức hơn là sau khoảng một khoảng thời gian chờ đợi.
Doanh nghiệp tiếp thị có thể sử dụng công cụ không chỉ phản hồi mà còn để đáp lại những vấn đề liên quan đến hình ảnh Thương hiệu của khách hàng mình phục vụ mà còn có tác dụng gia tăng sự giám sát và đảm bảo các sự cố không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Quá trình này còn được gọi là lắng nghe xã hội vì rằng chúng ta sẽ được thấy nội dung, sắc thái thảo luận và từ khóa miêu tả để biết được mối quan tâm của người dùng.
Việc đưa ra lựa chọn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tiêu chí, mong muốn riêng biệt của tổ chức tiếp thị. Có vài Doanh nghiệp cần đến tính năng này nhưng một số khác thì không. Lúc này, việc cần làm rất đơn giản, đó là những Marketer sẽ tiến hành trải nghiệm thử tính năng. Thông thường, với những khách hàng mới, bên cung ứng công cụ quản trị truyền thông sẽ đưa những khuyến mãi như không cần phải thanh toán trong thời gian nhất định, dùng thử. Trong quá trình sử dụng thử, Doanh nghiệp sẽ nhận ra được những câu trả lời cho yêu cầu của mình như thêm tính năng nào và loại bỏ những gì từ đó ra quyết định mua dễ dàng hơn. Một cách khác đó là những xem đánh giá từ những người dùng trước để có góc nhìn mới về ưu, nhược điểm của công cụ.
Quá trình dùng thử sẽ giúp Doanh nhiệp tự trả lời cho mình về yêu cầu các tính năng cần thiết
Có lẽ, câu hỏi này chính là trọng tâm của việc Doanh nghiệp tiếp thị sẽ tiến hành sử dụng công cụ hay không. Thực hiện báo cáo về biểu hiện, tình trạng hay kết quả của chiến dịch nội dung trên mạng xã hội là việc cần thiết để đưa ra các điều chỉnh, kế hoạch dự án sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Để bảng báo cáo đạt được mức tin cậy cao và thuyết phục thì số liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Nếu như công cụ quản trị truyền thông có thể tự động cập nhật, thống kê và cho ra các bản báo cáo từ đơn giản như số lượng bài đăng, lượt xem cho đến các chỉ số nâng cao như tỷ lệ click, nhân khẩu học người dùng thì sẽ rất hữu dụng và tiết kiệm lượng thời gian đáng kể mà trước đây phải tiêu tốn hàng giờ để tổng hợp.
>>> Đọc thêm: Social listening – Công cụ đảm bảo sức khỏe Doanh nghiệp
Công cụ quản trị truyền thống sẽ tự động hóa báo cáo về những chỉ số quan trọng đến cho Doanh nghiệp
Đối với những tổ chức cung cấp dịch vụ tiếp thị thì họ sẽ thực hiện công việc trên nhiều ứng dụng khác nhau nhưng phổ biến vẫn là Google Drive, Dropbox hoặc One Drive với nhiệm vụ lưu trữ những dữ liệu nội dung để đăng tải. Việc cho phép công cụ quản trị truyền thông truy cập để tiến hành lấy dữ liệu sẽ giảm bớt công sức cho người dùng phải trải qua thêm các bước trung gian không cần thiết. Sự thuận lợi từ tính năng sẽ một trong nhưng yếu tố giúp Doanh nghiệp lựa chọn dễ dàng hơn khi càng nhiều nền tảng được liên kết thì mức hiệu suất của cao hơn.
Với những những phòng ban truyền thông, tiếp thị bận rộn và công việc cần xử lý nhiều thì những tình huống lỗi hệ thống hay công cụ không hoạt động sẽ gây sự chậm trễ và khó chịu nhất định. Dù là vấn đề hiếm khi nào xảy ra và mang tính khách quan nhưng thiệt hại nó gây ra thì không nhỏ chút nào. Lúc này, nếu như giải pháp khắc phục nằm ngoài khả năng của tổ chức thì việc nhận hỗ trợ từ bên cung cấp sẽ giúp khắc phục phần nào khó khăn và để công việc được tiếp tục. Dịch vụ chăm sóc khách hàng được đảm bảo là những tiêu chí để mua và sử dụng công cụ quản trị truyền thông mạng xã hội của Doanh nghiệp tiếp thị vì rằng những rủi ro kỹ thuật sẽ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Do vậy, Doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ lưỡng khi mua hàng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Đánh giá ROI sẽ giúp Doanh nghiệp đánh giá tổng quan quyết định của mình
Khi đã tìm kiếm được công cụ thích hợp để phục vụ trong công việc tiếp thị nội dung của mình, điều tiếp theo có lẽ Doanh nghiệp tiếp thị sẽ phải đánh giá xem liệu mức chi phí đã hoàn toàn xứng đáng. Mặc dù câu hỏi về chi phí cho công cụ nên được đề cập trước tiên, nhưng việc dựa vào giá thành mà ra quyết định mua hàng có thể là sai lầm lớn. Doanh nghiệp có thể dánh giá chỉ số ROI (Return on investment) để đưa ra quyết định của mình. Cụ thể, nếu như chi trả 1000$ cho một công cụ nhưng Doanh nghiệp có lại được mức doanh thu khoảng 1.000.000$ từ việc tối ưu quy trình, phục vụ nhiều hơn khách hàng và giảm thiểu sai sót xảy ra. Rõ ràng, sự chi trả trong trường hợp này là hoàn toàn xứng đáng và những lợi ích khác như thời gian tiết kiệm được sẽ được dùng cho những hoạt động kinh doanh có ích hơn.
Với những câu trả lời được đưa ra nhằm giải quyết cho câu hỏi lớn được nêu ở mở đầu bài viết, các Doanh nghiệp khi tìm kiếm một công cụ quản trị truyền thông sẽ phần nào nắm được những thông tin cần thiết. Các yếu tố quan trọng như tính năng có đúng như nhu cầu, dịch vụ khách hàng hỗ trợ 24/7 hay sự thuận tiện trong công việc sẽ cần được Doanh nghiệp nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn nhất và không vì mức chi phí cao mà đánh đổi đi thời gian cho những tác vụ phức tạp làm giảm hiệu suất.
>>> Xem thêm: Nằm lòng các tips quản trị truyền thông hiệu quả cho Doanh nghiệp