Việc quản trị truyền thông đa nền tảng sẽ đem đến cho Doanh nghiệp những lợi ích vô cùng to lớn. Hãy cùng tìm hiểu các bước để xây dựng một kế hoạch quản trị truyền thông hiệu quả.

Hướng dẫn quản trị truyền thông đa kênh dành cho doanh nghiệp

Hướng dẫn quản trị truyền thông đa kênh dành cho doanh nghiệp

Tại sao Doanh nghiệp cần quản trị truyền thông?

Mỗi Doanh nghiệp khi thành lập đều có mong muốn phát triển lớn mạnh, vươn ra thế giới và khu vực, đạt được những giá trị nhất định trên thị trường . Nhưng để thành công cần có sự góp mặt của nhiều yếu tố như nguồn nhân lực chất lượng, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ công việc, nguồn vốn đầu tư mạnh và một phương thức quản lý truyền thông hiệu quả. Vì vậy, nếu làm tốt công tác quảng cáo truyền thông, công ty sẽ tạo dựng được Thương hiệu ngày càng uy tín và tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng.
>>> Đọc thêm: Quản trị truyền thông toàn diện trên mạng xã hội như thế nào?

Lý do Doanh nghiệp cần phải quản trị truyền thông

Lý do Doanh nghiệp cần phải quản trị truyền thông

Lợi ích quản trị truyền thông đa nền tảng

Tăng độ phủ sóng của Doanh nghiệp

Quản trị truyền thông giúp Doanh nghiệp tăng tần suất xuất hiện

Quản trị truyền thông giúp Doanh nghiệp tăng tần suất xuất hiện

Lợi thế của mạng xã hội đối với Doanh nghiệp là nó cho phép họ xuất hiện ở hầu hết mọi nơi. Trên thực tế, một người bình thường hiện có khoảng 8 tài khoản mạng xã hội. Do đó, Thương hiệu của bạn chỉ cần xuất hiện trên một vài nền tảng truyền thông xã hội là bạn đã có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng. Do đó, truyền thông mạng xã hội là vô cùng hiệu quả, giúp Doanh nghiệp không chỉ tăng phạm vi tiếp cận mà còn nâng cao độ nhận diện Thương hiệu. Ngoài ra, nhờ mạng xã hội (Social Media), việc quảng cáo của các Doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể, các nền tảng như LinkedIn và Twitter, Facebook, Instagram hiện đã có phạm vi tiếp cận lượng người dùng đáng kể, thay vì phải chi nhiều tiền hơn cho quảng cáo trên báo đài, ngoài trời, hay thực hiện phim quảng cáo.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để tối ưu truyền thông mạng xã hội?

Nâng cao uy tín của Thương hiệu

Điều đầu tiên mà khách hàng thường làm trước khi mua hàng là xem trang mạng xã hội của Thương hiệu để xem các đánh giá và xếp hạng sản phẩm. Do đó, lượng tương tác trên trang cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín Thương hiệu của bạn.
Với những lợi ích của phương tiện truyền thông xã hội, các Doanh nghiệp ngày nay có thể kiểm soát việc quản lý danh tiếng của họ. Khi một khách hàng không hài lòng với một sản phẩm hoặc dịch vụ, những khách hàng tiềm năng khác có thể biết bạn sẽ phản ứng như thế nào với tình huống đó.

Tăng lượt giới thiệu

Trong những năm gần đây, mạng xã hội cũng được coi là nền tảng truyền thông trực tuyến hiệu quả nhất. Nói một cách cụ thể, 71% khách hàng cho biết họ đã quyết định mua một sản phẩm thông qua lời giới thiệu trên các nền tảng này. Lợi ích của mạng xã hội này giúp các công ty nâng cao nhận thức về Thương hiệu, đồng thời tăng Doanh thu thông qua việc bán hàng.
Để tăng lượt giới thiệu Doanh nghiệp của bạn trên các trang mạng xã hội, hãy bắt đầu bằng cách cung cấp một sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời. Sau đó, bạn có thể tổ chức các trò chơi nhỏ yêu cầu khách hàng thích, bình luận hoặc chia sẻ cảm nhận của họ khi sử dụng sản phẩm để nhận phần thưởng hấp dẫn.

Xây dựng lòng trung thành

Chia sẻ lại bài viết phản hồi của khách hàng, mạng xã hội giúp bạn giữ chân người theo dõi. Đồng thời, những khách hàng này cũng được xem như những người sẽ giúp quảng bá Thương hiệu của bạn một cách rộng rãi.
Với những lợi ích của phương tiện truyền thông xã hội, các Doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu cuối cùng là lòng trung thành của khách hàng với Thương hiệu.

Lưu ý tính năng của các nền tảng truyền thông

Khi thực hiện quản trị truyền thông trên nhiều nền tảng khác nhau, các nhà quản trị truyền thông cần phải lưu ý đến tính năng đặc thù của những nền tảng đã chọn. Mỗi nền tảng truyền thông sẽ có các tính năng khác nhau. Tuỳ vào mục đích của chiến dịch truyền thông và nhóm khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp các nhà quản trị lựa chọn các nền tảng có tính năng phù hợp
>>> Tham khảo thêm: Những chiến dịch truyền thông Thương hiệu đình đám

6 bước quản trị truyền thông cho Doanh nghiệp hiệu quả

1. Đặt mục tiêu truyền thông

Để chiến dịch truyền thông đạt được hiệu quả cao nhất, bạn phải xác định được mục tiêu của chiến dịch đó là gì (Tăng doanh thu, tăng độ nhận diện Thương hiệu,…). Việc đặt ra mục tiêu sẽ giúp bạn giải quyết được những mong muốn, nhu cầu, vấn đề mà Doanh nghiệp của bạn đang gặp phải. Bên cạnh đó, biết được mục tiêu là gì sẽ giúp bạn đảm bảo được các giai đoạn của chiến dịch sẽ luôn diễn ra đúng tiến độ và hiệu quả để hướng tới việc hoàn thành mục tiêu của chiến dịch đã đặt ra ban đầu.

2. Xác định khách hàng mục tiêu

Một kế hoạch truyền thông thành công không thể thể thiếu việc xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Thông qua việc xác định khách hàng mục tiêu, bạn sẽ biết được mình cần xây dựng nội dung và thông điệp như thế nào để chạm tới khách hàng cũng như tăng độ lan tỏa của Thương hiệu một cách nhanh nhất. Cách tốt nhất để hiểu thật rõ nhóm khách hàng mục tiêu bạn đang hướng tới chính là hãy vẽ một bức chân dung và nêu ra hành vi khách hàng mục tiêu của bạn một cách cụ thể nhất.

>>Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc thấu hiểu khách hàng

3. Xác định thông điệp truyền thông

Doanh nghiệp cần xác định rõ thông điệp trước khi thực hiện chiến dịch
Thông điệp truyền thông chính là cốt lõi của tất cả các chiến dịch truyền thông, một thông điệp truyền thông tốt sẽ khiến khách hàng có cái nhìn thiện cảm hơn đối với Doanh nghiệp. Để có thể đưa ra một thông điệp truyền thông tốt, bạn phải hiểu được nhu cầu của khách hàng để đưa ra những thông điệp có thể thôi thúc họ hành động. Bên cạnh đó, một thông điệp truyền thông cần phải trả lời được câu hỏi của khách hàng “ tại sao họ phải mua sản phẩm của bạn ?”.

Thông điệp truyền thông là yếu tố cốt lõi của chiến dịch

Thông điệp truyền thông là yếu tố cốt lõi của chiến dịch

 

4. Chọn kênh quản trị truyền thông

Tuỳ vào các chiến dịch truyền thông khác nhau, với mỗi nhóm khách hàng mục tiêu và mục đích của chiến dịch đó, các nhà truyền thông sẽ lựa chọn những kênh phù hợp nhất để có thể giúp chiến dịch đạt hiệu quả tối đa. Ví dụ, nếu nhóm khách hàng mục tiêu bạn đang hướng tới là những người có độ tuổi từ 45-60 tuổi, lúc này bạn nên chọn những kênh truyền thông như: Báo chí, truyền hình, radio, thay vì chọn những nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram,…

Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

5. Xác định ngân sách và chiến thuật truyền thông

Một bước không thể thiếu khi thực hiện lên kế hoạch quản lý truyền thông chính là xác định ngân sách của chiến dịch đó, việc xác định ngân sách sẽ giúp bạn biết được những hướng đi phù hợp với số tiền hiện có.
Để tránh tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền” bạn hãy lên cho mình một bảng ngân sách thật chi tiết về những khoản tiền bạn cần phải trả cho các chiến dịch để có thể hoàn thành chiến dịch mà không gặp phải tình trạng thiếu ngân sách.
>>>Tìm hiểu thêm: Top phương pháp quản trị truyền thông hiệu quả

6. Theo dõi và đo lường hiệu suất

Sau khi những chiến dịch truyền thông đã được thực hiện, các nhà quản lý phải liên tục theo dõi và đo lường hiệu suất của những chiến dịch đó để biết được chiến dịch truyền thông có đang đạt hiệu quả cao hay không, từ đó đưa ra biện pháp xử lý nếu chiến dịch đang có hiệu quả không tốt.

>>> Đọc thêm: Đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch truyền thông dịp Tết 2023

Có nên sử dụng dịch vụ quản trị truyền thông từ các công ty bên ngoài

Nếu Doanh nghiệp của bạn vẫn đang loay hoay trong việc quản trị truyền thông hoặc không đủ nhân sự để thực hiện việc này. Bạn có thể tìm hiểu về Kompa
Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh Doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác.
Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air…
Khi sử dụng dịch vụ quản trị truyền thông từ Kompa, các Doanh nghiệp sẽ được tư vấn tận tâm và cung cấp các dữ liệu liên quan đến việc quản trị truyền thông. Bên cạnh đó Kompa sẽ báo cáo và đo lường những chiến dịch quảng cáo của bạn 24/24. Việc này sẽ giúp Doanh nghiệp kiểm soát được độ hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro của các chiến dịch truyền thông.

Kompa giúp Doanh nghiệp thu thập dữ liệu chính xác, nhanh chóng

Kompa giúp Doanh nghiệp thu thập dữ liệu chính xác, nhanh chóng

>>> Đọc thêm: Kompa đang cung cấp cho Doanh nghiệp những dịch vụ nào?

Tổng kết

Bài viết trên đã hướng dẫn các Doanh nghiệp thực hiện kế hoạch quản trị truyền thông trên đa nền tảng một cách căn bản nhất. Nếu các Doanh nghiệp muốn cải thiện việc quản trị truyền thông của mình hãy liên hệ ngay với Kompa.

>> Tìm hiểu thêm: Đâu là lý do các Doanh nghiệp lựa chọn Kompa?

 

<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
Đặt lịch hẹn