Trong bối cảnh chuyển động và biến động của thị trường, việc theo dõi và đánh giá các thay đổi trong hành vi khách hàng trở nên ngày càng quan trọng,. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tình hình tài chính của người tiêu dùng và các thay đổi về hành vi khách hàng trong giai đoạn kinh tế “bất ổn”.

1. Tình Hình Tài Chính của Người Tiêu Dùng Việt

Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) vào tháng 8 năm 2023, mức thu nhập trung bình của người lao động Việt Nam là 7.850.000 đồng/người/tháng, tăng 9,2% so với năm 2022. Mức thu nhập này bao gồm thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khoản thu nhập khác.

Mức chi tiêu trung bình của người lao động Việt Nam là 11.720.000 đồng/người/tháng, tăng 12,1% so với năm 2022. Trong đó, chi tiêu cho lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất, với 47,5%. Tiếp theo là chi tiêu cho nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh chiếm 17,7%; chi tiêu cho giáo dục, đào tạo chiếm 10,9%; chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe chiếm 7,3%; chi tiêu cho văn hóa, giải trí chiếm 6,5%; chi tiêu cho giao thông, đi lại chiếm 5,5%; chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ cá nhân chiếm 2,6%; chi tiêu cho các khoản khác chiếm 2,5%.

Tỷ lệ tiết kiệm của người lao động Việt Nam là 24,4%, giảm 2,3% so với năm 2022. Nguyên nhân chính là do mức thu nhập chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của người lao động.

Có thể thấy, mức thu nhập và chi tiêu của người Việt Nam trong năm 2023 tiếp tục tăng, nhưng tỷ lệ tiết kiệm lại giảm. Điều này cho thấy, người Việt Nam đang dành nhiều tiền hơn cho chi tiêu, đặc biệt là chi tiêu cho lương thực, thực phẩm, nhà ở, giáo dục và y tế.

2. Các thay đổi về hành vi khách hàng trong giai đoạn kinh tế “bất ổn”

Theo báo cáo Xu hướng Tài chính 2023 của Decision Lab, người tiêu dùng Việt đang thể hiện sự thận trọng ngày càng lớn đối với chi tiêu tài chính cá nhân. Với sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chi phí sinh hoạt và giá cả hàng hóa tăng cao, lạm phát làm mất giá tiền tệ, người tiêu dùng đang trải qua tâm trạng bất an về tài chính. Điều này đang thúc đẩy họ trở nên cẩn trọng hơn trong chi tiêu, tiết kiệm, và cẩn trọng hơn trong việc đầu tư.

Decision Lab đã tiến hành khảo sát hơn 1.000 người ở Việt Nam trong tháng 4/2023 về ưu tiên, lựa chọn và động lực tài chính hiện tại, cũng như kỳ vọng về tình hình tài chính trong tương lai. Khi được hỏi về ưu tiên tài chính hiện tại, nhiều hơn một nửa số người tham gia khảo sát (50%) cho biết tiết kiệm để đối mặt với khó khăn bất ngờ là ưu tiên hàng đầu.

Con số này tăng gần 10% so với năm 2022 và cao hơn 3% so với năm 2021, thời kỳ Việt Nam phải đối mặt với đại dịch COVID-19. Đảm bảo an toàn cho gia đình trước những tình huống khẩn cấp đứng ở vị trí thứ hai (48%), tăng lên so với chỉ 33% trong 12 tháng trước.

Nghiên cứu kỳ vọng tài chính của Decision Lab

Nghiên cứu kỳ vọng tài chính của Decision Lab

2.1 Tiết kiệm được ưu tiên, đảm bảo tài chính gia đình

Trong năm 2023, 41% người dân hy vọng sẽ đảm bảo tương lai tài chính ổn định thông qua đầu tư, tăng 10% so với năm 2022. Mặc dù khái niệm đầu tư không còn mới lạ, hành vi khách hàng và việc chấp nhận rủi ro vẫn giảm mạnh. Số người sẵn lòng chấp nhận rủi ro từ ‘cao’ đến ‘rất cao’ để đạt được mức tăng trưởng vốn đáng kể giảm một nửa, từ 18% xuống chỉ còn 9%, trong 12 tháng qua.

Hơn 19% số người không muốn chấp nhận rủi ro, khoảng 32% người tiêu dùng lựa chọn đầu tư an toàn, và chỉ 23% sẵn sàng chấp nhận rủi ro vừa phải khi đầu tư. Kết hợp với tỷ lệ tiết kiệm vì thế tỷ lệ tiết kiệm cũng giảm do mức thu nhập chưa đáp ứng đủ các nhu cầu và chi tiêu của người lao động. Do đó, các khoản đầu tư an toàn đã tăng vọt trong 12 tháng qua. Số người mở tài khoản tiết kiệm/tích luỹ tăng gần gấp đôi, từ 37% vào năm 2022 lên 62% vào năm 2023. Tỷ lệ người đầu tư vào chứng khoán cũng tăng từ 21% lên 33%.

Nghiên cứu các khách hàng chấp nhận rủi ro đầu tư 2023

Nghiên cứu các khách hàng chấp nhận rủi ro đầu tư 2023

2.2 Người tiêu dùng trở nên thận trọng hơn với tài chính cá nhân

Dự kiến, theo khảo sát hành vi khách hàng, người tiêu dùng vẫn sẽ tiếp tục giữ thái độ thận trọng với tình hình tài chính cá nhân trong tương lai. Gần một nửa số người được hỏi đã đầu tư vào tài khoản tiết kiệm, vàng và cổ phiếu cho biết sẽ đầu tư nhiều hơn cho các sản phẩm tài chính này trong 12 tháng tới.

Dự đoán các khoảng đầu tư vào 12 tháng tiếp theo

Dự đoán các khoảng đầu tư vào 12 tháng tiếp theo

Ông Thue Quist Thomasen, CEO của Decision Lab, nhận xét về báo cáo, cho biết: “Khi thị trường đầy biến động, giá thực phẩm tăng, giá nhà giảm, và thị trường việc làm không ổn định, người tiêu dùng sẽ tìm đến những sản phẩm tài chính đảm bảo an toàn cho họ và gia đình. Vì vậy, các sản phẩm đầu tư rủi ro thấp trở nên hấp dẫn hơn trong thời điểm hiện tại.

3. Giải pháp Social Listening nghiên cứu thay đổi trong hành vi khách hàng cùng Kompa

Kompa, một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data), đã thành công trong việc cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu đặc biệt và trang bị khách hàng những “insight” quý báu. Với sứ mệnh tối ưu hóa hoạt động Marketing và truyền thông Kompa không chỉ là một đối tác, mà còn là người đồng hành đáng tin cậy.

Các giải pháp mà Kompa cung cấp, bao gồm công cụ Social listening nhiều sản phẩm dịch vụ khác. Trong số đó, lắng nghe mạng xã hội giúp phân tích dữ liệu mạng xã hội, nghiên cứu các thay đổi trong hành vi khách hàng, đi qua các bước: Theo dõi – Đánh giá – Phân tích. Social Listening giúp đo lường nhận diện Thương hiệu, đo lường hiệu quả truyền thông, quản trị Thương hiệu và cảnh báo thông tin nhạy cảm.

Giải pháp đến từ Kompa

Giải pháp đến từ Kompa

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Kompa đã đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp từ vừa đến lớn như Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp Phát, Shopee, Vietjet Air. Kompa không chỉ giúp doanh nghiệp hoàn thiện mục tiêu quản trị Thương hiệu và truyền thông, mà song song còn mang lại sự hài lòng cho đối tượng khách hàng tiềm năng, nâng tầm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

4. Kết

Trong bối cảnh giai đoạn kinh tế lao dốc, nắm bắt kịp thời thay đổi về hành vi khách hàng là bước đi cần thiết để thích ứng và tồn tại của Thương hiệu. Khả năng thích ứng nhanh chóng với sự biến động của thị trường, sự thận trọng trong chi tiêu và lựa chọn đầu tư an toàn đã trở thành những nét đặc trưng của người tiêu dùng trong giai đoạn khó khăn này. Điều này không chỉ tạo ra thách thức cho Doanh nghiệp mà còn mở ra cơ hội phát triển mới. Thông qua theo dõi mạng xã hội, Doanh nghiệp có thêm giải pháp nghiên cứu phân tích thay đổi hành vi khách hàng. Và Kompa là một trong những đối tác có kinh nghiệm dày dặn, cung cấp giải pháp Social Listening tối ưu phù hợp với từng Doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Các công cụ lắng nghe mạng xã hội hiệu quả cho Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn