Theo xu hướng phát triển kinh tế số hiện nay, nhiều Doanh nghiệp đang mong muốn tăng thêm nhận thức và tiếp cận đến khách hàng của mình trên các nền tảng Social Media. Việc xuất hiện trên nền tảng số không chỉ mang lại lợi ích mà còn tiềm ẩn các rủi ro trước các luồng phản hồi tiêu cực từ dư luận. Để giải quyết vấn đề này, bài viết sẽ giải thích tại sao Doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý Thương hiệu trực tuyến, trong đó có công cụ lắng nghe mạng xã hội Social Listening.

Social Listening

Xuất hiện trên các nền tảng số giúp Doanh nghiệp gia tăng mức độ nhận diện Thương hiệu

Sự phát triển của mạng xã hội và tác động của nó lên Doanh nghiệp

Trong lĩnh vực kinh doanh, truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến, và tin tức giữa các cá nhân hoặc nhóm người, nhằm mục đích giao tiếp, tạo kết nối, và nâng cao sự hiểu biết. Nó thực hiện qua nhiều kênh khác nhau như truyền thông đại chúng, truyền thông mạng xã hội.Truyền thống giúp, quảng bá Thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, và tạo dựng mối quan hệ uy tín với khách hàng.

Nhìn lại những năm 80, thời kỳ thông tin được truyền thông chủ yếu qua truyền miệng, truyền hình, in ấn và radio. Truyền thông giới hạn ở video, âm thanh và bài báo với chi phí rất đắt đỏ. Bước sang thế kỷ 21, với sự bùng nổ internet và các nền tảng Social Media, mỗi ngày chúng ta nhận hàng nghìn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Với chiếc smartphone trên tay ta đã có thể tiếp cận thông tin qua nhiều kênh như Facebook, Zalo, Instagram, trang báo mạng, thương mại điện tử… Với sự góp mặt của mạng xã hội, công việc truyền thông trong thời đại công nghệ số đã trở nên đa dạng, phức tạp hơn trước kia.

Doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý truyền thông hiệu quả nếu Thương hiệu xuất hiện trên nhiều nền tảng

Doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý truyền thông hiệu quả nếu Thương hiệu xuất hiện trên nhiều nền tảng

Có nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến Thương hiệu trên mạng xã hội, không chỉ ở những tình huống đối mặt khủng hoảng. Với việc có nhiều nền tảng và hàng triệu người dùng sử dụng nhiều tài khoản khác nhau, Thương hiệu sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi đối tượng mục tiêu ở đâu. Nội dung trên mạng xã hội được tối ưu hóa theo sở thích cá nhân, khiến cho Thương hiệu khó xác định đối tượng khách hàng của mình đang quan tâm đến nội dung gì hàng ngày.

Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trên mạng xã hội ngày càng gay gắt, với nhiều hoạt động quảng bá được công khai hoặc chỉ hiển thị đối với khách hàng tiềm năng. Thương hiệu sẽ khó để theo dõi thông tin và xu hướng ngành hàng, cạnh tranh trên mạng xã hội. Thêm vào đó, mạng xã hội là thế giới mở, cho phép mọi người tự do thể hiện ý kiến và phản hồi. Thương hiệu sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập và nắm bắt thông tin để tương tác với khách hàng, khi phản hồi có tính tiêu cực cao bị lan truyền thông qua báo chí và hình thành hội nhóm anti. Đó cũng là lúc khủng hoảng truyền thông bùng nổ.

Nguyên nhân khiến quản lý Thương hiệu trực tuyến luôn trở nên khó khăn và không hiệu quả

Có một số nguyên nhân khiến quản lý Thương hiệu trực tuyến trở nên khó khăn và không hiệu quả như:

  • Sự đa dạng nền tảng: Thị trường trực tuyến có nhiều nền tảng khác nhau và mỗi nền tảng đều đòi hỏi chiến lược và quản lý riêng biệt. Việc theo kịp và tối ưu hóa hiệu suất trên nhiều nền tảng có thể là một thách thức cho Doanh nghiệp.
  • Tốc độ cập nhật thông tin nhanh: Môi trường trực tuyến cho phép người dùng phản hồi nhanh chóng và công khai về sản phẩm và dịch vụ. Việc quản lý Thương hiệu cần phải đối mặt với các tình huống tiêu cực và giải quyết chúng trước khi chúng lan rộng, có thể ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thương hiệu.
  • Luôn xuất hiện các xu hướng mới nhanh chóng : Xu hướng trực tuyến thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi sự nhạy bén và sẵn sàng điều chỉnh chiến lược Thương hiệu. Sự chậm trễ có thể dẫn đến việc mất kịp xu hướng và sự quan tâm của khách hàng.
  • Sự đa dạng từ các đối thủ cạnh tranh: Môi trường kinh doanh trực tuyến rất đa dạng với nhiều Thương hiệu cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Để có thể nổi bật hơn cả, Thương hiệu cần phải không ngừng đổi mới và cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng.
  • Quản lý nội dung: Tạo và duy trì nội dung chất lượng trên nhiều nền tảng và kênh trực tuyến đòi hỏi sự chăm sóc và quản lý tốt. Quá trình này có thể trở nên phức tạp và đòi hỏi nguồn tài nguyên tư liệu lớn.

Không theo kịp xu hướng, quản lý nội dung kém,... khiến việc truyền thông Thương hiệu kém hiệu quả

Không theo kịp xu hướng, quản lý nội dung kém,… khiến việc truyền thông Thương hiệu kém hiệu quả

Đưa Thương hiệu lên mạng xã hội: Thuận lợi và bất lợi gì?

Thuận lợi

  • Tiếp cận rộng rãi: Mạng xã hội là nơi quy tụ hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Đây là cơ hội để Thương hiệu tiếp cận một đối tượng khách hàng tiềm năng lớn.
  • Tương tác trực tiếp: Thương hiệu có thể tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua bình luận, tin nhắn và phản hồi nhanh chóng. Điều này tạo ra một môi trường gần gũi và mang lại sự tin tưởng cho khách hàng.
  • Xây dựng tương tác với khách hàng: Việc đưa Thương hiệu lên mạng xã hội cho phép tương tác với khách hàng không chỉ trong thời điểm mua hàng mà còn ở những thời điểm khác, giúp xây dựng một mối quan hệ trung lập và bền vững.

Bất lợi

  • Quản lý thời gian và nội dung: Đưa Thương hiệu lên mạng xã hội đòi hỏi quản lý thời gian và tạo ra nội dung liên tục. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và nguồn lực.
  • Quản lý khủng hoảng truyền thông: Một số trường hợp, Thương hiệu có thể đối mặt với tiêu cực phản hồi hoặc các vấn đề khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và nhanh nhẹn trong việc giải quyết tình huống.
  • Phụ thuộc vào nền tảng MXH: Các nền tảng mạng xã hội có thể thay đổi quy định và thuật toán bất kỳ lúc nào, đây là yếu tố không thể kiểm soát và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp cận.

Việc đưa Thương hiệu lên mạng xã hội mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời đòi hỏi sự cân nhắc và quản lý cẩn thận. Thương hiệu cần xác định rõ mục tiêu và tài nguyên cần thiết trước khi bước chân vào không gian mạng xã hội để đảm bảo sự thành công và bền vững.

Vai trò Social Listening trong quản lý Thương hiệu trên Social Media

Social Listening giúp Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cuộc trò chuyện xung quanh Thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mà họ đang cung cấp. Đây là nguồn dữ liệu người tiêu dùng quý báu, mà Doanh nghiệp có thể sử dụng để đánh giá nhận thức về Thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Cụ thể, Social Listening mang lại những lợi ích cho Doanh nghiệp như:

  • Phân tích hiệu quả chiến dịch truyền thông: Cung cấp phản hồi về cách một chiến dịch tiếp thị cụ thể tương tác với khán giả trên mạng xã hội.
  • Nghiên cứu thị trường và đối thủ: Hiển thị thông tin sâu sắc về những gì đối thủ đang làm, dựa trên cuộc trò chuyện trên các nền tảng xã hội. Hỗ trợ Doanh nghiệp lắng nghe cuộc thảo luận về lĩnh vực kinh doanh của mình.
  • Quản trị danh tiếng Thương hiệu: Cho phép Doanh nghiệp theo dõi và quản lý các nguồn thảo luận tiêu cực.
  • Nắm bắt insight và xu hướng social media để sáng tạp nội dung

Dữ liệu thu thập được từ quá trình lắng nghe và theo dõi mạng xã hội giúp Doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược đối mặt với các thách thức. Ví dụ, nếu cuộc trò chuyện xung quanh một chiến dịch tiếp thị mang tác động tiêu cực, Doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến dịch hiện tại hoặc tạo ra chiến dịch mới mang lại hiệu quả tích cực trong tương lai.

Ngược lại, nếu cuộc trò chuyện xoay quanh đối thủ cạnh tranh với ý kiến tích cực, Doanh nghiệp có thể học hỏi và áp dụng những hành vi tích cực từ đối thủ cạnh tranh. Việc thu thập thông tin từ cuộc trò chuyện trên mạng xã hội là một cách hiệu quả để đánh giá cảm xúc và phản ứng thực tế của khán giả.

Xem thêm >>> 6 bước nắm bắt Insight người tiêu dùng hiệu quả

Dữ liệu thu thập được từ quá trình lắng nghe và theo dõi mạng xã hội giúp Doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược tốt hơn

Dữ liệu thu thập được từ quá trình lắng nghe và theo dõi mạng xã hội giúp Doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược tốt hơn

Lắng nghe mạng xã hội cùng Kompa

Hiện nay, trên thị trường, Doanh nghiệp Kompa là đơn vị đang cung cấp giải pháp Social Listening với mức độ bảo mật cao cùng với khả năng cung cấp linh hoạt dịch vụ tùy vào nhu cầu cơ bản, nâng cao hoặc cao cấp đến từng đối tượng khách hàng. Những lợi ích thiết thực phải kể đến là tối ưu hóa hoạt động truyền thông và nâng tầm quản trị Thương hiệu. Doanh nghiệp sẽ tự tin nắm vững phương pháp quản trị Thương hiệu trực tuyến hiệu quả.

Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air….

Kết

Doanh nghiệp có thể quản lý Thương hiệu tốt thì có thể sẽ tránh được những khủng hoảng không đáng có. Để có được hiệu quả tốt hơn thì sự hỗ trợ của công nghệ là điều thiết yếu và công cụ Social Listening hứa hẹn sẽ là giải pháp mà nhiều Doanh nghiệp đang tìm kiếm.

Tìm hiểu thêm >>> Lợi ích khi nghiên cứu Hành vi khách hàng

<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
Đặt lịch hẹn