Bài viết này sẽ đưa bạn vào hành trình khám phá thế giới Insight khách hàng trong ngành thời trang. Thời trang không chỉ đơn thuần về việc tạo ra những bộ quần áo đẹp mắt, mà còn về cách thời trang ảnh hưởng, tương tác và kết nối với những người mặc chúng. Tìm hiểu vì sao Insight khách hàng là yếu tố quyết định giúp Thương hiệu thời trang tạo nên sự khác biệt và thành công.

1. Tình hình ngành thời trang Việt Nam

Tương tự như các quốc gia khác trên thế giới, ngành công nghiệp thời trang tại Việt Nam đã bắt đầu chững lại từ cuối năm 2022 và vẫn tiếp tục trong năm 2023. Theo Báo cáo Thị trường Thời trang Việt Nam năm 2023 từ công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, thị trường thời trang tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng ổn định cho đến năm 2021 và có dấu hiệu đi xuống từ cuối năm 2022.

Cụ thể theo Innovative Hub, ngành thời trang Việt Nam được phân chia thành nhiều phân khúc, từ thời trang cao cấp, thời trang thể thao, thời trang đường phố đến thời trang công sở và thời trang dạo phố. Ngoài ra, thị trường thời trang Việt Nam còn đang chứng kiến sự di chuyển từ các Thương hiệu nước ngoài sang các Thương hiệu nội địa. Đáng chú ý, các Thương hiệu thời trang Việt Nam đang ngày càng nhận được sự ưa chuộng và tin tưởng từ phía khách hàng.

Thêm vào đó, thị trường đang nhận thấy sự chuyển động từ Thương hiệu quốc tế sang Thương hiệu Việt Nam và xu hướng thời trang bền vững đều đang đóng vai trò quan trọng trong cả ngành. Công nghệ và mạng xã hội đóng góp vào sự hấp dẫn của thị trường thời trang, tạo điều kiện cho việc tiếp cận khách hàng và tăng cường xu hướng mua sắm trực tuyến.

Ngành thời trang Việt Nam được phân chia thành nhiều phân khúc, đa dạng và nổi bật từ nội địa đến ngoài nước

Ngành thời trang Việt Nam được phân chia thành nhiều phân khúc, đa dạng và nổi bật từ nội địa đến ngoài nước

2. Dự đoán xu hướng phát triển ngành thời trang

Sự gia tăng mạnh mẽ về mua sắm trực tuyến thúc đẩy phát triển thị trường thời trang, khi cả Thương hiệu quốc tế và nội địa mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, hướng đến đa dạng và sự phù hợp với nhiều phong cách, sử dụng công nghệ mới để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Dự đoán về xu hướng phát triển thời trang tại Việt Nam (theo Innovative Hub)

Để cạnh tranh và phát triển bền vững, ngành thời trang cần tăng cường chất lượng sản phẩm, đầu tư nghiên cứu, đào tạo nhân lực, quản lý bản quyền và chống hàng giả. TikTok Shop góp phần làm tăng doanh thu thời trang trực tuyến lên 38.500 tỷ đồng trong năm qua. Trên Shopee, doanh số bán hàng quý III/2023 đạt 14.000 tỷ đồng, chủ yếu từ lĩnh vực sắc đẹp, nhà cửa và đời sống, cùng thời trang nữ.

Số liệu nghiên cứu từ Metric về doanh thu trên các sàn TMĐT về ngành thời trang

Số liệu nghiên cứu từ Metric về doanh thu trên các sàn TMĐT về ngành thời trang

2.1 Tình hình kinh tế và tiềm năng phát triển

Trong những năm vừa qua như số liệu đã vừa nhắc đến, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử và tiêu dùng. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang.

Thị trường thời trang Việt Nam vẫn có tiềm năng rất lớn, nhờ sự phát triển của nền kinh tế và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất thời trang Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để nâng cao sự cạnh tranh với các Thương hiệu quốc tế, thông qua việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm và mở rộng năng lực sản xuất.

2.2 Thay đổi về hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Mua sắm thời trang đã trải qua biến đổi lớn từ cửa hàng truyền thống sang môi trường trực tuyến, đặc biệt là thông qua các trang thương mại điện tử và ứng dụng mua sắm. Người tiêu dùng hiện có khả năng nhanh chóng nghiên cứu và so sánh sản phẩm, quyết định mua sắm dễ dàng hơn. Thương hiệu cần tận dụng công nghệ để tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch và thu hút sự chú ý từ khách hàng, đặc biệt qua ảnh hưởng của mạng xã hội.

2.3 Xu hướng sản xuất bền vững

Các Thương hiệu thời trang Việt đang chuyển đổi để tập trung sản xuất bền vững và khuyến khích tái chế, giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Từ năm 2016, xu hướng thời trang bền vững ở Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. CoupleTX, Thương hiệu hàng đầu, đặt dấu ấn trong xu hướng này với sản phẩm từ bã cà phê và vải tái chế polyester.

Xu hướng sản xuất bền vững

Xu hướng sản xuất bền vững

2.4 Cạnh tranh với Thương hiệu quốc tế

Thị trường thời trang Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự xuất hiện của hơn 200 Thương hiệu thời trang quốc tế, từ trung bình đến cao cấp (Chanel, Giovanni, Mango, Zara, H&M, Uniqlo, Warehouse, Topshop, CK, Nike, Levi’s…). Những Thương hiệu này ngày càng chiếm ưu thế trong lòng người tiêu dùng Việt. Để cạnh tranh, các nhà sản xuất thời trang Việt Nam đang tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và mạnh mẽ quảng bá Thương hiệu.

3. Tầm quan trọng của insight trong ngành thời trang

Insight khách hàng là yếu tố quan trọng trong ngành thời trang, mang lại hiểu biết sâu sắc về thị hiếu và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Phân tích dữ liệu theo Melwater là không thể thiếu để Thương hiệu thời trang nhanh chóng đáp ứng xu hướng và đưa ra sản phẩm mới.

Các Thương hiệu thời trang toàn cầu đang đặt trọng tâm vào nghiên cứu thị trường và hành vi khách hàng để tận dụng insight khách hàng. Tập trung vào giải pháp thu thập và phân tích dữ liệu giúp Doanh nghiệp rút ra những hiểu biết quan trọng, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và đồng bộ hóa với xu hướng mới, quan trọng trong bối cảnh ngành thời trang đang phát triển.

Insight khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành thời trang

Insight khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành thời trang

4. Cách tìm Insight khách hàng trong ngành thời trang

1. Xác định mục tiêu, thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng

Trước khi có thể tìm insight khách hàng, Doanh nghiệp cần xác định những gì muốn đạt được và cách theo dõi tiến trình này. Doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng, sự hài lòng, lòng trung thành hoặc nhận thức về Thương hiệu của khách hàng. Doanh nghiệp cũng cần xác định các mục tiêu của mình, chẳng hạn như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ giữ chân, NPS hoặc mức độ tương tác trên mạng xã hội. Bằng cách đặt ra các mục tiêu và số liệu rõ ràng, Doanh nghiệp có thể điều chỉnh các insight với kết quả mong muốn.

Để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng, Doanh nghiệp cần thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, như khảo sát, phỏng vấn, nhóm tập trung, đánh giá trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội, phân tích trang web hoặc nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp và công cụ khác nhau như Social Listening để thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng từ các nền tảng, phần mềm trực tuyến, với mục đích là xác định và hiểu biết sâu sắc về các mẫu mã, xu hướng hiện nay. Thông tin này sẽ hỗ trợ quyết định và hành động trong quá trình thiết kế sản phẩm mới.

Doanh nghiệp có thể khám phá kiểu dáng, màu sắc, loại vải hoặc đặc điểm mà khách hàng ưa chuộng, cũng như nắm bắt những thách thức hoặc cảm xúc mà họ trải qua khi nghĩ về hình ảnh Thương hiệu của Doanh nghiệp.

2. Triển khai và kiểm tra insight khách hàng

Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, Doanh nghiệp cần tích hợp thông tin này vào quá trình thiết kế thời trang từ ý tưởng, mẫu đến sản xuất và tiếp thị. Để kiểm tra thông tin, Doanh nghiệp sử dụng các phương pháp như thu thập phản hồi và trải nghiệm sử dụng từ khách hàng, với mục tiêu xác thực ý tưởng, đánh giá hiệu suất và tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ dựa trên ý kiến của người tiêu dùng.

3. Theo dõi và lập báo cáo customer insight

Bước cuối cùng là theo dõi và lập báo cáo insight khách hàng đối với quá trình và kết quả cho mẫu thiết kế thời trang của Doanh nghiệp. Theo dõi và đo lường KPI theo thời gian, so sánh chúng với các mục tiêu đề ra, đồng thời báo cáo những phát hiện mới và đề xuất hướng đi từ những insight này. Mục đích là để truyền đạt kết quả, học hỏi từ những thành công và thất bại của mình, đồng thời xác định những cơ hội và thách thức mới cho Doanh nghiệp.

Xem thêm: Các lợi ích khi nắm bắt được insight khách hàng

5. Case Study insight điển hình trong ngành thời trang

5.1 Thời trang xa xỉ

Chanel - một trong những hãng thời trang hàng đầu thế giới

Chanel – một trong những hãng thời trang hàng đầu thế giới

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu những insight quan trọng mà chúng ta có thể học từ chiến lược tiếp thị của Chanel – Hãng thời trang hàng đầu thế giới từ những năm đầu của thế kỷ 20 đến nay luôn đứng vững trên thị trường vì luôn đi theo các ý tưởng và insight sau:

  • Định hình Thương hiệu: Chanel nổi tiếng với các bộ sưu tập trang phục và thời trang cao cấp, cũng như các sản phẩm sang trọng khác như đồng hồ, nước hoa, túi xách, kính râm và trang sức cao cấp.
  • Đối tượng mục tiêu: Thương hiệu này phổ biến trên khắp thế giới và được mặc như một biểu tượng của sự giàu có và tinh hoa bởi những người thuộc tầng lớp thượng lưu.
  • Chanel nổi tiếng với chiến lược sản xuất phiên bản giới hạn thay vì hàng loạt, tập trung vào sản phẩm sang trọng từ nguyên liệu quý và ưa chuộng màu đen và be trong thiết kế. Các sản phẩm độc đáo như bộ đồ Chanel, nước hoa No. 5 de Chanel và chiếc váy đen nhỏ là điển hình. Đặc biệt, Chanel cam kết không sử dụng da hoặc lông động vật để bảo vệ môi trường.
  • Chanel không chỉ nổi tiếng với các bộ sưu tập thời trang và trang sức hàng độc đáo, mà còn gây ấn tượng với chiến lược quảng bá và nội dung sáng tạo nhằm duy trì sức ảnh hưởng sâu rộng vào giới trẻ. Họ tận dụng các kênh truyền thông xã hội với hàng triệu người theo dõi, đặc biệt là trên YouTube với 2,27 triệu người đăng ký. Nội dung của Chanel tập trung vào câu chuyện của mình và quảng bá sản phẩm một cách mạnh mẽ.
  • Thương hiệu tạo liên kết mạnh mẽ trên mạng xã hội, chủ động theo dõi xu hướng tiêu thụ nội dung của khách hàng. Mục tiêu là duy trì sự hiện diện ổn định trên các nền tảng mà khách hàng thường xuyên sử dụng. Điều này thể hiện qua việc chia sẻ câu chuyện lịch sử của Thương hiệu, lấy cảm hứng từ phản hồi của khách hàng và tạo ra các dự án độc đáo như ‘Inside Chanel’, khám phá về cuộc sống và sự nghiệp của Coco Chanel.

5.2 Thời trang nhanh và thời trang thường thức

Fast fashion, hay còn gọi là thời trang nhanh, là thuật ngữ chỉ những sản phẩm thời trang được sản xuất nhanh chóng để đáp ứng xu hướng mới. Ý tưởng được lấy từ các buổi trình diễn thời trang và quá trình sản xuất diễn ra với tốc độ cao để nhanh chóng có mặt trên kệ cửa hàng, mang lại cho người tiêu dùng cơ hội mua sắm theo xu hướng với giá cả hợp lý.

Zara được biết đến như một hãng “thời trang nhanh” phổ biến

Zara được biết đến như một hãng “thời trang nhanh” phổ biến

Ví dụ điển hình là Zara – Thương hiệu này sau nhiều năm phát triển đã định vị được mình là một hãng fast fashion vào năm 1990. Từ đó, Zara đã đạt được thành công lớn nhờ khai thác các insight sau:

  • Người tiêu dùng luôn cảm thấy muốn mua đồ mới: Thương hiệu đã luôn cập nhật mẫu mã theo mùa, theo dịp đặc biệt. Yếu tố Insight này giúp bảo đảm rằng bộ sưu tập của Zara luôn cập nhật theo xu hướng mới nhất hiện tại. Với nhiều phong cách có sẵn: Thay vì bán nhiều hơn từng kiểu riêng lẻ, Zara liên tục tung ra các bộ sưu tập mới, cụ thể là cứ 2 lần mỗi tuần.
  • Hiệu ứng FOMO: Zara bán số lượng ít cho từng mặt hàng, nhưng luôn có mặt hàng mới đang chờ đợi để được tung ra, nếu khách hàng bỏ lỡ món đồ yêu thích thì chỉ có thể chờ cập nhật xu hướng mới.

Kết quả là, bộ sưu tập từ Zara luôn linh hoạt, mới mẻ và cho phép khách hàng luôn có “diện mạo” độc đáo dù Zara là một nhà bán lẻ có quy mô hàng loạt.

Tìm hiểu thêm: Sử dụng năng lực đồng cảm để tìm kiếm insight khách hàng

5.3 Thời trang trong thể thao

Adidas ngày nay là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quần áo và giày thể thao. Vậy Insight khách hàng của Adidas là gì?

Adidas - một trong những Thương hiệu thời trang thể thao nổi tiếng nhất thế giới

Adidas – một trong những Thương hiệu thời trang thể thao nổi tiếng nhất thế giới

Từ năm 1960, Adidas được biết đến như một trong những hãng giày thể thao lớn nhất thế giới, đã sớm định hình và thấu hiểu insight khách hàng của mình:

  • Định hình Thương hiệu: Adidas sớm đã định hình được tệp khách hàng và là sự lựa chọn chất lượng, có liên kết mạnh mẽ đến bộ môn chạy bộ và họ đã làm rất tốt trong việc khai thác phân khúc khách hàng này. Từ các vận động viên chuyên nghiệp cho đến những khách hàng yêu thích bộ môn chạy bộ
  • Đối tượng mục tiêu:
    • Vận động viên và người không chuyên yêu thích thể thao. Tuổi từ 14 đến 40 là nhóm chính, nhưng Thương hiệu cũng có sản phẩm cho trẻ em.
    • Tập trung nhiều nhất ở khu vực EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi).
    • Mở rộng tiếp cận phái nữ, thể hiện qua các chiến dịch khích lệ phụ nữ tham gia các hoạt động thể thao.
  • Mở rộng tệp khách hàng: Sau đó, Adidas bắt đầu tập trung bành trướng sự quy mô của mình, nắm bắt xu hướng và thời đại bằng việc mở rộng tệp khách hàng ở các môn thể thao khác như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền cho đến Adidas Golf, một sub-brand dành riêng cho bộ môn Golf. Ngoài ra, với xu hướng sử dụng “sneaker” như một “fashion item”, Adidas luôn cải tiến và cho ra mắt những sản phẩm với thiết kế thời thượng và bắt mắt.
  • Adidas ưu tiên chiến lược số hóa với trải nghiệm người tiêu dùng cao cấp, sử dụng dữ liệu và công nghệ để hiểu rõ khách hàng và tạo chiến lược kinh doanh sáng tạo. Thông tin từ các nền tảng số giúp Adidas kể câu chuyện phù hợp và đáp ứng nhanh chóng, đồng thời tạo môi trường làm việc hiệu quả.

Adidas sở hữu thị phần tại hơn 160 quốc gia, với nhiều cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Doanh số bán hàng chủ yếu tập trung ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Thương hiệu có mặt tại các thành phố lớn trên thế giới. Khách hàng của Adidas cũng quan tâm đến thời trang và thích hợp tác với các người nổi tiếng và nhà thiết kế.

Người tiêu dùng Adidas thường là những người tích cực, mạo hiểm, sống ở thành phố và có thu nhập từ trung bình đến cao. Thương hiệu đang tập trung vào việc sử dụng nhựa tái chế từ đại dương cho sản phẩm giày dép của mình, phản ánh xu hướng quan trọng về bảo vệ môi trường.

5.4 Ý tưởng tham khảo dành cho Thương hiệu

Từ những case study trong ngành thời trang, chúng ta rút ra được nhiều ý tưởng tham khảo:

  1. Xây dựng Thương hiệu mạnh mẽ đòi hỏi khả năng kể chuyện, sự độc đáo trong thiết kế, và hợp tác sáng tạo với nghệ sĩ. Tập trung vào tính độc quyền của sản phẩm để tạo cảm giác mong muốn. Xây dựng cộng đồng qua mạng xã hội và sự kiện cũng là chìa khóa quan trọng để củng cố sự trung thành của khách hàng.
  2. Các Thương hiệu “fast fashion” có thể luôn phát triển sản phẩm mang tính “ngắn hạn” với số lượng vừa phải. Sau đó tiếp tục đổi mới các mẫu mã sản phẩm để thu hút được nhiều khách hàng với những sở thích khác nhau, và luôn dẫn đầu xu hướng.
  3. Phân loại khách hàng mục tiêu để nghiên cứu nhu cầu và sở thích riêng biệt, giúp Thương hiệu nắm bắt thêm nhiều cơ hội để mở rộng thị trường. Ngoài ra, việc chú trọng vào bảo vệ môi trường, sử dụng nhựa tái chế từ đại dương cho sản phẩm giày dép, làm tăng thiện cảm từ người tiêu dùng đối với Thương hiệu, duy trì hình ảnh Thương hiệu tích cực.

Kết

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu Insight khách hàng trong ngành thời trang, các Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về cách tìm insight và một số ví dụ cụ thể về insight trong ngành thời trang từ đó phát triển sản phẩm và chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Việc này không chỉ giúp tạo sự kết nối chặt chẽ với khách hàng mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự thành công và phát triển bền vững của Thương hiệu thời trang.

Về lĩnh vực này, Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như : Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air….

Xem thêm: Insight khách hàng là gì? Các bước tìm Insight hiệu quả

<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
Đặt lịch hẹn