Với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội, thì sự cạnh tranh của các Thương hiệu ngày càng trở nên gay gắt hơn. Việc tạo ra một Thương hiệu có thể nổi bật giữa những Thương hiệu đã có tên tuổi trở nên khó khăn hơn. Bài viết này sẽ đề cập đến 8 thách thức quản trị truyền thông mạng xã hội mà các Doanh nghiệp hay gặp.

Top 8 thách thức đối với Doanh nghiệp

1.Tỷ lệ tương tác giảm

Các nền tảng mạng xã hội là phương tiện để Doanh nghiệp tương tác, giữ chân khách hàng và thu hút các khách hàng tiềm năng. Ngày càng nhiều Doanh nghiệp quan tâm đến các hoạt động truyền thông mạng xã hội. Do đó, những Doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm, đầu tư vào các kênh truyền thông mạng xã hội có nguy cơ bị giảm tương tác.

Sụt giảm tỉ lệ tương tác là mối lo âu cũng nhiều người làm media

Sụt giảm tỉ lệ tương tác là mối lo âu cũng nhiều người làm media

Hiện tượng giảm lượng tương tác không chỉ xảy ra trên nhiều nền tảng: Twitter, Facebook, Instagram, Tiktok,… Việc mở rộng phạm vi lan tỏa thông điệp, dịch vụ, sản phẩm và thu hút tương tác trở nên càng khó khăn hơn nữa nếu như Doanh nghiệp không cho chạy những quảng cáo có trả phí kết hợp với nội dung không trả phí (nội dung tự sáng tạo).

Giải pháp cho thử thách này chính là:

  • Doanh nghiệp tự đánh giá các bài đăng, các hoạt động được nhiều tương tác nhất, lý do vì đâu mà những nội dung này thu hút nhiều tương tác vậy. Từ đó tìm ra điểm chung của các nội dung này bao gồm thời gian, chủ đề, loại bài, định dạng văn bản, hình ảnh, giọng văn …
  • Tập trung vào việc xây dựng nội dung có thể thu hút, giữ chân các khách hàng, cộng đồng nhóm, dư luận đang theo dõi Thương hiệu . Điều này đòi hỏi cần tìm hiểu nội dung khách hàng quan tâm thông qua các câu hỏi, phản hồi, đánh giá nhận xét.

2. Chưa nổi bật so với các đối thủ khác trên social

Việc không tìm cách trở nên nổi bật, khác biệt so với các đối thủ trên thị trường dễ làm Doanh nghiệp trở nên yếu thế so với các đối thủ cạnh tranh. Khách hàng luôn bị sự tò mò chi phối khi biết được có một sản phẩm dịch vụ mới được công bố. Doanh nghiệp trước hết nên tập trung vào việc xây dựng một bản sắc riêng cho Thương hiệu. “Chất lượng quan trọng hơn số lượng”, thay vì tập trung xây dựng một lượng lớn các follower trong thời gian đầu ta cần xác định đâu là những khách hàng trung thành và dành sự ủng hộ lâu dài cho Doanh nghiệp.

Khách hàng sẽ chú ý đến những nội dung “unique” và “stand out from the crowd”

Khách hàng sẽ chú ý đến những nội dung “unique” và “stand out from the crowd”

Giải pháp để có thể trở nổi bật hơn so với đối thủ chính là;

  • Xây dựng hệ thống chiến lược truyền thông nhắm đến việc thu hút các khách hàng và công chúng.
  • Không ngại thể hiện chất riêng của Thương hiệu. Đây là một trong những yếu tốt sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Khuyến khích các nhân viên quảng bá về danh tiếng Thương hiệu bên ngoài môi trường làm việc.

3.Mất nhiều thời gian trong việc quản lý nhiều nền tảng social khác nhau

Rất nhiều Doanh nghiệp cố gắng xây dựng hình ảnh của mình trên nhiều nền tảng mạng xã hội cùng lúc, và lầm tưởng rằng việc này sẽ đẩy mạnh độ nhận diện của Thương hiệu. Ở một góc độ nào đó, điều này đúng nhưng đánh đổi lại là năng suất trên các nền tảng đã được xây dựng có khả năng tụt dốc. Sử dụng đa nền tảng sẽ dẫn đến việc trả lời các thắc mắc, phản hồi, nhận xét của khách hàng trên các nền tảng khác nhau nhiều lên, đăng bài đa nền tảng cũng tăng theo. Việc xây dựng và quản lý đa nền tảng mạng xã hội đòi hỏi phải có kế hoạch rõ ràng.

>Đọc thêm: Cách quản trị truyền thông đa kênh trong Doanh nghiệp

Cần chọn ra một kênh social media chính để quản lý hiệu quả hơn.

Cần chọn ra một kênh social media chính để quản lý hiệu quả hơn.

Giải pháp cho thử thách này chính là:

  • Doanh nghiệp cần xác định đâu là những nền tảng social media cần được ưu tiên để xây dựng hình ảnh. Nền tảng nào có tiềm năng thu hút nhiều sự chú ý và lợi nhuận nhiều nhất.
  • Sử dụng các công cụ Social listening như Kompa để lắng nghe người dùng đang thảo luận những nội dung gì xoay quanh Thương hiệu, theo dõi tình hình sức khoẻ Thương hiệu đa nền tảng social media.
  • Hợp tác với các đối tác có thể hỗ trợ quản lý đa nền tảng nhằm cải thiện quá trình quản trị truyền thông đa kênh.

4. Các bên liên quan không quan tâm đến các nền tảng social

Sự lớn mạnh và đa dạng của các nền tảng social media không còn là một điều gì đó quá mới mẻ với các stakeholder (những bên liên quan của Doanh nghiệp). Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến các nền tảng mạng xã hội không được các stakeholder quan tâm:

  • Không hiểu rõ tầm quan trọng của social media đối việc kết nối khách hàng – Thương hiệu và quảng bá Thương hiệu.
  • Các stakeholder có những ưu tiên khác: đối với những doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực hạn chế, họ thường tập trung vào phát triển, cải tiến sản phẩm/dịch vụ hơn là tập trung vào xây dựng chiến lược phát triển Thương hiệu.

Một số giải pháp dành cho đội ngũ nhân viên quản trị truyền thông để có thể thuyết phục các nhà đầu tư về lợi ích của các nền tảng social media như là:

Stakeholder cần phải hiểu được tầm quan trọng của social media

Stakeholder cần phải hiểu được tầm quan trọng của social media

  • Tổng hợp lại toàn bộ những phương án quản trị truyền thông social media đã đem về các tác động tích cực tới các đối tượng khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện Thương hiệu, doanh số bán hàng tăng bao nhiêu nhờ vào social media,…
  • Tổng hợp lại các chỉ số cho thấy sự phát triển hình ảnh của Thương hiệu trong năm qua thông qua các nền tảng mạng xã hội (lượng truy cập fanpage, tỉ lệ tương tác bài đăng, mức độ bàn luận về Doanh nghiệp và Thương hiệu…).
  • Nghiên cứu thị trường mục tiêu và phân tích đối thủ cạnh tranh và các nền tảng social media họ sử dụng để chứng minh cho tầm quan trọng của việc sử dụng các mạng xã hội trong quản trị truyền thông.

5. Vấn đề giao tiếp giữa các phòng ban với nhau

Rất nhiều Doanh nghiệp trẻ quên đi quản trị truyền thông nội bộ mà chỉ tập trung vào quản trị truyền thông bên ngoài. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mục tiêu khi cả tập thể nội bộ cùng hướng về mục tiêu chung. Các phòng ban cần hiểu được các phòng ban khác đang làm gì và bản thân họ phải làm gì để hỗ trợ lẫn nhau, rất nhiều trường hợp chiến dịch truyền thông bị chậm tiến độ hay thậm chí thất bại đến từ nội bộ Doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu phòng kinh doanh không cung cấp thông tin về những khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp, bộ phận marketing sẽ không thể phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả hoặc sẽ phải cần nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, phân tích khách hàng hơn, gây gián đoạn các chiến dịch truyền thông Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự khác nhau về lợi ích của các phòng ban có thể khiến họ không muốn chia sẻ thông tin, tài nguyên của mình cho các bộ phận khác trong Doanh nghiệp. Nếu không phối hợp với nhau, thông điệp truyền tải đến khách hàng không có sự nhất quán, gây thiệt hại cho Doanh nghiệp.

Các phòng ban nên chia sẻ thông tin thu thập được với nhau

Các phòng ban nên chia sẻ thông tin thu thập được với nhau

Một số phương án giải quyết vấn đề giao tiếp giữa các phòng ban có thể kể đến là:

  • Mở các cuộc họp định kỳ, để xem xét những vấn đề nảy sinh có thể cần sự cộng tác lẫn nhau giữa các phòng ban.
  • Sử dụng các công cụ giao tiếp trò chuyện nội bộ giúp việc trao đổi trở nên dễ dàng hơn.
  • Chia sẻ thông tin dữ liệu có liên quan đến các dự án chung của Doanh nghiệp.

6.Thiếu ý tưởng cho nội dung social

Chiến lược nội dung trên các nền tảng mạng xã hội là một trong các vấn đề mà nhiều Doanh nghiệp, Thương hiệu gặp phải. Những thách thức mà Doanh nghiệp gặp phải bao gồm:

  • Chưa tìm hiểu rõ được nhu cầu, mong muốn, sở thích của đối tượng khán giả. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến lượt tương tác chưa được như kỳ vọng.
  • Không nắm bắt được những chuyển động của thị trường, những chủ đề đang lên xu hướng để sản xuất ra những nội dung phù hợp.
  • Tư duy đột phá: Để thu hút được người dùng mạng xã hội, những nội dung khác biệt, sáng tạo là yếu tố vô cùng cần thiết.

Việc nghĩ ra nội dung để làm giàu thêm hình ảnh Thương hiệu trên các nền tảng social media trở thành một thách thức không hề nhỏ, nhưng có thể ứng dụng một số giải pháp như:

  • Ứng dụng các công cụ social listening để lắng nghe và tìm kiếm những cơ hội mới, công chúng đang quan tâm đến những nội dung mới gì?
  • Cộng tác với những content creator đã thành công trong lĩnh vực mà Doanh nghiệp muốn hướng đến, học hỏi kinh nghiệm từ họ.

Ý tưởng mới và tốt không phải lúc nào cũng sẽ xuất hiện

Ý tưởng mới và tốt không phải lúc nào cũng sẽ xuất hiện

7.Phản hồi với khách hàng khi khủng hoảng xảy ra

Mạng xã hội đã và đang dần trở thành một kênh thông tin hỗ trợ chăm sóc dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng. Vì thế những kênh social media cũng là nơi khách hàng tìm đến đầu tiên khi có rắc rối xảy ra, hoặc để xem cập nhập thông tin về tiến độ giải quyết khủng hoảng của Doanh nghiệp. Giải pháp cho thách thức này chính là:

  • Thiết lập hệ thống kế hoạch nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý các vụ việc khủng hoảng truyền thông.
  • Lắng nghe các ý kiến, phản hồi của khách hàng, hiểu được tâm trạng của họ để có thể đưa ra những câu trả lời phù hợp.
  • Đừng phụ thuộc quá nhiều vào mẫu tin nhắn phản hồi đã viết trước, như vậy sẽ khiến khách hàng có cảm giác lời nói của họ không quan trọng đối với Doanh nghiệp.

Phản hồi với khách khách hàng rất khó nhưng cần thiết

Phản hồi với khách khách hàng rất khó nhưng cần thiết

8.Thiếu định hướng chiến lược phát triển

Mọi hoạt động quản trị truyền thông hay chiến dịch truyền thông không thể vận hành hiệu quả được nếu không có các chiến lược rõ ràng, mục tiêu cần đạt được, phương tiện truyền thông cần sử dụng. Hơn nữa, nhiều Doanh nghiệp không có định hướng rõ ràng dễ dàng sa vào tình trạng sao chép ý tưởng, chiến lược của các Doanh nghiệp khác, không tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ trên thị trường. Một vấn đề khác mà thiếu định hướng chiến lược phát triển gây ra là việc thiếu tính liên kết giữa các hoạt động truyền thông khác nhau. Nhiều doanh nghiệp và tổ chức thường chỉ tập trung vào một loại hoạt động truyền thông như quảng cáo trên truyền hình hoặc quảng cáo trên mạng xã hội, mà không tập trung đồng thời vào nhiều kênh truyền thông khác nhau. Điều này gây ra sự gián đoạn trong việc kết nối với khách hàng và không tối ưu hóa các hoạt động truyền thông.

>Đọc thêm: Tại sao cần thiết lập ngân sách quản trị truyền thông?

Xây dựng chiến lược quản trị truyền thông hiệu quả với Kompa

Giới thiệu về Kompa

Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như: Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air…

Kompa cung cấp các giải pháp thu thập thông tin hỗ trợ Doanh nghiệp

Kompa cung cấp các giải pháp thu thập thông tin hỗ trợ Doanh nghiệp

Các giải pháp nào của Kompa có thể giúp Doanh nghiệp

Tốc độ thu thập, xử lý thông tin, phân tích và tổng hợp báo cáo của các máy tính thông minh là cực kì nhanh chóng. Kompa có các giải pháp hỗ trợ như:

  • Social Listening
  • Quản Trị Danh Tiếng Thương hiệu Trên Mạng Xã Hội
  • Bảo Vệ Bản Quyền Hình Ảnh Lãnh Đạo
  • Đo Lường Hiệu Quả Chiến Dịch
  • Tăng Cường Kết Nối Thương hiệu Trong Cộng Đồng
  • Digital Data Center
  • Digital Market Research
  • Các Dịch vụ khác

Tổng kết

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho các độc giả những thông tin cần thiết về các thách thức của quản trị truyền thông mạng xã hội hiện nay. Trong thời kì mà các Doanh nghiệp luôn chạy đua với nhau thu thập thông tin lắng nghe những yêu cầu và khó khăn của khách hàng thì việc ứng dụng nhũng giải pháp hỗ trợ từ các đối tác như Kompa là thật sự cần thiết.

>Xem thêm: Tips quản trị truyền thông cho các Doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn