Thế giới kinh doanh là một môi trường không thể đoán trước, Doanh nghiệp đều có thể gặp phải khủng hoảng ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hoạt động. “Khủng hoảng” là một sự kiện ngoài ý muốn, có thể làm mất uy tín, tổn hại đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính hoặc gây tổn hại tới nhân sự trong Doanh nghiệp. Do đó, các Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch quản trị khủng hoảng để giảm thiểu tác động của chúng và và trở lại đúng hướng càng nhanh càng tốt. Trong bài viết này, Kompa sẽ thảo luận về tầm quan trọng của quản trị khủng hoảng đối với Doanh nghiệp.
Quản trị khủng hoảng là một quá trình các chiến lược và kế hoạch đã chuẩn bị từ trước mà các doanh nghiệp sử dụng để đối phó với một tình huống bất lợi. Khủng hoảng có thể liên quan đến bất cứ điều gì, xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.
Kế hoạch quản trị khủng hoảng hợp lý
Một kế hoạch quản trị khủng hoảng thành công là một kế hoạch chủ động. Việc chủ động nhằm mục đích giảm nguy cơ khủng hoảng xảy ra ngay từ đầu bằng cách dự đoán các vấn đề tiềm ẩn, chẳng hạn như sự cố về hạ tầng công nghệ, vấn đề nhân sự và tài chính, các vấn đề trên mạng xã hội, vấn đề về an toàn sản phẩm. Chủ động xây dựng các quy trình về cách công ty của bạn sẽ phản ứng nếu có điều gì đó không ổn xảy ra. Biết chính xác những gì bạn sẽ nói và làm nếu khủng hoảng xảy ra là rất quan trọng vì mỗi giây đồng hồ đều có giá trị trong một cuộc khủng hoảng.
>Xem thêm: Quản trị rủi ro Doanh nghiệp và những điều cần biết
2 nguyên tắc quan trọng là tránh khủng hoảng và chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng trước khi nó xảy ra. Khi đối mặt với khủng hoảng, ưu tiên hàng đầu là khắc phục tình hình trước mắt và sau đó dành mọi nguồn lực sẵn có để kiểm soát thiệt hại. Đặc biệt, Doanh nghiệp cần nắm rõ mức độ tổn hại đã xảy ra và những thông tin nào đã bị lan truyền. Mục tiêu của quản trị và xử lý khủng hoảng là truy vết nguồn gốc sự việc, giải quyết nhanh chóng và hợp lý.
Các mục tiêu chính của quản trị khủng hoảng:
Quản trị khủng hoảng không hợp lý có thể khiến Doanh nghiệp mất kiểm soát
>>> 10 quy tắc vàng khi xử lý khủng hoảng truyền thông
Trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến những cuộc khủng hoảng của các Doanh nghiệp như Acecook phải giải trình khi lô mì Hảo Hảo xuất khẩu bị Ireland trả về vì chứa Ethylene Oxide, Bách Hóa Xanh gặp khủng hoảng với Truyền thông và Khách hàng trong giai đoạn dịch Covid-19. Từ thực tế có thể thấy, mức độ nghiêm trọng của một cuộc khủng hoảng có thể làm sụp đổ thương hiệu và uy tín được xây dựng trong nhiều năm trời. Vậy nên một kế hoạch quản trị khủng hoảng được chuẩn bị tốt sẽ mang lại sự chủ động cho Doanh nghiệp khi đối phó với tình huống khó khăn và ngăn ngừa thiệt hại lâu dài.
Dưới đây là 5 lợi ích chính đối với Doanh nghiệp nếu có một kế hoạch quản trị khủng hoảng tốt:
Một trong những lợi ích quan trọng hàng đầu của quản trị khủng hoảng là bảo vệ Danh tiếng của công ty. Khi một cuộc khủng hoảng xảy ra, cách một Doanh nghiệp phản ứng có thể dẫn đến việc nâng cao hay hạ thấp Danh tiếng của nó. Việc luôn sẵn sàng một kế hoạch quản trị khủng hoảng đảm bảo rằng Doanh nghiệp sẵn sàng xử lý mọi tình huống theo cách phù hợp với các giá trị và đạo đức của công ty, giúp duy trì lòng tin và lòng trung thành của Khách hàng, nhân viên và các bên liên quan.
>Xem thêm: Cách bảo vệ Danh tiếng Thương hiệu trong khủng hoảng
Quản trị khủng hoảng giúp giảm thiểu thiệt hại tiềm ẩn do khủng hoảng gây ra. Doanh nghiệp có thể ứng phó với khủng hoảng càng nhanh thì càng có thể kiểm soát tình hình tốt hơn và hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động, tài chính và danh tiếng của công ty mình. Một kế hoạch quản lý khủng hoảng được thực hiện tốt có thể giúp xác định các mối đe dọa tiềm ẩn trước khi chúng leo thang và cung cấp một khung sườn để giúp quản trị khủng hoảng một cách hiệu quả.
Một kế hoạch quản trị khủng hoảng tốt cũng giúp nâng cao trạng thái sẵn sàng cho mọi tình huống của Doanh nghiệp. Bằng cách thường xuyên xem xét và cập nhật kế hoạch, Doanh nghiệp có thể phát hiện ra các rủi ro tiềm ẩn và được trang bị tốt hơn để xử lý chúng. Tư thế luôn sẵn sàng này có thể giúp giảm tác động của khủng hoảng và giúp công ty bạn vượt qua tình huống khó khăn dễ dàng hơn.
Có một chiến lược quản trị khủng hoảng được lên kế hoạch tốt cũng có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp. Khách hàng và đối tác có nhiều khả năng tin tưởng và hợp tác kinh doanh với một công ty có cách tiếp cận chủ động để quản lý khủng hoảng. Một công ty có thể ứng phó với khủng hoảng một cách nhanh chóng và hiệu quả có thể tạo sự khác biệt lớn so với các đối thủ cạnh tranh và tạo dựng được danh tiếng mạnh mẽ hơn.
Khủng hoảng có thể gây ra căng thẳng và hỗn loạn đối với nhân viên. Có sẵn một kế hoạch quản trị khủng hoảng có thể giúp giảm lo lắng và mang lại cảm giác an toàn cho nhân viên. Biết rằng công ty của mình có kế hoạch quản trị mọi khủng hoảng có nguy cơ phát sinh có thể thúc đẩy tinh thần của nhân viên và gia tăng lòng trung thành và sự tin tưởng của họ đối với Doanh nghiệp.
Luôn sẵn sàng kế hoạch quản trị khủng hoảng cho Doanh nghiệp của bạn
>>> Những việc doanh nghiệp nên và không nên làm khi quản lý khủng hoảng
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng liên quan tới các vấn đề Truyền thông và các nền tảng mạng xã hội thường bùng nổ và lây lan một cách nhanh chóng. Không bao giờ là một ý tưởng hay nếu cho đến khi xảy ra khủng hoảng rồi mới nghĩ đến quản trị khủng hoảng. Tổn hại sẽ có thể là rất lớn nếu Doanh nghiệp không có kế hoạch sẵn sàng để dự đoán, ứng phó và kiểm soát khủng hoảng, lúng túng trước một khủng hoảng vừa xảy ra.
Đến với Kompa Group, công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (big data), Doanh nghiệp sẽ được cung cấp những giải pháp công nghệ giúp xử lý các vấn đề khủng hoảng Truyền thông và các nền tảng mạng xã hội để gia tăng sự hiệu quả của kế hoạch quản trị khủng hoảng. Các dịch vụ giải pháp như Social Listening và Issue Handling của Kompa sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những “Insight” đắt giá, những báo cáo phân tích chi tiết về vấn đề cần xử lý và theo dõi trên các nền tảng Truyền thông và mạng xã hội.
Với khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhanh hoàn toàn tự động, Kompa đã và đang là đối tác tin cậy của hàng trăm Doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tại Việt Nam như Vingroup, Vinamilk, Masterise Homes, Shopee, Vietjet Air, MB bank, Tân Hiệp Phát,… và là người đồng hành tuyệt vời của nhiều đội ngũ nhân viên xử lý khủng hoảng truyền thông.
Quản trị khủng hoảng giống như một liều thuốc phòng bệnh cho Doanh nghiệp luôn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống ngoài ý muốn và giảm thiểu thiệt hại về lâu dài. Luôn chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc khủng hoảng, cho dù là điều không thể tránh khỏi vẫn luôn có ý nghĩa, đặc biệt là trong thế giới Truyền thông toàn cầu nhanh chóng như hiện nay.