Sự bùng nổ của khoa học và công nghệ đã thúc đẩy các mô hình công nghệ dữ liệu tiên tiến được ứng dụng vào mọi mặt đời sống xã hội và sản xuất, với mục tiêu là mang lại hiệu quả về mặt kinh tế. Mô hình hoạt động của các Doanh nghiệp cũng cần phải thích ứng và thay đổi theo, đặc biệt là hoạt động quản trị rủi ro Doanh nghiệp.

Tại sao các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi

Quá trình chuyển đổi số hay Digital transformation không chỉ là một xu hướng mà là một phần tất yếu của các Doanh nghiệp hiện nay, thậm chí là cơ quan chính phủ nhà nước và mỗi người dân Việt Nam. Toàn bộ xã hội loài người đã bước vào thời kì cách mạng 4.0 với sự ra đời cả các công nghệ cảm biến, Dữ liệu lớn, Internet vạn vật, Cloud, in 3D, Trí tuệ nhân tạo AI, v.v. Chuyển đổi số chính phương án nhằm đảm bảo cho các Doanh nghiệp, nhà nước, người dân không bị thụt lùi và lạc hậu.

Digital transformation hay còn được gọi là quá trình chuyển đổi dữ liệu sang số hoá

Digital transformation hay còn được gọi là quá trình chuyển đổi dữ liệu sang số hoá

Chuyển đổi số là con đường giúp cho các doanh nghiệp thoát khỏi sự khó khăn và lỗi thời. Đại dịch Covid chỉ mới thật sự lắng xuống nửa năm gần đây, nhưng nó đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống xã hội và kinh tế. Mọi lĩnh vực đời sống xã hội đề có sự thay đổi rõ rệt trong hình thức hoạt động:

  • Dịch vụ tài chính Ngân hàng dần chuyển hẳn sang cung cấp dịch vụ trên Internet banking và Mobile banking
  • Các ngành sản xuất cơ khí ô tô, máy móc ứng dụng robot và công nghệ quản lý từ xa vào trong sản xuất
  • Các Doanh nghiệp công nghệ AI, Big data, learning machine ra đời hỗ trợ việc nghiên cứu thị trường và quản trị rủi ro doanh nghiệp
  • Grab, Uber, Gojek v.v. thay đổi hệ thống giao thông di chuyển của người dân

Chuyển đổi số cũng là một cơ hội để các Doanh nghiệp khám phá ra những thị trường tiềm năng mới, cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ về mặt dữ liệu và công nghệ tiên tiến.

>>Xem thêm: 8 bước quản trị rủi ro dành cho các Doanh nghiệp

Tại sao dữ liệu là chìa khóa thành công của Doanh nghiệp

Tại sao Doanh nghiệp cần quan tâm về dữ liệu đầu tiên

Dữ liệu là một trong những tài sản quý giá của các Doanh nghiệp hiện nay, Dữ liệu bao gồm các loại thông tin về hiệu suất, khách hàng của Doanh nghiệp, văn hoá của Doanh nghiệp, thị trường, đối thủ cạnh tranh, các loại hình dịch vụ và sản phẩm, thông tin về nhóm khách hàng tiềm năng, kết quả nghiên cứu thị trường tiềm năng, v.v. Các Doanh nghiệp cần nắm bắt nên ứng dụng dữ liệu gì để phù hợp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu hoạt động của tổ chức. Chính những dữ liệu này sẽ ảnh hưởng tích cực tới quá trình phát triển của Doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh, thay đổi cơ cấu hoạt động, tuyển dụng, quản trị rủi ro Doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến v.v.

>Xem thêm: Doanh nghiệp thường gặp vấn đề gì khi quản trị rủi ro

Kho hồ sơ truyền thống ở nhiều Doanh nghiệp và trường học ngày nay

Kho hồ sơ truyền thống ở nhiều Doanh nghiệp và trường học ngày nay

Sử dụng những dữ liệu hiện thời

Dữ liệu hiện tại mà các Doanh sở hữu góp phần vào việc phân tích tình hình sức khoẻ của tổ chức. Nhờ có dữ liệu, Doanh nghiệp mới có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu suất, nhân sự và cơ cấu tổ chức hiện tại. Doanh nghiệp có thể thiết lập và đưa ra các quyết định trong tương lai dựa trên những cơ sở dữ liệu sẵn có.

Doanh nghiệp cần phải biết được những loại dữ liệu họ đang nắm giữ và những dữ liệu nào cần phải thu thập thêm. Giả sử như Doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu hoạt động, hoặc quản trị rủi ro Doanh nghiệp, thì họ cần phải dự đoán một số kết quả có thể xảy ra trong tương lai,từ đó Doanh nghiệp có thể xác định thu thập thêm những loại thông tin gì cho quá trình dự đoán.

Khai thác tối đa sức mạnh của dữ liệu

Khi Doanh nghiệp có thay đổi hệ thống quản trị rủi ro Doanh nghiệp thì họ sẽ phải dựa trên và khai thác đối tác tiềm năng của cơ sở dữ liệu hiện tại. Nhờ đó, các Doanh nghiệp có thể nhận ra những điểm cần cải thiện ngay ban đầu, đảm bảo không đi chệch hướng. Một số yếu tố được Doanh nghiệp quan tâm điển hình như:

  • Hệ thống dữ liệu đang nắm giữ và cần thu thập trong tương lai, cũng như phương thức thu thập dữ liệu
  • Những nhân tố trong quản trị dữ liệu như trách nhiệm, vai trò, nhân sự v.v
  • Hệ thống báo cáo và phân tích dữ liệu
  • Các dữ liệu thu thập được từ đội ngũ nhân viên
  • Dữ liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu, đánh giá và phân tích

>>Xem thêm: Quản trị rủi ro Doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội

Dữ liệu hỗ trợ quá trình chuyển đổi Doanh nghiệp như thế nào

Về con người, nhân sự

Trong một tổ chức khi nói đến quản trị dữ liệu sẽ có 3 nhóm nhân viên có thể sử dụng được dữ liệu đó là:

  • Nhân viên thu thập hoặc tạo ra dữ liệu mới
  • Nhân viên sẽ sử dụng dữ liệu đó
  • Nhân viên phân tích đánh giá và áp dụng dữ liệu vào quá trình nghiên cứu

Thực chất không chỉ có 3 nhóm nhân viên trên mới cần quan tâm tới tầm quan trọng của dữ liệu, Doanh nghiệp cần phải xây dựng một tập thể toàn bộ các nhân viên đều coi trọng dữ liệu. Điều này đòi hỏi Doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá coi trọng dữ liệu, từ đó một bước phát triển hơn là tôn trọng dữ liệu, quá trình hoạt động tổ chức và kết quả chuyển đổi cơ cấu, quản trị rủi ro Doanh nghiệp đạt được kết quả tốt hơn.

Các Doanh nghiệp nên xây dựng văn hoá tôn trọng dữ liệu cho các nhân viên

Các Doanh nghiệp nên xây dựng văn hoá tôn trọng dữ liệu cho các nhân viên

Về quy trình

Khi xác định quy trình hoạt động kinh doanh, cần phải xác định những dữ liệu hiện tại cần thiết cho quá trình. Việc chuyển đổi đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp sẽ có hệ thống thu thập thông tin và báo cáo mới sẽ được áp dụng trong tương lai. Quy trình hoạt động mới sau khi chuyển đổi cũng sẽ đem đến những loại dữ liệu mới hơn. Quá trình chuyển đổi không có nghĩa là phải bỏ đi những dữ liệu cũ mà phải cập nhập cho chúng.

Ở mỗi quy trình, giai đoạn đều có sự hiện hữu của dữ liệu

Ở mỗi quy trình, giai đoạn đều có sự hiện hữu của dữ liệu

Về công nghệ

Công nghệ và dữ liệu liên kết mật thiết với nhau nhưng lại khác nhau hoàn toàn. Trước khi có sự ra đời của những máy tính đầu tiên thì dữ liệu đã được lưu trữ dưới dạng văn bản trên giấy, hoặc được ghi nhớ bởi các chuyên gia phân tích, lưu trữ trong kho hoặc tủ hồ sơ v.v. Công nghệ ra đời cho phép việc thu thập nhanh chóng hơn, lưu trữ có hệ thống hơn và ứng dụng dễ dàng, hiệu quả và chính xác.

Từ góc độ của dữ liệu thì công nghệ đóng vai trò là những công cụ sẽ lưu trữ hàng trăm loại dữ liệu hiện tại và quá khứ khác nhau để thuận tiện cho các hoạt động cần đến trong tương lai. Một số công nghệ được các doanh nghiệp quan tâm hiện nay bao gồm:

  • Công cụ mô hình hóa dữ liệu
  • Công cụ danh mục dữ liệu,
  • Metadata
  • Data quality, dữ liệu tích hợp
  • Các công cụ báo cáo và phân tích
  • Dữ liệu: chất lượng dữ liệu, tích hợp dữ liệu, di chuyển dữ liệu
  • Báo cáo và phân tích: các công cụ và nền tảng báo cáo và phân tích

Kho dữ liệu số hoá với hàng nhìn ổ cứng chứa hàng triệu bytes dữ liệu

Kho dữ liệu số hoá với hàng nhìn ổ cứng chứa hàng triệu bytes dữ liệu

Giải pháp về dữ liệu của Kompa

Những Doanh nghiệp lớn, hoạt động lâu năm đã và đang tiến dần đến giai đoạn số hóa toàn các dữ liệu của bản thân. Việc số hoá dữ liệu giúp cho các Doanh nghiệp có thể giảm thiểu được tiêu tốn diện tích lưu trữ, và thời gian truy cập kho dữ liệu. Thay vào đó với sự ra đời của các hệ thống trí tuệ nhân tạo, máy học và dữ liệu lớn đã hỗ trợ các Doanh nghiệp rất nhiều trong việc truy cập và thu thập dữ liệu. Các Doanh nghiệp nhỏ, vừa mới thành lập có thể không cần đến các giải pháp về lưu trữ và thu thập dữ liệu. Tuy nhiên trong tương lai đây là một điều hết sức cần thiết.

>>Xem thêm: Quản trị rủi ro Doanh nghiệp với giải pháp của Kompa

Kompa là công ty ứng dụng công nghệ dữ liệu (AI, machine learning) trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu và trang bị cho khách hàng những “insight” đắt giá để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ trong nhiều khía cạnh như Marketing, Tài chính, Vận hành và các lĩnh vực khác. Kompa hơn 20 năm liền đồng hành cùng hàng trăm Doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn tại Việt Nam như: Vingroup, Masterise Homes, Vinamilk, SSI, MB bank, Tân Hiệp phát, Shopee, Vietjet Air… Với khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhanh nhanh hoàn toàn tự động, Kompa trở thành tác đối tác mạnh mẽ của các Doanh nghiệp, một người đồng hành tuyệt vời của nhiều người đội ngũ nhân viên làm Media.

Kompa giúp Doanh nghiệp thu thập và tối ưu hoá dữ liệu thị trường

Kompa giúp Doanh nghiệp thu thập và tối ưu hoá dữ liệu thị trường

Tổng kết

Có thể thấy dữ liệu là nguồn tài nguyên quý giá của các Doanh nghiệp. Để có thể bắt kịp với sự phát triển của thời kỳ cách mạng số, các doanh nghiệp phải chuyển đổi cơ cấu hoạt động cũng như khai thác dữ liệu từ nhiều nền tảng khác nhau. Xuyên suốt quá trình có thể có những rủi ro không báo trước, chính vì vậy mà dữ liệu đóng góp vai trò không nhỏ cho quá trình quản trị rủi ro Doanh nghiệp. Nhờ vậy mà quá trình chuyển đổi có thể diễn ra mà không phải gặp quá nhiều cản trở.

>Xem thêm: Cách chuyển biến rủi ro thành cơ hội cho Doanh nghiệp

<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
Đặt lịch hẹn