Bất kỳ mô hình kinh doanh nào đều mang đến cho Doanh nghiệp những cơ hội và thách thức trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Đặc biệt, các mối nguy hại hoặc rủi ro là điều khó tránh và nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, vấn đề này sẽ gây ra khủng hoảng nghiêm trọng cho tổ chức đó. Cùng Kompa tìm hiểu tổng quát các loại rủi ro thường gặp và cách quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả trong bài viết sau nhé!

Khái niệm về rủi ro

Về định nghĩa thì rủi ro Doanh nghiệp là những vấn đề, sự cố, hoặc các yếu tố không mong muốn trong kinh doanh và chúng có khả năng gây thiệt hại về mặt lợi nhuận, tài sản, con người và danh tiếng đối với khách hàng của công ty. Đa phần các Doanh nghiệp sẽ thường đối mặt với rủi ro tài chính cũng như cách vận hành nhiều hoạt động kinh doanh liên quan.
Việc nhận diện loại rủi ro và lên kế hoạch quản trị rủi ro Doanh nghiệp luôn là điều cần thiết mà bất cứ tổ chức nào cũng phải trang bị. Việc có trong tay những phương án xử lý rủi ro giúp Doanh nghiệp chủ động ứng biến với các tình huống gây tổn thất, giảm hậu quả rủi ro xuống mức thấp nhất và nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng Doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Quản trị rủi ro giúp ngăn ngừa khủng hoảng truyền thông như thế nào?

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực cho Doanh nghiệp

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực cho Doanh nghiệp

9 loại rủi ro cơ bản trong kinh doanh

1. Rủi ro pháp lý

Doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu về mặt pháp lý để được vận hành một cách chính thống và liên tục. Tuy nhiên, nếu luật pháp thay đổi thì cũng có khả năng gây trở ngại hoạt động kinh doanh vì tính phụ thuộc bắt buộc này, nhất là khi nhà nước thay đổi chính sách theo chiều bất lợi cho Doanh nghiệp.
Chẳng hạn như trong tình huống sơ suất, bộ phận pháp chế bên phía Doanh nghiệp chưa cập nhật mới thay đổi pháp luật thì rất có thể đẩy cả công ty vào con đường phạm pháp và mất sức cạnh tranh trên thị trường cùng ngành. Vì vậy đây là loại rủi ro quan trọng mà Doanh nghiệp phải hết sức lưu ý và biện pháp giải quyết nhanh chóng kịp thời.

2. Rủi ro chiến lược

Doanh nghiệp sẽ xây dựng, hoạch định chiến lược để thực thi một chuỗi hoạt động để đáp ứng mục tiêu nào đó đã đề ra. Nhưng nếu người quản lý, nhà điều hành không tuân theo chiến lược đã định thì dẫn đến rủi ro chiến lược không mong muốn.
Ngoài ra, một chiến lược không được đầu tư kỹ lưỡng về mặt thông tin, hiểu biết thị trường, khách hàng, đối thủ và chỉ triển khai dựa trên tầm nhìn hạn hẹp – cũng là nguyên nhân tạo ra những rủi ro chiến lược tương tự. Ví dụ Doanh nghiệp muốn triển khai chiến lược mở rộng quy mô hoạt động, nhưng không nắm được năng lực và tình hình phát triển trong khu vực nhắm đến thì rủi ro chiến lược sẽ xuất hiện là điều họ phải đương đầu.

Rủi ro chiến lược xảy ra khi Doanh nghiệp thiếu sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra các phương án triển khai.

Rủi ro chiến lược xảy ra khi Doanh nghiệp thiếu sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra các phương án triển khai.

3. Rủi ro danh tiếng

Danh tiếng Thương hiệu hay Doanh nghiệp được xem là một lợi thế cạnh tranh để tăng thị phần và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Một khi Doanh nghiệp mắc phải vấn đề ảnh hưởng không tốt tới uy tín, hình ảnh Thương hiệu khiến nhiều người dùng nghi ngại hoặc phản ánh tiêu cực về sản phẩm/dịch vụ nào đó thì sẽ đẩy rủi ro danh tiếng lên cao và có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng.
Ví dụ như việc thiếu tôn trọng khách hàng trong tư vấn sản phẩm sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự chuyên nghiệp và danh tiếng Thương hiệu. Hậu quả nặng nề hơn còn sụt giảm doanh thu và có thể phá sản nếu tình trạng trì hoãn không được giải quyết.

>Xem thêm: Xây dựng chiến lược bảo vệ Danh tiếng Thương hiẹu như thế nào?

4. Rủi ro vận hành

Đây là những rủi ro về cách quản lý, vận hành cũng như quy trình làm việc trong Doanh nghiệp. Nếu như hệ thống quản lý, kiểm soát công việc, tiến độ triển khai dự án không rõ ràng, chặt chẽ và được tuân thủ nghiêm ngặt thì rủi ro vận hành là rất cao và hậu quả Doanh nghiệp không theo kịp tốc độ phát triển thị trường, tổn thất chi phí, giảm lợi nhuận, gây ra sự trì trệ trong khi vận hành Doanh nghiệp,….
Hệ thống quản lý Doanh nghiệp không chỉ bao gồm các hoạt động kinh doanh, thiết lập chính sách, quy chế thưởng phạt,…mà còn liên quan đến quản lý cách vận hành của đội nhóm, giao tiếp nội bộ và những mâu thuẫn trong quá trình làm việc có thể phát sinh. Đây cũng là lý do rủi ro vận hành sẽ liên quan mật thiết đến rủi ro con người trong Doanh nghiệp. Mời bạn tiếp tục tìm hiểu thông tin bên dưới.

5. Rủi ro con người

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong quản lý rủi ro Doanh nghiệp chính là vấn đề nguồn nhân lực. Bắt đầu từ việc tuyển dụng, chọn lựa nhân viên đủ tiêu chuẩn để vào làm việc, đến các trường hợp nghỉ việc vì lý do nào đó – tất cả đều có nguy cơ gây ra rủi ro con người và ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng kinh doanh, các sản phẩm/dịch vụ đầu ra của Doanh nghiệp.
Nếu bộ phận quản lý, điều hành không chú trọng đào tạo, quản lý nguồn nhân lực thì có thể phạm sai lầm nếu tuyển vào nhân sự không đủ năng lực chuyên môn, nhân phẩm kém hoặc không có tinh thần trách nhiệm với việc được giao. Điển hình các cuộc đình công, nghỉ việc giữa chừng gây thiếu hụt nhân lực, dẫn đến kết quả kinh doanh sa sút và thậm chí tạo áp lực tài chính và các khủng hoảng nặng nề.

>>Xem thêm: Mối quan hệ giữa hình ảnh nhà lãnh đạo đối với Danh tiếng Thương hiệu

Nhân sự là vấn đề cần lưu tâm khi quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Nhân sự là vấn đề cần lưu tâm khi quản trị rủi ro Doanh nghiệp

6. Rủi ro bảo mật

Vấn đề bảo mật thông tin cực kỳ quan trọng đối với sự sinh tồn của bất kỳ tổ chức, Doanh nghiệp nào. Rủi ro bảo mật sẽ liên quan đến việc bị đánh cắp dữ liệu khách hàng, bí mật độc quyền sản phẩm, công nghệ và những thông tin quan trọng khác. Và hậu quả nghiêm trọng nhất có thể khiến Doanh nghiệp phá sản hoặc gánh những khoản nợ “khổng lồ” nếu rủi ro bảo mật có ảnh hưởng tới lợi ích của các đối tác khách hàng.
Vì vậy, việc nâng cấp hệ thống an toàn thông tin, bảo mật mạng và chống các phần mềm độc hại là điều cấp thiết hơn cả. Đồng thời, Doanh nghiệp phải cẩn trọng với các nguồn truy cập vào website, email Doanh nghiệp để kịp thời phát hiện yếu tố độc hại và ngăn chặn ảnh hưởng không mong muốn.

>Xem thêm: Vai trò của dữ liệu đối với hoạt động quản trị Doanh nghiệp

7. Rủi ro tài chính

Đây là loại rủi ro khiến nhiều Doanh nghiệp “lao đao” vì phải xử lý nhiều vấn đề tài chính phức tạp như dòng tiền vào ra, lãi suất, thanh khoản, công nợ,… Rủi ro tài chính có thể phát sinh từ những yếu tố bất khả kháng như biến động thị trường, thay đổi xu hướng ngành, hoạt động nội bộ trong Doanh nghiệp.
Tuỳ từng loại rủi ro tài chính mà sẽ có mức độ nguy hại khác nhau dựa trên tần suất xuất hiện và đặc thù ngành. Vì vậy, ban giám đốc điều hành cần lập kế hoạch quản lý tài chính, tìm kiếm các giải pháp Doanh nghiệp để đưa ra những phương án giải quyết kịp thời và đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững cho Doanh nghiệp.

Xử lý rủi ro tài chính là một trong những vấn đề nan giải mà Doanh nghiệp phải giải quyết càng sớm càng tốt.

Xử lý rủi ro tài chính là một trong những vấn đề nan giải mà Doanh nghiệp phải giải quyết càng sớm càng tốt.

8. Rủi ro cạnh tranh

Loại rủi ro này chỉ mức độ cạnh tranh hơn hoặc kém giữa Doanh nghiệp so với đối thủ. Có nhiều loại cạnh tranh như cạnh tranh về giá, cạnh tranh nguồn nhân lực, cạnh tranh chất lượng dịch vụ hoặc tính năng sản phẩm ưu việt hơn. Nếu Doanh nghiệp không đưa ra được các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh thì có khả năng không đạt được mục tiêu đề ra và dẫn tới ảnh hưởng sự phát triển dài lâu của Thương hiệu.

9. Rủi ro kinh tế

Dựa vào các điều kiện kinh tế trên thị trường thực tại, Doanh nghiệp sẽ có cơ hội thúc đẩy doanh thu hoặc phải đối mặt với áp lực doanh số bán hàng. Điều này phụ thuộc vào diễn biến thị trường ngành, tình hình kinh tế – chính trị của quốc gia và xu hướng thay đổi thị hiếu người dùng, cạnh tranh kinh tế được xem như một thách thức lớn đối với bất kỳ Doanh nghiệp, tổ chức nào.
Chẳng hạn như khi thị trường thiếu ổn định hoặc rơi vào trạng thái “đóng băng”, cán cân giữa nguồn cung và nguồn cầu sẽ xảy ra chênh lệch và dẫn đến tình trạng nguồn cung nhiều hơn nhưng nhu cầu lại khan hiếm vì thiếu người mua. Như vậy, việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ sẽ phải đứng trước nguy cơ chịu lỗ nếu Doanh nghiệp không thể xoay sở được vòng vốn.

4 cách quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả

Phân tích Doanh nghiệp theo mô hình SWOT

Nhằm đánh giá một cách sâu sắc hoạt động Doanh nghiệp, mô hình SWOT ra đời từ Viện nghiên cứu Standford vào những năm 60 – 70 và được áp dụng thành công tại nhiều công ty lớn trên toàn thế giới. Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều Doanh nghiệp vẫn sử dụng SWOT để đánh giá lại giá trị Doanh nghiệp, khám phá cơ hội phát triển và tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn để kịp thời đưa ra giải pháp quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả:

  • Điểm mạnh chỉ ra những lợi thế Doanh nghiệp có được và cần tiếp tục phát huy. Đồng thời, xác định điểm mạnh giúp Doanh nghiệp định vị Thương hiệu của mình trên thị trường đang đạt được quy mô, cấp độ nào so với đối thủ.
  • Điểm yếu chỉ ra những khiếm khuyết hoặc thiếu sót mà Doanh nghiệp cần khắc phục để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như hoạt động kinh doanh tốt hơn trong tương lai.
  • Cơ hội chỉ ra những cơ hội để Doanh nghiệp phát huy điểm mạnh trên thị trường hoạt động, mở ra hướng phát triển mới cho sự tăng trưởng bền vững sau này.
  • Thách thức liên quan mật thiết đến các loại rủi ro như đã phân tích phía trên, việc chỉ ra những thách thức trong nội bộ Doanh nghiệp hay từ yếu tố bên ngoài sẽ giúp Doanh nghiệp xây dựng các giải pháp xử lý phù hợp để ứng biến nhanh nhạy trong trường hợp không mong muốn.

 

Các mô hình phân tích là công cụ hỗ trợ Doanh nghiệp hiệu quả

Các mô hình phân tích là công cụ hỗ trợ Doanh nghiệp hiệu quả

Thực hiện nghiên cứu thị trường

Việc khảo sát tình hình thị trường cũng giúp Doanh nghiệp tìm ra những rủi ro kinh doanh trong tương lai. Từ đó, bạn có thể đưa ra phương án ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại cho công ty xuống mức thấp nhất.
Nghiên cứu thị trường không chỉ hỗ trợ quản trị rủi ro Doanh nghiệp một cách hợp lý, mang lại kết quả tích cực mà còn giúp Doanh nghiệp đề ra chiến lược phát triển đúng đắn để nâng cao giá trị, nâng tầm Thương hiệu trong mắt khách hàng cũng như người tiêu dùng.

Nghiên cứu thị trường là một bước quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Nghiên cứu thị trường là một bước quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Lưu giữ thông tin rủi ro để đưa ra chiến lược thay đổi

Doanh nghiệp cần thống kê, lưu giữ thông tin các trường rủi ro và cách giải quyết để làm tư liệu cho quá trình xây dựng và phát triển lâu dài. Nếu như Doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với một số loại rủi ro nhất định – chẳng hạn như rủi ro tài chính hay rủi ro cạnh tranh, thì bạn có thể đề ra các chính sách bảo vệ hoặc nâng cấp hoạt động, cải tạo nguồn nhân lực để giảm mức độ nguy hại của rủi ro.

Lưu trữ thông tin rủi ro cung cấp tài liệu hữu ích cho Doanh nghiệp hoạch định chiến lược hiệu quả trong tương lai.

Lưu trữ thông tin rủi ro cung cấp tài liệu hữu ích cho Doanh nghiệp hoạch định chiến lược hiệu quả trong tương lai.

Sử dụng dịch vụ của Kompa – Nơi cung cấp giải pháp toàn diện, chuyên sâu quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Không chỉ tư vấn các hướng giải quyết rủi ro, Kompa còn hỗ trợ nhiều gói giải pháp khác như theo dõi sức khoẻ Thương hiệu, quản trị danh tiếng Thương hiệu, nghiên cứu thị trường 360 độ,… đưa ra những kịch bản ứng phó hiệu quả và đáp ứng nhu cầu Doanh nghiệp. Ngoài ra, việc phân tích Social Listening cũng góp phần phát hiện rủi ro, nguy cơ khủng hoảng truyền thông để Doanh nghiệp chuẩn bị phương án, chiến lược ngăn chặn kịp thời trước chúng trở nên trầm trọng.

Tổng kết

Đối mặt với những rủi ro Doanh nghiệp là điều thường gặp và buộc Doanh nghiệp phải đứng ra giải quyết ổn thoả, hồi phục kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng ổn định. Với nhiều năm kinh nghiệm đồng hành cùng nhiều đối tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, Kompa hỗ trợ Doanh nghiệp nhiều giải pháp quản trị rủi ro Doanh nghiệp hiệu quả, giảm thiểu mối nguy và hướng đến sự phát triển thịnh vượng trong tương lai.

>>> Xem thêm: Cách chuyển biến rủi ro thành cơ hội khi quản trị Doanh nghiệp

<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
<h5>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ</h5> <script charset="utf-8" type="text/javascript" src="//js.hsforms.net/forms/embed/v2.js"></script> <script> hbspt.forms.create({ region: "na1", portalId: "22049841", formId: "631e7560-cd77-482f-9812-be3adbc3796c" }); </script>
Đặt lịch hẹn