Trong bối cảnh ngành thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, việc hiểu rõ hành vi khách hàng trở thành một yếu tố quyết định cho sự thành công của các Doanh nghiệp. Phân tích hành vi khách hàng không chỉ là phương pháp tiện lợi mà còn là một chiến lược quan trọng, giúp Doanh nghiệp nắm bắt được những insight quý báu của khách hàng.

1. Sự phát triển và thay đổi hành vi khách hàng trong ngành thương mại điện tử

1.1 Thời đại Internet lên ngôi và vì sao người tiêu dùng thích mua sắm online

Sử dụng Internet để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin là một xu hướng quan trọng trong hành vi mua sắm hiện đại. Người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ trên trang web của Doanh nghiệp để đáp ứng nhanh chóng và thuận tiện cho những thắc mắc của họ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đối với nhóm khách hàng từ 16 – 64 tuổi có xu hướng ghé thăm website chính của Thương hiệu để tìm hiểu về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.

Mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen phổ biến của người tiêu dùng hiện nay

Mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen phổ biến của người tiêu dùng hiện nay

Mua sắm trực tuyến mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Trước khi quyết định mua một sản phẩm, họ thường xuyên so sánh giá và chất lượng giữa các Thương hiệu khác nhau. Việc này thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến đánh giá và trải nghiệm của người tiêu dùng. Theo báo cáo của Nielsen, hơn 50% người tiêu dùng thường xuyên tham khảo đánh giá trước khi quyết định mua sản phẩm.

Với sự phát triển của thương mại điện tử, dự kiến năm 2023 phần trăm doanh số bán lẻ toàn cầu từ thương mại điện tử sẽ chiếm hơn 22% so với 14,1% vào năm 2019. Sự thay đổi này đang tạo ra một cơ hội lớn, và các Doanh nghiệp truyền thống đang chuyển đổi hoạt động kinh doanh của họ sang mô hình trực tuyến để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng tăng.

1.2 Thực trạng mua sắm trực tuyến hiện nay ở Việt Nam

Theo khảo sát của DataReportal tính đến tháng 1/2023, có khoảng 77.93 triệu người trên tổng số 98.53 triệu dân Việt Nam sử dụng Internet (chiếm khoảng 79.1% dân số). Nghiên cứu về hành vi mua sắm cũng chỉ ra rằng đối với độ tuổi từ 18 trở lên có đến 79% số người sử dụng Internet để shopping, chứng tỏ hầu hết mọi người ở độ tuổi này sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến.

Tổng hợp từ các dữ liệu trên, có thể thấy rằng hành vi khách hàng trong việc mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và là xu hướng đang thịnh hành. Sự tiện lợi luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong tâm trí của người tiêu dùng, họ mong muốn kiểm soát mọi khía cạnh trong quá trình mua bán.

>>>Xem thêm: Các phương pháp nghiên cứu insight khách hàng

Hành vi khách hàng trong việc mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến

Hành vi khách hàng trong việc mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến

2. Phân tích hành vi khách hàng trong thương mại điện tử

2.1 Tầm quan trọng của phân tích hành vi khách hàng trong thương mại điện tử

Phân tích hành vi khách hàng trong thương mại điện tử đặt mục tiêu thấu hiểu người tiêu dùng thông qua công nghệ lưu trữ và phân tích dữ liệu. Các phương pháp này giúp cá nhân hóa trải nghiệm trên trang web và cung cấp thông tin chính xác về hành vi truy cập, mua sắm, và phản hồi email của khách hàng:

  • Hành vi truy cập tập trung vào theo dõi thói quen, hành động của người tiêu dùng trên trang web bán hàng, bao gồm sức hút của trang thương mại, sản phẩm tìm kiếm, và ảnh hưởng của landing page đến tỷ lệ chuyển đổi.
  • Hành vi mua hàng tìm hiểu về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, đồng thời phân tích phản ứng với các hoạt động khuyến mãi như giảm giá và ưu đãi dịch vụ.
  • Phản hồi email là phương tiện hiệu quả trong marketing số, giúp đo lường hiệu suất qua số lượng email được mở và đạt hiệu quả trong việc thúc đẩy truy cập trang web và hành vi mua sắm trực tuyến.

2.2 Dự đoán xu hướng hành vi khách hàng thương mại điện tử

Theo dự đoán từ AGlobal, với sự phát triển không ngừng của Internet và công nghệ, ngành thương mại điện tử được hưởng lợi rất nhiều và tiếp tục phát triển hơn nữa. Dưới đây các dự đoán cho xu hướng hành vi khách hàng của ngành thương mại điện tử:

  • Sự gia tăng mua bán trực tuyến và sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị di động sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại điện tử. Doanh nghiệp cần tối ưu hóa trang web cho đa dạng thiết bị để cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận lợi cho khách hàng.
  • Trí tuệ nhân tạo và máy học đóng vai trò quan trọng: AI và ML sẽ ảnh hưởng sâu sắc hơn, tạo ra đề xuất cá nhân hóa, cải thiện độ chính xác của tìm kiếm và tự động hóa thao tác, từ đó tăng hiệu suất và doanh thu.
  • Mạng xã hội là kênh bán hàng chính: Nền tảng xã hội ngày càng trở thành kênh chính để mua sắm trực tiếp, mở rộng kênh bán hàng cho thương mại điện tử.
  • Tìm kiếm bằng giọng nói phổ biến hơn: Thương mại bằng giọng nói dự kiến ​​trở nên phổ biến hơn, Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa trang web để hỗ trợ tìm kiếm và đặt hàng bằng giọng nói.
  • Tính bền vững được ưu tiên: Tính bền vững sẽ là ưu tiên hàng đầu khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường.
  • Thực tế ảo tăng cường trải nghiệm mua sắm: AR sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến, giúp khách hàng cảm nhận chân thực về sản phẩm.
  • Mua trước trả sau: Phương thức Buy Now Pay Later (BNPL) giúp tăng số lượng đơn hàng, được sử dụng rộng rãi bởi nhiều sàn thương mại điện tử.
  • Thương mại điện tử xuyên biên giới: Xu hướng mua sắm quốc tế ngày càng tăng, thương mại điện tử xuyên biên giới dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ.

>>>Xem thêm: Các công cụ Social Listening hiệu quả cho Doanh nghiệp

Phân tích hành vi khách hàng trong thương mại điện tử

Phân tích hành vi khách hàng trong thương mại điện tử

2.3 Phương pháp phân tích hành vi khách hàng trong ngành thương mại điện tử bằng Social Listening

Social Listening là quá trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu từ các nền tảng truyền thông xã hội để hiểu rõ hơn về hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của khách hàng. Trong ngành thương mại điện tử, nó được sử dụng để xác định khách hàng mục tiêu, dự đoán nhu cầu, hiểu rõ hành vi mua sắm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Social Listening giúp Doanh nghiệp thương mại điện tử xác định đặc điểm của khách hàng mục tiêu, từ độ tuổi, giới tính, địa lý, sở thích đến mức độ tương tác với Thương hiệu. Phương pháp này còn dự đoán xu hướng thị trường qua việc phân tích chủ đề thảo luận, xu hướng mới và phản hồi từ khách hàng. Thêm vào đó, Social Listening cung cấp thông tin về kênh mua sắm, yếu tố ảnh hưởng và vấn đề gặp phải trong quá trình mua sắm, giúp Doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.

Để phân tích hành vi khách hàng trong ngành thương mại điện tử thông qua Social Listening, các Doanh nghiệp cần thực hiện những bước sau đây. Đầu tiên, họ cần xác định mục tiêu phân tích như khách hàng mục tiêu, dự đoán nhu cầu, hiểu rõ hành vi mua sắm hoặc xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Sau đó, Doanh nghiệp cần chọn lọc dữ liệu phù hợp với mục tiêu phân tích, bao gồm các yếu tố như nền tảng truyền thông xã hội, từ khóa, thời gian và vị trí địa lý. Tiếp theo, Doanh nghiệp thực hiện phân tích dữ liệu, sử dụng các phương pháp như phân tích thống kê, phân tích cảm xúc và phân tích ngữ nghĩa để tìm ra thông tin hữu ích.

>>>Xem thêm: Phân tích hành vi khách hàng với mô hình CX là gì?

Dự đoán xu hướng mua sắm của khách hàng thông qua Social Listening

Dự đoán xu hướng mua sắm của khách hàng thông qua Social Listening

Cuối cùng, kết quả phân tích cần được tổng hợp và báo cáo cho các bên liên quan, giúp họ đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý. Social Listening là một công cụ hữu ích giúp Doanh nghiệp thương mại điện tử có cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi của khách hàng và đưa ra các chiến lược hiệu quả.

3. Phân tích hành vi khách hàng hiệu quả với Kompa

Để có thể tham khảo những xu hướng và hành vi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử thì việc nghiên cứu các món đồ này ở các nền tảng truyền thông mạng xã hội là điều cần thiết. Dịch vụ Social Listening của Kompa là giải pháp toàn diện ứng dụng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để hỗ trợ Doanh nghiệp theo dõi, phân tích thảo luận từ các nền tảng truyền thông xã hội.

Giải pháp Social Listening từ Kompa cung cấp các tính năng như theo dõi nhận diện Thương hiệu, đánh giá hiệu quả truyền thông, quản trị danh tiếng, tìm kiếm thông tin về khách hàng, theo dõi đối thủ cạnh tranh và đón đầu xu hướng thị trường trên Social Media. Doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin chi tiết về thị trường, phản hồi của khách hàng, và hoạt động của đối thủ, hiểu rõ hơn về nhu cầu và xu hướng mạng xã hội, từ đó đưa ra các chiến lược truyền thông và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

Kết

Việc phân tích hành vi khách hàng không chỉ tạo ra một môi trường mua sắm thuận lợi mà còn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với người tiêu dùng. Phân tích hành vi người tiêu dùng còn là chìa khóa cho sự phát triển mà còn là nền tảng vững chắc để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

>>>Tìm hiểu thêm: Xử lý khủng hoảng truyền thông thế nào là hiệu quả?

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn