Với sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên số, mạng xã hội không chỉ đơn thuần là một kênh giải trí, mà còn là cầu nối quan trọng đưa Doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng là một con dao hai lưỡi, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Doanh nghiệp khi khủng hoảng truyền thông xảy ra. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây 7 tác hại mà Doanh nghiệp phải đối mặt khi xảy ra khủng hoảng nhé!

Khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông là tất cả các hoạt động diễn ra dưới bất kỳ hình thức nào trên các diễn đàn mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,…) có thể gây ra tác động tiêu cực đến hình ảnh, bộ mặt, danh tiếng Thương hiệu. Hơn nữa, khi khủng hoảng xảy ra, người tiêu dùng và dư luận dễ dàng bị dẫn dắt theo chiều hướng thông tin sai lệch, gây ra thiệt hại về nhiều mặt cho Doanh nghiệp.
Khủng hoảng truyền thông không chỉ đơn thuần là một bình luận thô tục hay biểu thị không hài lòng về Thương hiệu. Khủng hoảng là tình huống khi mà dư luận phản ứng quá mạnh mẽ khiến Doanh nghiệp của bạn hoàn toàn ở thế bị động. Tệ hơn nữa, khủng hoảng có thể dẫn đến làn sóng tẩy chay, bài trừ của người tiêu dùng.

>> Xem thêm: Những điều cần tránh khi giải quyết khủng hoảng

Khủng hoảng truyền thông gây ra nhiều tác hại cho Doanh nghiệp

7 Tác hại của khủng hoảng truyền thông đối với Doanh nghiệp

1. Danh tiếng Thương hiệu bị ảnh hưởng

Thương hiệu là bộ mặt của Doanh nghiệp, làm cho người tiêu dùng biết đến, nhận diện, cũng như phân biệt Doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Việc xây dựng danh tiếng Thương hiệu là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, và tâm huyết của đội ngũ công ty để được người tiêu dùng biết đến, đón nhận, và tin tưởng Thương hiệu.
Tuy nhiên, khủng hoảng trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là ở thời điểm bùng nổ của mạng xã hội như hiện nay, lại là phương thức nhanh nhất làm tổn hại danh tiếng Thương hiệu. Mạng xã hội có sức lan toả cũng như tạo ra hiệu ứng đám đông rất nhanh (hiệu ứng lây lan tâm lý). Vì vậy, khủng hoảng làm cho Thương hiệu, Doanh nghiệp mất điểm trầm trọng trong mắt tiêu dùng, và thậm chí là quay lưng với Thương hiệu.

Danh tiếng Thương hiệu là tài sản vô cùng quý giá

2. Nguy cơ bị tẩy chay, bài xích

Khủng hoảng truyền thông ban đầu chỉ là sự không hài lòng, hay thậm chí là phẫn nộ về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, cảm xúc tiêu cực này có thể nhanh chóng chuyển biến thành những hành động cụ thể có hại cho Doanh nghiệp.
Thực tế đã chứng minh, khi xảy ra khủng hoảng, những Doanh nghiệp có xu hướng né tránh hay phủ định cáo buộc thường nhận những hậu quả nặng nề từ người tiêu dùng: tẩy chay hàng loạt trên các diễn đàn, đập phá các sản phẩm của Thương hiệu, biểu tình phản đối, kêu gọi quần chúng tẩy chay,…
Thật vậy, khủng hoảng truyền thông không chỉ là một mối nguy. Hơn hết, đây là con đường nhanh chóng phá huỷ sự nghiệp của một Doanh nghiệp.

3. Tốn nhiều chi phí của Doanh nghiệp

Khi đánh giá về hiệu suất hoạt động của Doanh nghiệp, các chỉ số tài chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Khủng hoảng có thể tác động về niềm tin, mức độ uy tín với khách hàng, nhưng sự tác động đến nguồn tài chính để giải quyết và khắc phục khủng hoảng là thiệt hại rõ ràng và tốn kém nhất.
Ta có thể chia nhỏ những khoản phải chi của Doanh nghiệp theo 3 giai đoạn: trước khủng hoảng, khi xảy ra khủng hoảng, và hậu khủng hoảng

  • Trước khủng hoảng: chi phí dành cho hoạt động truyền thông, tiếp thị Doanh nghiệp, chiến lược phát triển sản phẩm, những chiến dịch PR quảng cáo,…
  • Khi xảy ra khủng hoảng: giảm doanh thu do số lượng sản phẩm giảm, chi phí thu hồi sản phẩm do phản ứng quá khích của người tiêu dùng, chi phí xử lý, giải quyết những vấn đề truyền thông, chi phí liên quan mặt hành chính nếu những vi phạm có liên quan đến pháp luật
  • Hậu khủng hoảng: doanh thu khó tăng trưởng lại trong thời gian ngắn, chi phí cho các hoạt động thăm dò phản phản ứng khách hàng hậu khủng hoảng, tăng cường, đổi mới chiến dịch truyền thông hiệu quả, chi phí phục hồi sau khủng hoảng,…

Ngoài ra, đối với những Doanh nghiệp đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, tình trạng khủng hoảng sẽ gây rớt giá cổ phiếu trên sàn, gây thiệt hại nặng nề cho tài sản Doanh nghiệp.

Khủng hoảng gây ra nhiều thiệt hại về tài chính cho Doanh nghiệp

4. Nhà đầu tư rút khỏi Doanh nghiệp

Các Doanh nghiệp đa số hợp tác theo mô hình “win -win”, cùng nhau hợp tác, cùng nhau hưởng lợi. Vì vậy, khi khủng hoảng xảy ra, Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, các đối tác, nhà phân phối, các bên liên quan vì tránh những hiệu ứng dây chuyền nên sẽ chấm dứt hợp tác với Doanh nghiệp. Thiếu đi mối quan hệ, Doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong trường hợp Doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng và khôi phục hậu khủng hoảng ( đầu vào, đầu ra không có, kênh phân phối không đảm bảo,…)
Ngoài ra, các nhà đầu tư hay hội đồng cổ đông vì không muốn chịu ảnh hưởng cũng dễ dàng “tháo chạy” khỏi Doanh nghiệp, dẫn đến dòng tiền trong nội bộ Doanh nghiệp không đảm bảo, gây khó khăn tài chính cho Doanh nghiệp.

5. Tạo cơ hội cho đối thủ

Khủng hoảng truyền thông mang lại nhiều tác hại cho Doanh nghiệp nhưng lại mở ra nhiều cơ hội cho các đối thủ của Doanh nghiệp trên thị trường. Các đối thủ dễ dàng tận dụng cơ hội “sảy chân” của Doanh nghiệp mà đưa ra những chiến lược chiếm lấy khách hàng, thị phần của Doanh nghiệp, thậm chí là chiếm ưu thế cạnh tranh cao hơn Doanh nghiệp hiện tại.
Hơn nữa, tình trạng khủng hoảng còn tạo cơ hội cho đối thủ dùng những phương thức không chính thống, biện pháp không lành mạnh để hạ bệ, làm cho hình ảnh Doanh nghiệp trở nên trầm trọng hơn.

Sai lầm của Doanh nghiệp tạo ra cơ hội cho đối thủ

6. Mất đoàn kết nội bộ Doanh nghiệp

Để đảm bảo bộ máy Doanh nghiệp hoạt động trơn tru và hiệu quả, từng cá nhân, nhân viên Doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, sự lung lay của Doanh nghiệp có thể dẫn đến sự sụt giảm niềm tin ở đơn vị Doanh nghiệp mà họ luôn tâm huyết và cống hiến.
Sự tin tưởng, tín thác của đội ngũ nhân viên là yếu tố then chốt giúp Doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn. Đội ngũ nội bộ có đoàn kết, có vững mạnh, có cùng chung chí hướng phấn đấu và phát triển thì mới vượt qua và khắc phục được hậu quả của giai đoạn khủng hoảng.
Hiện nay, khi lựa chọn công việc, môi trường làm việc là yếu tố quyết định gắn bó với Doanh nghiệp của nhiều nhân viên. Vì vậy, khủng hoảng truyền thông là yếu tố gây cản trở việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, gây khó khăn cho quá trình phát triển lâu dài của Doanh nghiệp.

Đoàn kết nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng

7. Chiến lược phát triển bị ảnh hưởng

Mỗi Doanh nghiệp khi vận hành và phát triển đều có những kế hoạch, và chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Những chiến lược này giúp Doanh nghiệp định hình những hoạt động cần làm để thúc đẩy sự phát triển.
Khủng hoảng truyền thông làm cho Doanh nghiệp phải thay đổi định hướng chiến lược cũng như những công việc liên quan, quá trình này sẽ tốn rất nhiều nguồn lực của Doanh nghiệp. Hơn nữa, khủng hoảng làm cho những mục tiêu đã đạt được của Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thậm chí không còn giá trị. Điều này đồng nghĩa Doanh nghiệp phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu, làm gián đoạn tầm nhìn, định hướng phát triển của Doanh nghiệp.

Giải pháp dành quản trị khủng hoảng truyền thông cho Doanh nghiệp

Xây dựng kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Ngăn chặn và phòng ngừa là giải pháp ưu việt hơn so với khắc phục và sửa chữa. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch quản trị truyền thông từ trước mang lại những lợi ích cho Doanh nghiệp như sau:

  • Đo lường sức khoẻ Thương hiệu: giúp Doanh nghiệp đo lường và phân tích tình trạng hiện tại của Thương hiệu để đánh giá khả năng của Doanh nghiệp trước những tác động tiêu cực có thể xảy ra.
  • Giúp Doanh nghiệp xây dựng phòng tuyến vững chắc, đưa ra chiến lược dự phòng để tránh những tình huống bất ngờ, khiến Doanh nghiệp ở thế bị động.

 

Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch quản trị truyền thông từ đầu

Theo dõi phản ứng người dùng trên các nền tảng mạng xã hội

Các ứng dụng mạng xã hội là nền tảng thu hút các cuộc trò chuyện, trao đổi của nhiều người dùng. Vì vậy, Doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các nền tảng này để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và giải quyết vấn đề trước khi sự việc trở nên nghiêm trọng hơn.
>>> Tham khảo thêm: Tối ưu hoá chiến lược truyền thông với dịch vụ Social listening

Tham vấn chiến lược quản trị của các đơn vị cung cấp giải pháp quản trị khủng hoảng truyền thông

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu quản trị Thương hiệu của các Doanh nghiệp, các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp quản trị cho Doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Kompa là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và nhận được sự công nhận, đồng hành xuyên suốt của nhiều “ông lớn” như Vinamilk, Vingroup, Shopee, Unilever,…
Kompa cung cấp cho khách hàng giải pháp dịch vụ một điểm đến, giúp tháo gỡ những khó khăn của Doanh nghiệp trong quá trình vận hành của Doanh nghiệp. Các giải pháp nổi bật của Kompa phải kể đến là:

  • Social listening: sử dụng công nghệ Big Data và AI hiện đại, giúp Doanh nghiệp truy xuất và cập nhật thông tin dữ liệu liên tục trên các nền tảng mạng xã hội để kịp thời giải quyết những sự việc có hại.
  • Dịch vụ quản trị truyền thông sức khỏe Thương hiệu: giúp Doanh nghiệp đo lường đánh giá hiệu quả truyền thông và sức khỏe Thương hiệu trước, trong,và sau chiến dịch, từ đó đưa ra chiến lược phát triển và điều chỉnh phù hợp.

>> Đọc thêm: 10 cách xử lý khủng hoảng dành cho Doanh nghiệp

Giải pháp quản trị của Kompa

Hy vọng qua bài viết này, bạn nhận thấy được những ảnh hưởng nặng nề mà Doanh nghiệp phải gánh chịu khi khủng hoảng truyền thông xảy ra. Để đảm bảo danh tiếng và sức khoẻ Thương hiệu, bạn hãy sử dụng dịch vụ quản trị Thương hiệu của Kompa để bảo vệ danh tiếng Thương hiệu ngay hôm nay. Bạn có thể tham khảo chi tiết các loại hình dịch vụ của Kompa tại đây.

>> Đọc thêm: Doanh nghiệp nên hạn chế khủng hoảng truyền thông như thế nào?

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ
Đặt lịch hẹn